Em hãy nêu các phương pháp rèn luyện sức mạnh

Sức nhanh là gì? được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Trong thể thao sức nhanh có thể hiểu là năng lực thực hiện nhiệm vụ vận động với thời gian ngắn nhất. Sức nhanh biểu hiện ở 3 hình thái cơ bản: Phản ứng nhanh, tần số động tác nhanh và thực hiện động tác đơn nhanh. Để tìm hiểu rõ hơn Sức nhanh là gì các em tham khảo nội dung chi tiết dưới đây nhé

Thể dục lớp 8: Sức nhanh là gì?

  • 1. Sức nhanh là gì
  • 2. Có máy loại sức nhanh
    • Phản ứng nhanh
    • Tần số động tác
    • Động tác đơn nhanh
  • 3. Vai trò của sức nhanh
  • 4. Phương pháp rèn luyện sức nhanh
    • Phương pháp rèn luyện sức nhanh phản ứng vận động đơn giản
    • Phương pháp rèn luyện sức nhanh phản ứng vận động phức tạp
    • Phương pháp rèn luyện tốc độ

1. Sức nhanh là gì

Khái niệm sức nhanh là gì, sức nhanh là một tổ hợp thuộc tính chức năng của con người, nó quy định chủ yếu và trực tiếp đặc tính tốc độ động tác cũng như thời gian phản ứng vận động.

Ví dụ sức nhanh

Sức nhanh là gì cho ví dụ, ví dụ chạy nhanh tại chỗ hoặc chạy di chuyển trong 5s, 10s, 20s; chạy cự li ngắn hoặc đạp xe đạp lực kế nhanh trong 10s, 15s, 30s, 60s; nhảy dây nhanh trong 10s, 20s; chạy nhanh ở cự li 15m, 20m, 30m, vỗ tay nhanh… có rất nhiều ví dụ khác nữa.

Sức nhanh là năng lực thực hiện nhiệm vụ vận động với thời gian ngắn nhất. Ảnh: Google

2. Có máy loại sức nhanh

Có 3 loại sức nhanh cơ bản, đó là: Phản ứng nhanh, tần số động tác nhanh và thực hiện động tác đơn nhanh.

Phản ứng nhanh

Ví dụ: Khi nghe thấy tín hiệu dừng thì dừng lại ngay hoặc đang chạy có tín hiệu thì chạy ngược lại ngay chiều vừa chạy… Khi nghe thấy tiếng súng phát lệnh hoặc hiệu lệnh “Chạy” người chạy phản ứng nhanh bằng động tác xuất phát. Trong đời sống, khi chúng ta đi xe đạp, xe máy trên đường bất ngờ có một tình huống xảy ra như có người chạy qua đường, người đi xe đạp phản ứng nhanh bằng cách thắng gấp hoặc điều khiển tay lái để tránh…

Tần số động tác

Ví dụ: Số lần bước chạy trong 1 giây, số lần bước đi bộ trong 1 phút, số lần tâng cầu hay nhảy dây trong 15s,20s,30s hoặc số lần quạt tay của VĐV bơi 50m,100m…

Động tác đơn nhanh

Ví dụ: Trong đấu võ đấu kiếm…xuất đòn nhanh khi đối phương ra đòn tấn công nhanh hoặc trong thi đấu bóng chuyền, khi đối phương đập bóng, lập tức bên bị tấn công có động tác đỡ bóng…

3. Vai trò của sức nhanh

Vai trò của sức nhanh thể hiện ở 4 mặt sau,

  • Trước hết, tố chất tốc độ được xác định là sức nhanh hoạt động cơ bản không thể thiếu được trong sinh hoạt, học tập, lao động hàng ngày của con người.
  • Tố chất tốc độ là nền tảng để học sinh nắm vững các kỹ thuật phức tạp và nâng cao thành tích thể thao của mình. Tố chất tốc độ của học sinh không những giúp cho học sinh nắm vững kỹ thuật mà còn giúp hoàn thiện cũng như duy trì sự ổn định kỹ thuật.
  • Chỉ có sự phát triển tố chất tốc độ đến trình độ cao mới có thể chịu đựng được lực vận động lớn trong học tập và rèn luyện.
  • Tố chất tốc độ còn là tiền đề quan trọng cho việc ngăn ngừa các bệnh tật, chất lượng trong học tập và thi đấu.

