Chi tiền cho nhân viên đưa vào tài khoản nào năm 2024

Kế toán tiền lương là người đảm nhận việc hạch toán lương cho nhân viên và đảm bảo cân bằng chi phí cho doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương? Hãy cùng tham khảo thông tin trong bài viết sau của MISA MeInvoice.

Trước khi tìm hiểu về kế toán tiền lương, bạn có thể tìm hiểu những thông tin về kế toán để nắm tổng quan những thông tin về ngành gồm mức lương, kỹ năng cần có …

Xem thêm: Kế toán là gì? Những điều PHẢI BIẾT về ngành kế toán

Chi tiền cho nhân viên đưa vào tài khoản nào năm 2024

1. Khái quát chung về tiền lương

Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, là khoản tiền mà doanh nghiệp trả cho nhân viên khi hoàn thành công việc theo thỏa thuận. Với doanh nghiệp, tiền lương là một trong những yếu tố đầu vào của sản xuất, cấu thành nên chi phí sản xuất. Còn với nhân viên, tiền lương là thù lao, là khoản bù đắp hao phí sức lao động mà họ nhận được trong quá trình tham gia lao động.

Tiền lương bao gồm 02 loại sau:

– Tiền lương danh nghĩa: là chỉ số lượng tiền mà doanh nghiệp trả cho nhân viên, phù hợp với số lượng và chất lượng lao động mà họ đóng góp.

– Tiền lương thực tế: là số lượng tư liệu sinh hoạt và dịch vụ mà doanh nghiệp trao đổi được bằng tiền lương danh nghĩa của mình sau khi đã đóng các khoản thuế, khoản đóng góp, khoản nộp theo quy định. Do đó có thể nói rằng chỉ có tiền lương thực tế mới phản ánh chính xác mức sống thực của nhân viên trong các thời điểm.

Mối quan hệ mật thiết giữ tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế được phản ánh qua công thức:

Trong đó:

  • ILTT: Chỉ số tiền lương thực tế
  • ILTD: Chỉ số tiền lương danh nghĩa
  • IG: Chỉ số giá cả

Như vậy, dựa trên công thức trên, chỉ số tiền lương thực tế tỷ lệ thuận với chỉ số tiền lương danh nghĩa và tỷ lệ nghịch với chỉ số giá cả.

2. Cách hạch toán chi phí tiền lương

2.1 Căn cứ kế toán tính lương nhân viên

Cuối tháng, kế toán tiền lương phải tiến hành tính lương cho nhân viên căn cứ theo:

– Bảng chấm công của từng bộ phận gửi lên.

– Hợp đồng lao động của nhân viên.

– Quy chế về tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp của doanh nghiệp.

2.2 Hạch toán chi phí tiền lương, tiền thưởng

Trước khi hạch toán chi phí tiền lương, kế toán phải xác định chi tiết tiền lương đó chi trả cho bộ phận nào và hạch toán theo thông tư nào để hạch toán cho chính xác các khoản mục chi phí của doanh nghiệp.

✅Tính tiền lương và các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên

  • Nợ TK 241, 622, 623, 627, 641, 642: Tổng lương và phụ cấp
  • Có TK 334: Tổng lương và phụ cấp ✅Tiền thưởng trả cho nhân viên – Xác định tiền thưởng cho nhân viên được trích từ quỹ khen thưởng:
  • Nợ TK 3531: Tiền thưởng phải trả nhân viên
  • Có TK 334: Tiền thưởng phải trả nhân viên

– Chi trả tiền thưởng cho nhân viên:

  • Nợ TK 334: Tiền thưởng chi trả cho nhân viên
  • Có TK 111, 112: Tiền thưởng chi trả cho nhân viên ✅Tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho nhân viên: – Hàng tháng, kế toán căn cứ vào kế hoạch để tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép cho nhân viên:
  • Nợ TK 622, 623, 627, 641, 642: Số tiền lương nghỉ phép trích trước
  • Có TK 335: Số tiền lương nghỉ phép trích trước

– Tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho nhân viên:

  • Nợ TK 335: Tiền lương nghỉ phép thực tế phát sinh
  • Có TK 334: Tiền lương nghỉ phép thực tế phát sinh

Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây:

Tiền thưởng là một khoản tiền bổ sung cho tiền lương nhằm khuyến khích người lao động làm việc, qua đó nâng cao năng suất, chất lượng lao động trong doanh nghiệp.

Các khoản thưởng được pháp luật khuyến khích không có tính bắt buộc, đó là thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Các hình thức tiền thưởng phổ biến trong doanh nghiệp có tính chất tiền lương có thể kể đến, như:

- Thưởng đạt, vượt doanh số bán hàng.

- Thưởng hoàn thành vượt năng suất lao động.

- Thưởng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật ...

Như vậy có thể hiểu rằng, tiền thưởng là khoản tiền mà doanh nghiệp thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

Tiền thưởng có được đưa vào chi phí hợp lý?

Theo Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (Mục 2.6) quy định chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng không đủ chứng từ để ghi nhận chi phí hợp lý:

"a) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật.

  1. Các khoản tiền lương, tiền thưởng, chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty".

Như vậy, tiền thưởng được đưa vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp khi có chứng từ chi tiền, có quy định thưởng trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể hoặc quy chế tài chính, quy chế thưởng của doanh nghiệp.

Tiền thưởng có phải chịu thuế TNCN?

Tiền thưởng là khoản tiền có tính chất tiền công, tiền lương nên nó phải chịu thuế TNCN, trừ tiền thưởng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận.

Điều này được quy định rõ tại Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC về các khoản thu nhập chịu thuế:

"e) Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán, trừ các khoản tiền thưởng sau đây:

e.1) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, bao gồm cả tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng ..."

Lưu ý:

- Tiền thưởng lao động trong doanh nghiệp tính thuế TNCN theo biểu thuế lũy tiến từng phần; lao động ngoài doanh nghiệp, lao động học việc (không ký hợp đồng lao động) khấu trừ 10% thuế TNCN.

- Thưởng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật do cơ quan Nhà nước công nhận được quy định tại Nghị định số 13/2012/NĐ-CP và Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN.

- Thời điểm kê khai và tính thuế TNCN là thời điểm trả thu nhập. Do vậy, khoản tiền thưởng (như lương tháng 13) có thể phải kê khai và nộp thuế năm sau nếu chi trả trong năm sau.

Hướng dẫn hạch toán các khoản tiền thưởng:

Như đã đề cập ở trên, các khoản thưởng ngày nghỉ Lễ, Tết ... có bản chất là tiền lương, tiền công nên được hạch toán vào tài khoản 334- Phải trả người lao động.

Do đó, tiền thưởng thuộc bộ phận nào sẽ được hạch toán chi phí tương ứng với tài khoản của bộ phận đó.