Chi trả cổ tức cho vào tài khoản nào năm 2024

Khi quyết định đầu tư vào chứng khoán, nhà đầu tư nên tìm hiểu về cổ tức, cách nhận cổ tức chứng khoán của doanh nghiệp, cũng như nhiều vấn đề phát sinh xung quanh việc chia cổ tức, qua đó đánh giá được tiềm năng sinh lời của doanh nghiệp, cũng như tối ưu hoá được khoản đầu tư của mình.

Chi trả cổ tức cho vào tài khoản nào năm 2024

Cổ tức là gì và có mấy loại hình trả cổ tức?

Cổ tức được hiểu là một phần lợi nhuận mà các cổ đông được chia sau khi công ty đã trừ thuế và các khoản lợi nhuận giữ lại. Trong quá trình hoạt động, công ty sẽ cố gắng tạo ra mức lợi nhuận tối ưu nhất cho cổ đông, trong phần lợi nhuận tạo ra hằng năm, công ty sẽ giữ lại một phần nhằm tiếp tục đầu tư và một phần để dự phòng các rủi ro. Sau khi trừ các khoản này, thì phần lợi nhuận còn bao nhiêu sẽ chia cho cổ đông, và gọi là cổ tức.

Cổ tức có thể được chi trả bằng tiền mặt, hoặc cũng có thể chi trả bằng chính cổ phiếu của công ty, thông qua việc phát hành thêm cổ phiếu.

Khi đầu tư vào cổ phiếu công ty, cổ đông thường thích trả cổ tức bằng tiền mặt, vì khoản lợi nhuận của nhà đầu tư được hiện thực hoá. Nó cũng thể hiện công ty có tiềm lực về tài chính , cũng như dòng tiền hoạt động vững mạnh. Tuy nhiên, khoản cổ tức bằng tiền mặt này sẽ phải chịu thuế suất 5%. Ngoài ra, việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt cũng làm giảm dòng tiền hoạt động của công ty.

Đối với cổ tức chi trả bằng cổ phiếu, nhà đầu tư sẽ tránh bị chịu thuế suất so với cổ tức chi trả bằng tiền mặt, công ty sẽ có thêm tiền mặt giữ lại để tái đầu tư và mở rộng hoạt động. Tuy nhiên, việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu cũng có rủi ro cho nhà đầu tư, khi giá cổ phiếu có thể tăng giảm, và cần có thời gian chờ để cổ phiếu về tài khoản, trước khi hiện thực hóa khoản lợi nhuận ra tiền mặt.

Chi trả cổ tức cho vào tài khoản nào năm 2024

Không phải nhà đầu tư nào cũng hiểu rõ những quy định về cách nhận cổ tức chứng khoán. Để có thể nhận được cổ tức, nhà đầu tư cần sở hữu cổ phiếu và nằm trong danh sách cổ đông được chốt trước một thời điểm nhất định.

Thời điểm này còn gọi là ngày giao dịch không hưởng quyền. Nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu trước ngày giao dịch này, sẽ được nhận được đầy đủ các quyền lợi cổ đông. Ngược lại, nếu nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu kể từ ngày giao dịch không hưởng quyền, sẽ không được nhận quyền lợi cổ đông.

Một mốc thời gian quan trọng nữa nhà đầu tư cần nắm, đó là ngày đăng ký cuối cùng. Đây là ngày mà công ty sẽ lập danh sách và chốt số lượng cổ đông, để công ty thực hiện quyền lợi cho cổ đông của mình. Những quyền này bao gồm: quyền nhận cổ tức chứng khoán, quyền ưu tiên mua cổ phiếu, quyền tham gia đại hội đồng cổ đông…

Xem thêm:

- Đầu tư giá trị: Các nguyên tắc cơ bản dành cho nhà đầu tư mới

- Cách mở tài khoản đầu tư chứng khoán cho người mới

- Chứng khoán dành cho người mới bắt đầu

Nhà đầu tư sẽ nhận cổ tức chứng khoán thông qua tài khoản chứng khoán đã lập.