4. Phương pháp rèn luyện sức nhanh

Phương pháp rèn luyện sức nhanh phản ứng vận động đơn giản

Phương pháp phổ biến nhất trong rèn luyện sức nhanh phản ứng vận động đơn giản là tập lặp lại phản ứng với các tín hiệu xuất hiện đột ngột.

Ví dụ, lặp lại nhiều lần với tiếng súng lệnh, chạy đổi hướng theo tín hiệu.

Đối với người mới tập, phương pháp lặp lại nhanh chóng đem lại kết quả tốt, sau đó sức nhanh phản ứng ổn định và rất khó có thể phát triển thêm.

Phương pháp rèn luyện sức nhanh phản ứng vận động phức tạp

Phản ứng vận động phức tạp thường gặp trong thể thao có hai loại: Phản ứng đối với vật thể di động và phản ứng lựa chọn.

Trong phản ứng đối với vật thể di động thì kỹ năng quan sát giữ vai trò cơ bản. Để phát triển kỹ năng quan sát, người ta sử dụng các bài tập phản ứng đối với vật di động, yêu cầu tập luyện được gia tăng thông qua tốc độ vật thể, tăng tính bất ngờ và rút ngắn cự ly.

Ví dụ, Trò chơi vận động với bóng nhỏ.

Phản ứng lựa chọn xảy ra khi cần chọn một trong số những động tác có thể để đáp lại sự thay đổi hành vi của đối phương hoặc sự biến đổi tình huống.

Ví dụ, VĐV đấu kiếm khi phòng thủ có thể lựa chọn một trong những động tác có thể sử dụng tuỳ theo động tác tấn công của đối phương.

Tính phức tạp của phản ứng lựa chọn phụ thuộc vào tình huống cụ thể.

Phương pháp rèn luyện tốc độ

Tốc độ tối đa mà con người có thể phát huy trong động tác nào đó không chỉ phụ thuộc vào sức nhanh mà còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác như sức mạnh động lực, độ linh hoạt khớp, mức hoàn thiện kỹ thuật.

Vì vậy, rèn luyện sức nhanh động tác cần kết hợp chặt chẽ với rèn luyện các tố chất thể lực khác và hoàn thiện kỹ thuật. Từ đó có thể tách biệt hai xu hướng trong rèn luyện tốc độ.

  • Nâng cao tần số động tác.
  • Hoàn thiện các nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ tối đa.

Đặt câu hỏi về học tập, giáo dục, giải bài tập của bạn tại chuyên mục Hỏi đáp của VnDoc
Hỏi - ĐápTruy cập ngay: Hỏi - Đáp học tập

Sức nhanh là gì? được VnDoc chia sẻ trên đây. Bài hướng dẫn trên đây gồm các câu hỏi Sức nhanh là gì, Khái niệm sức nhanh là gì, Sức nhanh là gì cho ví dụ, Ví dụ sức nhanh, Có máy loại sức nhanh, vai trò của sức nhanh. Hy vọng với tài liệu này giúp ích cho các em trả lời được câu hỏi sức nhanh là gì, phương pháp rèn luyện sức nhanh là gì. Chúc các em học tốt

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

1.Tập cơ bắp chung với tập cardio

Tập cardio là hình thức tập luyện cải thiện tim mạch với những môn thể thao ổn định, bền bỉ như chạy bộ, đi bộ, đạp xe… Trái ngược với nó là tập luyện sức mạnh như nâng tạ, hít đất… Nhiều người có thói quen dành riêng một ngày tập cardio, một ngày tập sức mạnh xen kẽ nhau. Nhưng tập cả hai trong cùng một ngày sẽ giúp gia tăng thể lực

2. Giảm thời lượng nghỉ mệt

Thời gian lý tưởng để nghỉ ngơi giữa các set tập [khoảng 10 lần nâng tạ] là từ 30 đến 90 giây. Nhưng nếu bạn muốn tăng độ bền của cơ thể, bạn cần phải giảm tối đa khoảng thời gian nghỉ có thể. Tất nhiên cần phải nghiên cứu kỹ điều này để tránh lâm vào những tình cảnh tồi tệ như đau tim, hãy nghỉ ngơi khi cảm thấy cơ thể không chịu đựng nổi nữa.

3. Tăng tốc độ tập

Thực hiện càng nhau các động tác tập luyện sẽ càng đốt cháy quá trình trao đổi chất nhanh hơn và điều này sẽ tăng sự bền bỉ cho các cơ bắp.

