Chính sách ngoại giao của nhà Tây Sơn với nhà Thanh là

Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 7 Lịch sử Trắc nghiệm Sử 7 bài 26: Quang Trung xây dựng đất nước

Chính sách đối ngoại của nhà Tây Sơn đối với nhà T...

Câu hỏi: Chính sách đối ngoại của nhà Tây Sơn đối với nhà Thanh là gì ?

A. Thần phục hoàn toàn.

B. Không chịu thần phục.

C. Khiêu khích gây chiến tranh.

D. Mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ lãnh thổ.

Đáp án

C

- Hướng dẫn giải

Chính sách đối ngoại của nhà Tây Sơn đối với nhà Thanh là: Khiêu khích gây chiến tranh.

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm

Trắc nghiệm Sử 7 bài 26: Quang Trung xây dựng đất nước

Lớp 7 Lịch sử Lớp 7 - Lịch sử

cần căn cứ vào chủ trương của ông đối với nhà Thanh và kết quả của chủ trương đó

Đề bài

Đường lối ngoại giao của vua Quang Trung có ý nghĩa như thế nào?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk trang 133 để nhận xét, đánh giá.

Lời giải chi tiết

* Đường lối ngoại giao của Vua Quang Trung:

- Đối với nhà Thanh: Mềm dẻo nhưng cương quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc.

- Đối với Lê Duy Chỉ ở phía Bắc, Nguyễn Ánh ở phía Nam: kiên quyết tiến quân, tiêu diệt hoàn toàn.

* Ý nghĩa:

- Tránh tình trạng nội chiến, chia cắt đất nước.

- Bảo vệ được toàn vẹn lãnh thổ, độc lập dân tộc, tạo hòa hiếu láng giềng với nhà Thanh.

- Thể hiện sức mạnh của đất nước Đại Việt thời đó.

Loigiaihay.com

Chẳng qua 10 ngày có thể đánh đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước gấp mười nước mình, sau khi thua trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù, như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào làm như vậy. Đến lúc ấy, chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi binh đao. Không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu, quân mạnh thì ta có sợ gì chúng”. Trong vương triều Tây Sơn lúc ấy, Ngô Thì Nhậm là một văn tài lỗi lạc của đất Bắc Hà, và vua Quang Trung với con mắt tinh tường, đã quyết định giao cho ông đặc trách xử lý công việc bang giao với nhà Thanh.

Lịch sử đã ghi nhận, thông qua thư từ bang giao với nhà Thanh [“Bang giao hảo thoại” của Ngô Thì Nhậm], vương triều Tây Sơn đã khẳng định mạnh mẽ nền độc lập và chủ quyền dân tộc, nêu cao tinh thần dân tộc và chủ quyền quốc gia, cùng với ý chí bất khuất, kiên cường, quyết chiến, quyết thắng các thế lực xâm lược là tư tưởng chủ đạo trong các áng văn từ ngoại giao của vương triều Tây Sơn qua ngọn bút tài hoa của Ngô Thì Nhậm.

Biểu diễn màn trống hội tại Lễ hội truyền thống gò Đống Đa [Hà Nội]. Ảnh: NHẬT MINH.

Quả nhiên, sau khi quân Thanh bại trận, điều dự kiến của vua Quang Trung đã trở thành sự thật. Vua Càn Long đã ra một lệnh động binh 9 tỉnh, trù tính xâm lược báo thù, nhưng không thể không e ngại sức mạnh của nhà Tây Sơn. Để dập tắt ngọn lửa binh đao, nhà Tây Sơn trước tiên cần nêu cao sức mạnh chính nghĩa, khẳng định việc Quang Trung đại phá quân Thanh là không có gì đắc tội với Thiên Triều. Bởi Tây Sơn “Không lấn sang biên giới để phải tội với thượng quốc”, cho nên nếu nhà Thanh động binh xâm lược lần nữa, thì quân dân ta kiên quyết chống lại. “Nếu như sự tình trước đây chưa được giãi tỏ, mà Thiên Triều không chút khoan dung, cố gây việc chiến tranh thì đó là làm nước nhỏ này không được hết lòng cung kính thờ nước lớn, tôi cũng đành phải nghe theo mệnh trời mà thôi”.

Với “Bang giao hảo thoại”, qua ngọn bút sắc bén, vừa đanh thép, kiên quyết nêu cao chính nghĩa, vừa khéo léo, mềm mỏng, hợp tình, hợp lý, Ngô Thì Nhậm đã thể hiện xuất sắc thiên tài chính trị của Quang Trung là “khéo lời lẽ” mới dẹp nổi binh đao, khi mà nhà Thanh bị ta đánh thua, nhịn thì nhục, báo thù thì khó? Vị quân sư số một của Quang Trung đáng được xếp vào hàng nhân vật đứng ngay sau Nguyễn Trãi trong lịch sử ngoại giao của nước Việt, đáng được liệt vào những người “viết thư, thảo hịch tài giỏi hơn hết một thời”. Qua “Bang giao hảo thoại” của Ngô Thì Nhậm, tư tưởng ngoại giao lỗi lạc của thời Tây Sơn đã được biểu hiện rực rỡ. Có thể khái quát tư tưởng ngoại giao của vương triều Tây Sơn, của Ngô Thì Nhậm như sau:

Thứ nhất, tư tưởng chủ động tiến công ngoại giao. Sau chiến thắng đại phá quân Thanh, ở đất Trung Quốc, thấy Tôn Sĩ Nghị thua trận, tất tả chạy về, nhân tình, dân chúng đều nhốn nháo sợ hãi. Từ ải Nam Quan trở về bắc, trai gái, già trẻ bồng bế, dắt díu nhau chạy trốn, suốt vài trăm dặm lặng ngắt, không còn bóng người”. Thấy rõ chỗ yếu của nhà Thanh, nhà Tây Sơn đã chủ động mở một trận tiến công ngoại giao, nhằm chặn đứng âm mưu gây chiến “báo thù”. Phát huy thắng lợi về mặt quân sự, nhà Tây Sơn chủ trương liên tục tiến công kẻ địch về mặt chính trị, bằng vũ khí ngoại giao. Thay vua Quang Trung, Ngô Thì Nhậm đã viết những văn thư bang giao với nhà Thanh, bằng lời lẽ, khi thì cứng rắn [trong thái độ kiên quyết bảo vệ độc lập dân tộc], khi thì mềm dẻo [để giữ thể diện cho nhà Thanh], nhằm mục đích giảng hòa, ngăn chặn ngọn lửa binh đao. Trong “Bang giao hảo thoại”, Ngô Thì Nhậm khẳng định Nam quốc “không lấn sang biên giới để phải tội với thượng quốc”. Sĩ Nghị vin cớ tài sức, muốn phù trì người hèn yếu… Bởi thế, "gây nên việc binh đao rồi bị thảm bại”, và cảnh báo: “Ôi! Đường đường Thiên triều so sự thua được với tiểu di, tất muốn “cùng binh độc vũ” để thỏa lòng tham. Đó là điều trái với đức hiếu sinh của Thượng đế, chắc thành tâm cũng không nỡ thế. Nhưng “vạn nhất, việc binh cứ kéo dài mãi không thôi, thì đến chỗ ấy… không được lấy nước nhỏ mà thờ nước lớn nữa”.

Tư tưởng chủ động tiến công ngoại giao của triều Tây Sơn còn thể hiện ở chỗ, lúc bấy giờ người nắm giữ chính quyền của Quảng Tây [Trung Quốc] là Thang Hùng Nghiệp, đã nhiều lần bắn tin cho nhà Tây Sơn là triều đình Mãn Thanh muốn giảng hòa, nhưng sáng kiến giảng hòa phải do phía Tây Sơn đề xuất trước. Có như vậy, nhà Thanh mới khỏi mất thể diện. Nắm bắt tình thế tiến thoái lưỡng nan của nhà Thanh [gây chiến rửa hận thì sợ thua, chấp nhận giảng hòa thì sợ nhục], với tư tưởng “chiến hòa quyền ở tay mình, mà hòa mục là điều ai cũng muốn”, Ngô Thì Nhậm đã chủ động tiến công ngoại giao trên tư thế của người chiến thắng, vừa có thế mạnh, lại vừa có lực mạnh. Với những lập luận sắc bén và đanh thép, bằng những lời lẽ hợp tình, hợp lý, Ngô Thì Nhậm đã góp phần đáng kể vào thắng lợi ngoại giao của vương triều Tây Sơn và đứng vào hàng ngũ những nhà ngoại giao lỗi lạc trong lịch sử dân tộc.

Thứ hai, tư tưởng ngoại giao dựa trên cơ sở chính nghĩa và sức mạnh quân sự. Sau chiến thắng, trong bang giao với nhà Thanh, Ngô Thì Nhậm luôn luôn chủ động tiến công ngoại giao trên cơ sở khẳng định sự nghiệp chính nghĩa của vương triều Tây Sơn và nền tảng thực lực quân sự hùng mạnh của đất nước. “Nay quân đội cốt ở chỗ đoàn kết một lòng, không cốt ở chỗ đông, binh lính quý ở chỗ tinh nhuệ, không quý ở chỗ nhiều. Kẻ khéo thắng ở chỗ vô cùng mềm dẻo, chứ không phải ở mạnh, lấn yếu, lấy đông hiếp ít đâu”. Mục đích ngoại giao chính nghĩa dựa trên thực lực đất nước của vương triều Tây Sơn là nhằm buộc nhà Thanh phải đáp ứng yêu cầu và mục đích của ta là bãi bỏ chiến tranh và phong vương [công nhận về ngoại giao] cho Quang Trung-Nguyễn Huệ. Nhân danh Quang Trung, Ngô Thì Nhậm chỉ rõ hành động bán nước của vua tôi Lê Chiêu Thống và yêu cầu trao trả bè lũ bán nước để xét xử. Sau khi Nguyễn Huệ được phong vương, Ngô Thì Nhậm còn chủ trương đưa vua “Quang Trung giả” sang triều cận vua Càn Long, một chuyến đi mà “dọc đường người Thanh phải phục dịch, chuyển vận rất khó nhọc. Trong ngoài ai cũng biết là giả dối, mà không ai dám nói”. Đó là một chuyến bang giao chưa từng có trong lịch sử nước nhà, mà theo lời Phan Huy Ích, một thành viên trong phái đoàn kể lại thì “từ trước tới giờ, người mình đi sứ Trung Quốc, chưa có lần nào lạ lùng và vẻ vang như thế”.

Ngày nay, tìm hiểu về những thắng lợi ngoại giao thời Tây Sơn, không thể không cảm thấy tự hào, vì ông cha ta đã làm tươi sáng và vẻ vang thêm lịch sử dân tộc. Những thắng lợi đó, sở dĩ có được, trước hết là nhờ thắng lợi vĩ đại của chiến công “đại phá quân Thanh” vào tháng Giêng năm Kỷ Dậu 1789. Những thắng lợi đó còn bắt nguồn từ đường lối ngoại giao đúng đắn, hợp tình, hợp lý của vương triều Tây Sơn với những tư tưởng ngoại giao đặc sắc và đã để lại cho hậu duệ những bài học lịch sử quý giá.

DƯƠNG XUÂN ĐỐNG, Nhà nghiên cứu Văn hóa quân sự

Video liên quan

Chủ Đề