Đánh giá thị trường thịt nhập khẩu ở việt nma

Việt Nam nhập khẩu thịt và các sản phẩm thịt từ một số thị trường như: Mỹ, Nga, Ấn Độ, Brazil, Hàn Quốc, ..., với tổng mức chi hơn 600 triệu USD nửa đầu năm 2023.

Đánh giá thị trường thịt nhập khẩu ở việt nma

Chi nhập khẩu thịt các loại nửa đầu năm 2023 vượt 600 triệu USD, giảm gần 4% so với cùng kỳ.

6 tháng đầu năm 2023, Việt Nam đã chi hơn 620 triệu USD để nhập khẩu các loại thịt về thị trường nội địa, giảm 3,8% so với cùng kỳ năm trước, số liệu của Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho hay.

Mức nhập khẩu trung bình hơn 100 triệu USD/tháng. Riêng tháng 5/2023, Việt Nam nhập khẩu 57.600 tấn thịt và các sản phẩm từ thịt, trị giá 109 triệu USD, tăng 9,5% về lượng, nhưng giảm 10,2% về trị giá so với tháng 5/2022, cũng là tháng thứ 4 liên tiếp lượng thịt và các sản phẩm từ thịt nhập khẩu tăng so với cùng kỳ năm 2022.

Còn theo Bản tin Thị trường nông lâm thủy sản của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), nửa đầu năm 2023, cơ cấu thị trường cung cấp thịt lợn cho Việt Nam có sự thay đổi, khi tỷ trọng nhập khẩu từ Nga, Đức tăng; trong khi tỷ trọng nhập khẩu từ Brazil, Canada, Hà Lan lại giảm.

Các chủng loại thịt và sản phẩm từ thịt nhập khẩu chủ yếu gồm: Thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gia cầm; Thịt trâu tươi đông lạnh; Phụ phẩm ăn được sau giết mổ của lợn, trâu, bò sống ướp lạnh hoặc đông lạnh; Thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh; Thịt bò tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh…

Trong đó, nhập khẩu thịt gia cầm, phụ phẩm ăn được sau giết mổ (của lợn, trâu, bò) sống ướp lạnh hoặc đông lạnh có xu hướng tăng; Trong khi nhập khẩu thịt lợn và thịt bò giảm so với cùng kỳ năm 2022.

Theo số liệu cập nhật 5 tháng 2023, Việt Nam nhập khẩu 29.600 tấn thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh, trị giá 73,6 triệu USD, giảm 19,9% về lượng và giảm 5,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Năm 2022, Việt Nam đã nhập khẩu 680.000 tấn thịt và các sản phẩm từ thịt, trị giá 1,49 tỷ USD từ 56 thị trường trên thế giới, giảm 6,1% về lượng, nhưng tăng 7,3% về trị giá so với năm 2021.

Trong đó, Ấn Độ là thị trường cung cấp thịt và các sản phẩm từ thịt lớn nhất cho Việt Nam, với 151,43 nghìn tấn, trị giá 482,98 triệu USD, tăng 49,8% về lượng và tăng 49,9% về trị giá so với năm 2021.

Ở chiều ngược lại, xuất khẩu thịt và sản phẩm từ thịt năm qua đạt 18,87 nghìn tấn, trị giá 84,6 USD, giảm 3,3% về lượng, nhưng tăng 3,6% về trị giá so với năm 2021, nhập siêu ngành thịt trên 1,35 tỷ USD.

Thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, 11 tháng năm 2023, Việt Nam nhập khẩu 652.150 tấn thịt và sản phẩm từ thịt, trị giá khoảng 1,3 tỷ USD, tăng 6,1% về lượng nhưng giảm 3,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.

Các sản phẩm nhập khẩu về Việt Nam gồm: Thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gia cầm; phụ phẩm ăn được sau giết mổ của lợn, trâu, bò sống; thịt trâu tươi đông lạnh; thịt lợn tươi đông lạnh; thịt bò tươi đông lạnh...

Theo đó, nước ta nhập thịt và các sản phẩm từ thịt được nhập khẩu từ 57 thị trường trên thế giới trong 11 tháng năm 2023. Ấn Độ, Mỹ, Nga, Brazil và Hàn Quốc là 5 thị trường cung cấp thịt và sản phẩm từ thịt lớn nhất cho Việt Nam.

Đánh giá thị trường thịt nhập khẩu ở việt nma
Thịt và các sản phẩm thịt đổ bộ về thị trường Việt với giá rẻ. (Ảnh minh họa)

Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), lượng thịt nhập khẩu tăng liên tục trong nửa cuối năm 2023, cùng với tình trạng nhập lậu vẫn diễn ra là một trong những nguyên nhân khiến giá sản phẩm chăn nuôi nội địa ở nước ta bấp bênh và nằm ở mức thấp.

Chưa kể, vấn đề này gây áp lực với thịt lợn sản xuất trong nước vì phải cạnh tranh với sản phẩm giá rẻ, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh đối với chăn nuôi trong nước.

Báo cáo của đơn vị này cho thấy, giá lợn hơi xuất chuồng những tháng cuối năm 2023 ở ngưỡng 48.000-52.000 đồng/kg. Giá gà công nghiệp lông trắng trong tháng 11 ở mức 23.000 đồng/kg, tháng 12 có giá 26.000 đồng/kg.

Với mức giá này, người chăn nuôi gà và lợn đều thua lỗ khá nặng.

Trao đổi với PV. VietNamNet, ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, nhận định, sức tiêu thụ trên thị trường vẫn yếu, nguồn cung chăn nuôi nội địa tăng, nhập khẩu tăng và hàng lậu vẫn tràn vào. Thế nên, cung vượt cầu, giá gà và lợn hơi vẫn “nằm đáy” và chưa có dấu hiệu phục hồi.

“Chúng ta phải kiểm soát được nguồn cung trên thị trường. Trong đó, ngăn chặn tình trạng nhập lậu, kiểm soát chặt nhập khẩu chính ngạch”, ông Dương nhấn mạnh. Cung cầu cân đối, giá sẽ phục hồi. Đặc biệt, khi ngăn chặn được hàng nhập lậu sẽ kiểm soát được dịch bệnh trong chăn nuôi cũng như vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

Những ngày tới, nhu cầu tiêu thụ thịt và các sản phẩm từ thịt dự kiến sẽ tăng do nhu cầu thực phẩm trong dịp lễ Tết tăng cao. Tuy nhiên, do nguồn cung thịt của nước ta khá dồi dào, cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước, nên dự báo nhập khẩu thịt và các sản phẩm thịt sẽ không tăng đột biến trong thời gian tới.

Đánh giá thị trường thịt nhập khẩu ở việt nma

Sự thật thịt bò giá rẻ hơn lợn, chỉ từ 80.000 đồng/kgTrên chợ mạng, thịt bò giá rẻ được rao bán tràn lan, chỉ từ 80 nghìn đồng/kg. Song nguồn gốc của loại thịt bò này chưa được kiểm chứng rõ ràng. Nhiều người cho rằng đó là loại thịt bò được nuôi bằng chất cấm hay thịt trâu Ấn Độ.