4. Thực hiện những động tác tích hợp

Chạy bộ, đạp xe… luôn rất tốt nhưng thành quả nó mang đến cũng khá chậm. Bạn sẽ đẩy nhanh việc cải thiện thể lực nếu biết tích hợp nhiều động tác lại với nhau. Điều này có thể thực hiện một cách đơn giản như vừa chạy vừa vươn vai, hoặc tập các bài tập đa dạng như squats [những bài tập sử dụng nhiều nhóm cơ trên cơ thể cùng một lúc].

5. Không nên tập theo quán tính

Nếu bạn muốn công việc được dễ dàng, bạn chỉ cần tập đi tập lại một kiểu ngày qua ngày. Nhưng điều này chắc chắn là không nên với những ai muốn cải thiện thể chất của mình. Bản thân những người chạy bộ luôn được khuyên là cần thay đổi tư thế, động tác chạy sau một khoảng thời gian. Nếu bạn cứ giữ mãi một động tác, một tư thế, một bài tập, cơ thể sẽ hình thành một cơ chế tự thích nghi, giúp việc tập luyện dễ dàng dần sau đó, việc cải thiện thể lực qua đó cũng chậm dần.

6. Cách tập luyện bùng nổ

Nhiều người quan niệm rằng sự bền bỉ đó là đều đều, chậm chạp, điều này là không đúng trong việc tập luyện. Tập luyện năng nổ sẽ giúp thể lực được cải thiện tốt hơn. Chẳng hạn, hãy có nâng bước chạy của mình lên cao, vận động toàn thân mạnh mẽ hơn…

HUY ĐĂNG [Theo Mensfitness.com]

Luyện tập thể thao rất cho cho sức khỏe. Tuy nhiên cần có chế độ tập luyện phù hợp, đều đặn để mang lại kết quả tốt hơn. Nên đừng vì chút mệt mỏi, ham công tiếc việc mà quên đi cơ thể cần sự dẻo dai.

Lợi ích của tập luyện thể thao đều đặn 

- Giúp tăng cường hệ tim mạch, góp phần chống lại chứng bất lực, điều hòa năng lượng cơ thể và về lâu dài có thể làm chậm tiến trình lão hóa, kéo dài tuổi thọ. 

- Máu lưu thông dễ dàng đến mọi chỗ trong cơ thể, vận chuyển ôxy và các chất dưỡng sinh khác nuôi dưỡng các tế bào, tạo năng lượng hoạt động cho con người. 

- Xương cốt cứng cáp và khỏe mạnh hơn. Thể dục thể thao còn giúp giảm áp suất máu, giảm sự thành lập các cục máu, giảm tỷ lệ đường huyết, đồng thời có tác dụng gia tăng hàm lượng cholesterol tốt [HDL] và giảm chất béo triglycerides trong máu.  

- Tăng khả năng chịu đựng strees, giúp cơ thể tránh được sự mỏi mệt và suy sụp tinh thần, giảm nguy cơ ung thư [tuyến tiền liệt, kết tràng]. 

Mỗi ngày nên tập luyện trong bao lâu?

Tùy theo thể trạng và sức khỏe của mỗi người mà có chế độ tập luyện cho phù hợp.

-20 phút/ngày: Là khoảng thời gian thích hợp cho người trung niên, cao tuổi. Bạn có thể giảm bớt 30% nguy cơ mắc bệnh tim. 

- 30 phút/ngày: Đây là khoảng thời gian lý tưởng cho mỗi ngày, vừa hiệu quả vừa thực tế. Dù bạn là người mới tập, 30 phút cũng không làm bạn mệt... đứt hơi.

- 60 phút/ngày: Thích hợp cho những người đã từng tập thể dục trong một thời gian dài trước đó.

Tập như thế nào thì an toàn?

Trước khi bắt đầu luyện tập nên khởi động nhẹ nhàng khoảng 5 - 10 phút để các cơ được co giãn. Nghỉ ngơi sau mỗi bài tập khoảng 5 - 10 phút rồi lại thực hiện tiếp. Uống thêm nước để bù vào lượng nước bị mất đi trong quá trình luyện tập. 

