Chữa lỗi #n/a khi dùng công thức vlookup

Khi đặt câu, người viết thường gặp một số lỗi sau:

  • Câu thiếu chủ ngữ
  • Câu thiếu vị ngữ
  • Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ
  • Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu

Câu thiếu chủ ngữ [edit]

  • Câu thiếu chủ ngữ là do khi viết, người viết nhầm tưởng trạng ngữ là chủ ngữ.
  • Muốn chữa lỗi loại câu này, người viết phải thêm chủ ngữ cho câu [thêm bộ phận Ai? Cái gí? Sự việc gì?... ; thêm chủ thể của hoạt động, trạng thái, đặc điểm,.. được nhắc tới ở vị ngữ].
   Qua truyền thuyết "Con Rồng cháu Tiên" nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt.

- Câu văn thiếu chủ ngữ do chưa có bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai/ Cái gì nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt?

- Với lỗi sai trong câu trên, ta có hai cách chữa:

Cách 1. Vì có quan hệ từ đứng đầu câu nên ta có thể biến Qua truyền thuyết "Con Rồng cháu Tiên"  thành trạng ngữ, thêm chủ ngữ các tác giả dân gian", bộ phận còn lại là vị ngữ.

=> Ta có câu văn: 
Qua truyền thuyết "Con Rồng cháu Tiên", các tác giả dân gian / nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt.

Cách 2. Bỏ quan hệ từ qua, bộ phận
truyền thuyết "Con Rồng cháu Tiên" sẽ trở thành chủ ngữ.

=> Ta có câu vănTruyền thuyết "Con Rồng cháu Tiên" / nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt.


Câu thiếu vị ngữ [edit]

  • Người viết gặp phải lỗi này do nhầm lẫn giữa thành phần phụ với vị ngữ hoặc đặt câu chưa trọn vẹn ý.
  • Muốn chữa loại câu này, người viết phải thêm vị ngữ cho câu [thêm bộ phận trả lời cho câu hỏi Là gì? Làm gì? Thế nào?; bộ phận chỉ hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất của chủ ngữ].
   Minh, người bạn thân nhất của tôi.

- Câu thiếu chủ ngữ do nhầm lẫn thành phần phụ chú với vị ngữ.

- Với loại câu này, ta có hai cách chữa lỗi như sau:

 Cách 1: Biến thành phần phụ chú thành vị ngữ, thêm từ để câu trở thành câu trần thuật đơn có từ là.

=> Ta có câu văn: Minh là người bạn thân nhất của tôi.

Cách 2: Thêm vị ngữ
luôn giúp đỡ tôi trong học tập [Minh làm gì?- Minh giúp đỡ].

=>
Ta có câu văn: Minh, người bạn thân nhất của tôi, luôn giúp đỡ tôi trong học tập.

   Những học sinh chăm ngoan, học giỏi trong học kì vừa qua.

- Câu văn thiếu vị ngữ do nhầm lần thành phần trạng ngữ với vị ngữ.

- Ta có thể chữa lỗi bằng cách thêm vị ngữ.

=> Ta có câu văn: Những học sinh chăm ngoan, học giỏi trong học kì vừa qua được biểu dương.

   Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù.

- Câu văn trên thiếu vị ngữ do chưa diễn đạt được một nội dung trọn vẹn. Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù là một hình ảnh như thế nào?

- Có thể chữa lỗi bằng hai cách sau:

Cách 1: Bỏ từ hình ảnh, để bộ phận Thánh Gióng làm chủ ngữ [vì hình ảnh Thánh Gióng không thể cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt,… mà chỉ có Thánh Gióng mới làm được điều đó].
 
=> Ta có câu văn: Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù.

Cách 2: Thêm vị ngữ bằng cách đưa ra những lời nhận xét đánh giá cho chủ ngữ, trả lời câu hỏi
Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù là gì/làm gì/thế nào?

=> Ta có câu văn: Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù thể hiện ước mơ của nhân dân ta về anh hùng cứu nước chống ngoại xâm.

Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ [edit]

Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ do người viết thêm thành phần có cùng chức vụ ngữ pháp hoặc kéo dài trang ngữ rồi nhầm tưởng đó là kết cấu chủ vị.

  Chiều thu, mỗi lần đi qua Hồ Gươm.

       - Câu văn trên có hai trạng ngữ chỉ thời gian, chưa có nòng cốt câu [chưa thể hiện bất cứ một nội dung nào].

       - Với câu văn này, chúng ta phải thêm cả cụm chủ vị để hoàn thiện câu. Người viết có thể đặt câu hỏi Chiều thu, mỗi lần đi qua Hồ Gươm có sự việc gì xảy ra?

=> Ta có câu văn: Chiều thu, mỗi lần đi qua Hồ Gươm, tôi lại được ngắm nhìn những chùm hoa sữa trắng xóa ven hồ.

  Qua những câu chuyện cổ tích kể về người mang lốt vật.

       - Câu văn thiếu chủ ngữ và vị ngữ do kéo dài trạng ngữ. 

       - Với câu văn này, chúng ta có thể chữa lỗi bằng hai cách.

Cách 1: Bỏ quan hệ từ "qua" để được câu: Những câu chuyện cổ tích kể về người mang lốt vật.

Cách 2: Thêm nòng cốt câu: Qua những câu chuyện cổ tích kể về người mang lốt vật, dân gian muốn đề cao giá trị chân chính của con người và tình thương đối với người bất hạnh.

Câu sai về quan hệ nghĩa giữa các thành phần câu [edit]

  • Lỗi sai này do các bộ phận trong câu tương hợp sai ý nghĩa với nhau.

 Ngòi bút của em Tít sau những nét đưa lên đưa xuống mềm mại bỗng dừng lại mỉm cười khoan khoái.

       - Câu văn trên miêu tả hai sự việc: sự việc 1 - Ngòi bút của em Tít sau những nét đưa lên đưa xuống mềm mại bỗng dừng lại. Sự việc 2 - mỉm cười khoan khoái. Nhưng câu văn diễn đạt lại cho biết chủ thể của hai sự việc đều là ngòi bút.

       - Để chữa lỗi câu trên, người viết có thể tách thành hai câu hoặc thêm quan hệ từ/ dấu câu để tạo câu ghép.

       - Ta có các câu văn:

1. Ngòi bút của em Tít sau những nét đưa lên đưa xuống mềm mại bỗng dừng lại. Em mỉm cười khoan khoái.

2. Ngòi bút của em Tít sau những nét đưa lên đưa xuống mềm mại bỗng dừng lại, rồi em mỉm cười khoan khoái.

  • Sai quan hệ ngữ nghĩa còn do sử dụng không phù hợp các quan hệ từ/ cặp quan hệ từ.

Để chữa lỗi kiểu câu này, người viết chỉ cần chọn lại các từ/ cặp từ quan hệ phù hợp.

  Chúng em càng đến gần ngày thi thì tinh thần hăng hái học tập đã bộc lộ một cách rõ.

Câu văn sử dụng sai cặp từ quan hệ càng... đã. Câu văn đúng phải sử dụng cặp từ càng...càng.


Page 2

Bỏ qua 🔴 Buổi học Live sắp tới

Không có sự kiện nào sắp diễn ra

Page 3

Video liên quan

Chủ Đề