Những đối tượng không được vay vốn ngân hàng

Đôi khi biện pháp tốt nhất khi cần gấp một khoản tiền lớn để giải quyết vấn đề cá nhân, mở rộng kinh doanh và phát triển kinh tế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ là, dựa vào các dịch vụ vay vốn ngân hàng. Với những lợi ích hấp dẫn, hình thức vay vốn đang được ưa chuộng hiện nay là vay vốn ngân hàng không thế chấp. Tuy nhiên, hình thức vay vốn này vẫn có những điều kiện nhất định về đối tượng có thể vay vốn.

Vay vốn ngân hàng không thế chấp là hình thức vay vốn không cần thế chấp tài sản. Người vay có thể vay số tiền lên đến 300 triệu đồng với mức lãi suất hàng tháng dao động từ 1,5% đến 1,7%.

Khi vay vốn không thế chấp, khách hàng chỉ cần 3 đến 7 ngày là có thể vay được tiền khi không phải công chứng các loại giấy tờ, không nộp sổ đỏ. Khi đủ điều kiện để vay vốn không thế chấp, khách hàng chỉ cần viết giấy đề nghị vay vốn kèm phương án vay trả nợ. Những yếu tố này làm cho quá trình vay tiền trở nên nhanh chóng, thuận tiện và dễ dàng hơn rất nhiều.

Điều kiện vay vốn kinh doanh tại ngân hàng phổ biến hiện nay

Đối tượng được vay có những điều kiện gì để vay vốn không thế chấp?

Theo quy định của pháp luật, đối tượng được vay vốn ngân hàng không thế chấp phải đáp ứng các điều kiện cơ bản sau:

  • Là công dân Việt Nam hoặc có quốc tịch Việt Nam nếu sinh sống ở nước ngoài [Cá nhân đi làm hưởng lương, chủ hộ kinh doanh cá thể và chủ tổ chức, doanh nghiệp].
  • Người vay phải nằm trong độ tuổi lao động – đủ 18 tuổi trở lên và dưới 55 tuổi.
  • Người vay không có dư nợ xấu ở bất kỳ ngân hàng hay tổ chức cho vay tín dụng nào vào thời điểm vay vốn.
  • Người vay vốn phải có hộ khẩu thường trú tại nơi có chi nhánh ngân hàng cho vay vốn.

Điều kiện thu nhập đối tượng được vay

  • Người vay vốn có thu nhập ổn định, kèm theo bảng kê khai 3 tháng lương gần nhất để chứng minh khả năng kinh tế của bản thân.
  • Giấy đề nghị được vay vốn, bản photo CMND, hộ khẩu, hộ chiếu của người đi vay để đối chiếu
  • Ngoài những điều kiện trên, đối tượng vay vốn không thế chấp cần thêm những yếu tố để được xét duyệt số vốn vay. Đối tượng làm công hưởng lương trên 3 triệu đối với công nhân, công chức… Đối tượng kinh doanh nhỏ lẻ có giấy phép kinh doanh [vay tối đa 30 triệu]. Đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ [vay tối đa 200 triệu].

Các ngân hàng luôn đưa ra các quy định và thủ tục chi tiết để giải quyết nhanh chóng yêu cầu của người đi vay. Tuy nhiên, khách hàng cũng cần tham khảo nguồn thông tin  trên và cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn vay vốn ngân hàng không thế chấp để tránh những trường hợp vi phạm luật cho vay không đáng có.

18 Tháng 07 2020

Việc vay vốn ngân hàng là lựa chọn hàng đầu và phổ biến nhất hiện nay, để có thể sở hữu khoản tiền mong muốn nhằm phục vụ cho việc kinh doanh, đầu tư. Cần nắm rõ các đối tượng nào được phép cho vay để có thể vay vốn thành công với mức lãi suất tốt nhất.

1. Các đối tượng được vay vốn ngân hàng

  • Theo Thông tư 39/2016/TT-NHNN, các trường hợp được vay vốn ngân hàng là cá nhân Việt Nam, người nước ngoài, pháp nhân thành lập tại Việt Nam hoặc nước ngoài hoạt động hợp pháp ở Việt Nam, cụ thể:

1. Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật, có độ tuổi từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

2. Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp.

3. Có phương án sử dụng vốn khả thi.

4. Có khả năng tài chính để trả nợ.

5. Trường hợp khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng theo lãi suất cho vay quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này, thì khách hàng được tổ chức tín dụng đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh.