Sau đây, xin giới thiệu một số phương pháp tập luyện đơn giản nhưng hiệu quả:

1. Đi bộ: Không có bài tập thể dục nào dễ dàng thực hiện mà mang lại nhiều lợi ích như đi bộ. Khi đi bộ, các cơ bàn chân, bắp chân, mông, đùi và bụng dưới, liên tục co giãn, từ đó sẽ ép tĩnh mạch để đẩy máu về tim, tim bơm máu mang theo ôxy cung cấp cho các tế bào và đào thải các chất độc. Bạn nên đi bộ ở đường dốc thoai thoải hoặc sải bước nhanh, đều đặn như thế hiệu quả sẽ cao hơn. Và nhớ tận dụng tối đa khoảng thời gian đi bộ để hít thở.

2. Leo cầu thang: Leo cầu thang bộ là cách tốt giúp bạn có đôi chân rắn, đốt cháy năng lượng dưới dạng mỡ hiệu quả. Hãy leo cầu thang 15 phút mỗi ngày [tác dụng của 15 phút này tương đương 30 phút tập thể dục].

3. Chạy: Hãy tập thói quen chạy bộ mỗi ngày có thể là xung quanh nhà chẳng hạn, tốt nhất là chạy trên đường thẳng dẻo dai với nhịp độ vừa phải sẽ làm cơ mông săn chắc, dáng đi mềm mại, cải thiện hệ hô hấp, tiêu mỡ thừa toàn thân, da dẻ hồng hào. Nên chạy với một đôi giày vải mềm đẩ tránh gây tổn thương cho chân.

>>> Gợi ý xem thêm máy trợ thính không dây cho người lớn tuổi

4. Đạp xe: Đạp xe địa hình là một môn thể thao được ưa chuộng và phổ biến trên toàn thế giới. Môn thể thao này cũng đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, không kém gì môn đi bộ.

5. Tập yoga: Người luyện tập yoga không chỉ giúp cơ bắp khỏe mạnh mà còn tạo một trạng thái tinh thần hoàn toàn sảng khoái. Yoga giúp bạn chống lão hóa, cân bằng trạng thái tâm lý và là cách thư giãn hữu hiệu sau một ngày làm việc mệt mỏi. Nhưng yoga sẽ chỉ có tác dụng nếu bạn duy trì tập luyện thường xuyên. Hãy tìm cho mình một nơi học yoga tốt để nâng cao sức khỏe nhé.

6. Nhảy dây: Nếu bạn có vòng 2 quá khổ thì nhảy dây là bài tập tốt nhất. Là bài tập toàn thân khá hoàn hảo, không chỉ giúp chân, cơ đùi, cơ tay chắc khỏe mà còn kích hoạt các khớp nối xoay vòng nhịp nhàng. Ngay bây giờ hãy sắm cho mình một sợi dây phù hợp để luyện tập nào.

7. Bơi lội: Giúp phát triển cơ bắp một cách toàn diện, giảm mỡ, làn nước kích thích huyết mạch lưu thông.

8. Aerobic: Aerobic là dạng các bài thể dục giúp hệ tim mạch ổn định và có khả năng chịu đựng, tăng cường lượng ôxy qua phổi và phân chia đều cho cơ thể qua tim và sự lưu thông máu. Cùng với tiếng nhạc sôi động, kết hợp động tác nhịp nhàng, cho bạn cơ thể dẻo dai, hoạt bát, tinh thần sảng khoái.

>>> Tìm hiểu vớ y khoa Relaxsan chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà

9. Cử tạ: Đây là bài tập đòi hỏi sự tham gia của các cơ bắp có cường độ mạnh. Tuy nhiên, khi đã hình thành thói quen tập tạ, bạn sẽ thấy kết quả còn hơn cả sự mong đợi. Các bắp thịt nhiều mỡ mềm nhão sẽ nhanh chóng được thay thế bằng những đường cơ nổi chắc đẹp. Cử tạ là bài tập định hình khung người hiệu quả nhất. Hơn nữa, cử tạ còn kích thích cơ thể sản sinh ra các chất giảm đau, khiến tinh thần luôn sảng khoái, vui vẻ.

10. Sử dụng máy tập: Tập luyện trên máy cũng rất thú vị. Trong khi đôi chân liên tục sải nhịp nhàng thì đôi tay cũng vung theo nhịp thăng bằng. Dải băng quấn eo sẽ giúp bạn làm tan lượng mỡ tụ và thon chắc hông, đùi.

Hãy lựa chọn cho mình một phương pháp tập phù hợp để tăng sức đề kháng và chăm sóc sức khỏe bản than tốt hơn. 

Theo suckhoedoisong

Video liên quan

Chủ Đề