Các chính sách chi trả cổ tức của công ty sẽ ảnh hưởng rất lớn tới mức độ hấp dẫn của mỗi loại cổ phiếu. Nó cũng giúp nhà đầu tư lựa chọn được những cổ phiếu tốt và ra quyết định đầu tư.

Theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 74 Thông tư 200/2014/TT-BTC thì khi có quyết định hoặc thông báo trả cổ tức, lợi nhuận được chia cho các chủ sở hữu, kế toán ghi giảm lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và ghi tăng khoản phải trả, phải nộp khác. Khi trả cổ tức, lợi nhuận cho chủ sở hữu, kế toán ghi giảm khoản phải trả, phải nộp khác đồng thời ghi giảm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.

Căn cứ vào quy định nêu trên, công ty hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến việc chi trả lợi nhuận, cổ tức được chia cho chủ sở hữu như mô tả trong nội dung câu hỏi là phù hợp với quy định hiện hành về kế toán.

  1. Kế toán phải mở sổ chi tiết để theo dõi chi tiết từng loại chứng khoán kinh doanh mà doanh nghiệp đang nắm giữ (theo từng loại chứng khoán; theo từng đối tượng, mệnh giá, giá mua thực tế, từng loại nguyên tệ sử dụng để đầu tư…).
  1. Khi thanh lý, nhượng bán chứng khoán kinh doanh (tính theo từng loại chứng khoán), giá vốn được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền di động (bình quân gia quyền theo từng lần mua).

2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 121 - Chứng khoán kinh doanh

Bên Nợ: Giá trị chứng khoán kinh doanh mua vào.

Bên Có: Giá trị ghi sổ chứng khoán kinh doanh khi bán. Số dư bên Nợ: Giá trị chứng khoán kinh doanh tại thời điểm báo cáo. Tài khoản 121 - Chứng khoán kinh doanh, có 3 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 1211 - Cổ phiếu: Phản ánh tình hình mua, bán cổ phiếu với mục đích nắm giữ để bán kiếm lời. - Tài khoản 1212 - Trái phiếu: Phản ánh tình hình mua, bán và thanh toán các loại trái phiếu nắm giữ để bán kiếm lời. - Tài khoản 1218 - Chứng khoán và công cụ tài chính khác: Phản ánh tình hình mua, bán các loại chứng khoán và công cụ tài chính khác theo quy định của pháp luật để kiếm lời, như chứng chỉ quỹ, quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, thương phiếu… Tài khoản này còn phản ánh cả tình hình mua, bán các loại giấy tờ có giá khác như thương phiếu, hối phiếu để bán kiếm lời.

3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu:

  1. Khi mua chứng khoán kinh doanh, căn cứ vào chi phí thực tế mua (giá mua cộng (+) chi phí môi giới, giao dịch, chi phí thông tin, lệ phí, phí ngân hàng…), ghi: Nợ TK 121 - Chứng khoán kinh doanh Có các

TK 111, 112, 331 Có TK 141 - Tạm ứng Có TK 244 - Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược.

  1. Định kỳ thu lãi trái phiếu và các chứng khoán khác: - Trường hợp nhận tiền lãi và sử dụng tiền lãi tiếp tục mua bổ sung trái phiếu, tín phiếu (không mang tiền về doanh nghiệp mà sử dụng tiền lãi mua ngay trái phiếu), ghi: Nợ TK 121 - Chứng khoán kinh doanh

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.

- Trường hợp nhận lãi bằng tiền, ghi; Nợ các TK 111, 112, 138....

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.

- Trường hợp nhận lãi đầu tư bao gồm cả khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi mua lại khoản đầu tư đó thì phải phân bổ số tiền lãi này. Chỉ ghi nhận là doanh thu hoạt động tài chính phần tiền lãi của các kỳ mà doanh nghiệp mua khoản đầu tư này; Khoản tiền lãi dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư được ghi giảm giá trị của chính khoản đầu tư đó, ghi: Nợ các TK 111, 112, 138... (tổng tiền lãi thu được)

Có TK 121 - Chứng khoán kinh doanh (giá trị ghi sổ của cổ phiếu mang đi trao đổi tính theo phương pháp bình quân gia quyền)