2. Các đối tượng được vay vốn ngân hàng chính sách xã hội

  • Các đối tượng được vay tiền từ ngân hàng chính sách, vay gói 30 nghìn tỷ [30.000 tỷ]:

+ Người có công với cách mạng, người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo ở đô thị

+ Người lao động làm việc ở các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp

+ Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân

+ Cán bộ công chức, viên chức theo quy định pháp luật

  • Ngoài các đối tượng là người có công với cách mạng theo quy định pháp luật, điều kiện để vay vốn ngân hàng chính sách xã hội cho những trường hợp còn lại là thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập cá nhân thường xuyên theo quy định.

  • Theo ngân hàng chính sách xã hội, mức vốn cho các đối tượng được vay vốn mua nhà ở xã hội tối đa 80% giá trị hợp đồng mua, thuê mua nhà ở xã hội.

  • Nếu muốn cải tạo sửa nhà ở, mức vốn cho vay tối đa là 70% giá dự toán và không vượt 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay.

  • Lãi suất do nhà nước quy định từng thời kỳ. Lãi suất nợ quá hạn là 130% lãi suất cho vay. Lãi suất cho vay hiện nay là 4,8% một năm [0,4% một tháng], thời hạn 15 năm - 25 năm. Bạn có thể thỏa thuận thời hạn vay với ngân hàng chính sách xã hội nếu muốn vay thời gian ngắn hơn.


3. Đối tượng vay vốn ngân hàng không thế chấp

  • Vay tín chấp ngân hàng không thế chấp là hình thức vay mà bạn không phải thế chấp tài sản của mình, số tiền có thể đến 300 triệu đồng với lãi suất hàng tháng từ 1,5% - 1,7%.

  • Đối tượng vay vốn ngân hàng không cần thế chấp:

- Người có quốc tịch Việt Nam từ 18 - 55 tuổi [Cá nhân đi làm hưởng lương, chủ hộ kinh doanh cá thể và chủ tổ chức, doanh nghiệp].

- Người vay không có dư nợ xấu ở các ngân hàng hay tổ chức cho vay tín dụng.

- Có hộ khẩu thường trú tại nơi đăng ký vay vốn ngân hàng.

  • Điều kiện vay tiền ngân hàng mua nhà không thế chấp: người vay thu nhập ổn định, kèm bảng lương 3 tháng gần nhất để chứng minh khả năng tài chính.

  • Một vài yếu tố khác để được xét duyệt vốn vay: là mức lương trên 3 triệu, đối tượng kinh doanh nhỏ lẻ cần có giấy phép kinh doanh, mức vay tối đa 30 triệu, và 200 triệu với doanh nghiệp vừa và nhỏ. 


4. Các đối tượng không được cho vay vốn

  • Theo Thông tư 39/2016/TT-NHNN, các trường hợp nào ngân hàng không cho vay vốn:

1. Để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh.

2. Để thanh toán các chi phí, đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch, hành vi mà pháp luật cấm.

3. Để mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh.

4. Để mua vàng miếng.

5. Để trả nợ khoản nợ vay tại chính tổ chức tín dụng cho vay trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong dự toán xây dựng công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

6. Để trả nợ khoản nợ vay tại tổ chức tín dụng khác và trả nợ khoản vay nước ngoài, trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

a] Là khoản vay phục vụ hoạt động kinh doanh;

b] Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ;

c] Là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

Nguồn: Kingbank

Xem thêm: Vay vốn ngân hàng chính sách xã hội

Các tin khác

BÌNH DƯƠNG TÂM ĐIỂM CỦA GIỚI ĐẦU TƯ TRONG NĂM 2022

Bức tranh tươi sáng về thị trường bđs Bà Rịa Vũng Tàu năm 2022

Đâu sẽ là phân khúc “nổi trội” trong thị trường bất động sản 2022?

Thị trường BĐS diễn ra cuộc “chạy đua” trước Tết Nguyên đán

Các phân khúc BĐS nào sẽ chiếm sóng thị trường dịp cuối năm?

Nhà đầu tư đang đổ xô về Bà Rịa - Vũng Tàu bắt đầu cuộc đua ‘săn đất’

“Cơn sóng” mới đang đổ bộ vào Đất Đỏ [Bà Rịa Vũng Tàu]?

Video liên quan

Chủ Đề