Chi phí khảo sát thi công hạch toán ntn năm 2024

Kế toán công trình xây dựng là những người có nhiệm vụ phân loại các chi phí để hạch toán theo giá trị dự toán của dự án mà đơn vị dự thầu đã thắng thầu. Việc phân loại này giúp kế toán hiểu rõ được các chi phí trong dự toán để có thể hạch toán chính xác.

Mỗi công trình, dự án xây dựng đều có các hạng mục dự toán khác nhau. Kế toán xây dựng sẽ căn cứ vào những hạng mục này để phân loại các chi phí cho từng dự án.

Đặc điểm của kế toán công trình xây dựng

Việc xây dựng mỗi công trình phải căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau nên giá xây dựng ở mỗi địa điểm là không giống nhau. Kế toán công trình xây dựng phải áp dụng giá phù hợp cho mỗi công trình khác nhau, đồng thời cũng phải tham khảo dự toán để xác định tiêu thụ ngày công, vật liệu,… chứ không hoàn toàn xác định theo trị giá.

  • Kế toán xây dựng sẽ phân loại các chi phí để hạch toán theo giá trị dự toán của dự án mà đơn vị dự thầu đã thắng thầu. Việc phân loại chi phí trong mỗi dự án xây dựng này nhằm hiểu rõ được các chi phí trong dự toán, giúp cho kế toán có thể hạch toán chính xác.
  • Mỗi công trình xây dựng có mỗi hạng mục dự toán khác nhau. Kế toán sẽ căn cứ vào mỗi hạng mục này để bóc tách chi phí cho từng dự án khác nhau. Điểm khác biệt giữa kế toán xây dựng với kế toán thương mại dịch vụ đó mỗi dự án sẽ được tổng hợp chi phí riêng. Giá trị của dự án nào sẽ được kế toán tổng hợp và hạch toán vào dự án đó.
    Chi phí khảo sát thi công hạch toán ntn năm 2024
    Đặc điểm chung của kế toán xây dựng
  • Kế toán sẽ lập bảng tổng hợp để thu thập các loại chi phí tạo nên giá thầu của công trình dựa vào bảng dự toán được cấp bởi bộ phận kỹ thuật. Dựa vào các chi phí đó để xác định số lượng hóa đơn thích hợp để đưa vào hạch toán đó có tương ứng hay không?
  • Kế toán xây dựng sẽ phải tính giá thành khi xây dựng dự án. Giá thành của nguyên liệu xây dựng phụ thuộc vào địa điểm thực hiện dự án đó. Mỗi tỉnh thành phố khác nhau sẽ có giá thành mua nguyên liệu công cụ dụng cụ khác nhau nên kế toán xây dựng phải biết áp dụng đúng giá cho mỗi dự án ở mỗi tỉnh là khác nhau. Tránh trường hợp áp dụng giá nguyên liệu xây dựng ở Hà Nội cho giá nguyên liệu xây dựng ở Hải Phòng.
  • Một dự án xây dựng thường diễn ra qua nhiều kỳ kế toán. Bên cạnh việc hạch toán định kỳ và kết chuyển các chi phí trong kỳ. Kế toán xây dựng cũng cần phải theo dõi sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh chưa hoàn thành cho từng dự án để biết được mình có bỏ quên chi phí nào không trong các báo cáo kế toán tài chính.
  • Giá nguyên liệu, công cụ dụng cụ khi được sử dụng phải tương ứng với định mức theo dự toán từng dự án
  • Phải có biên bản bàn giao từng hạng mục hoặc toàn bộ dự án khi hoàn tất quá trình xây dựng để lập báo cáo kế toán tài chính
  • Cuối cùng là lập hóa đơn ghi nhận doanh thu cho dự án hoàn thành

Công việc kế toán công trình xây dựng là gì?

Vì vậy, dựa trên đặc điểm nghiệp vụ kế toán xây dựng, chúng ta có thể nhận ra các công việc chính kế toán xây dựng phải làm là:

  • Liên tục theo sát và cập nhật dự toán để kịp thời hỗ trợ việc cung cấp nguyên vật liệu vào từng công trình cho phù hợp và đúng tiến độ thi công.
  • Lập và theo dõi bảng lương nhân công theo từng tiến độ thi công dự án.
  • Theo dõi chi phí máy thi công và chi phí chung phục vụ cho từng dự án.
  • Lập và phân bổ chi phí và tính giá thành cho từng dự án, hạng mục dự án khi được bàn giao.
  • Lập báo cáo về tình hình nguyên vật liệu, thông báo kế toán, thuế hàng tháng, quý.
    Chi phí khảo sát thi công hạch toán ntn năm 2024
    Công việc của kế toán xây dựng là gì
  • Lập báo cáo tài chính cuối năm. Thực hiện các quyết toán thuế theo quy định Nhà nước.
  • Bố trí và lưu giữ sổ sách, chứng từ một cách hợp lý, dễ tra cứu. Đặc biệt là các chứng từ phát sinh, các biên bản bàn giao theo từng giai đoạn, bàn giao toàn bộ, thanh lý hợp đồng.
  • So sánh số liệu giữa dự toán và thực tế phát sinh. So sánh giữa chứng từ đầu vào và chi phí thực tế để lên bảng kế hoạch cân đối đầu vào.
  • Kế toán sẽ là người đại diện cho doanh nghiệp khi cần làm việc với các cơ quan Nhà nước.

Cách hạch toán kế toán công trình xây dựng

Các nghiệp vụ thu chi, công nợ của kế toán xây dựng đều được hạch toán giống với thương mại, tuy nhiên việc tập hợp chi phí, tính giá thành công trình thì lại khác, cụ thể là:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho công trình

Cách hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp cho công trình như sau:

  1. Hạch toán nghiệp vụ mua nguyên vật liệu:
  • Nợ 152 (chi tiết theo từng vật tư)
  • Nợ 1331
  • Có 111, 112, 331
  1. Hạch toán nghiệp vụ xuất nguyên vật liệu thi công:

– Theo Thông tư 200:

  • Nợ 621 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
  • Có 152

– Theo Quyết định 48:

  • Nợ 1541 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
  • Có 152

Chi phí nhân công trực tiếp

Cách hạch toán phí nhân công trực tiếp như sau:

  1. Theo thông tư 200:

– Cuối tháng, tính lương phải trả công nhân:

  • Nợ 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
  • Có 334

– Các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN tính vào chi phí:

  • Nợ 622
  • Có 3383, 3384, 3389
  1. Theo quyết định 48:

– Cuối tháng, tính lương phải trả công nhân:

  • Nợ 1542 – Chi phí nhân công trực tiếp
  • Có 334

– Các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN tính vào chi phí:

  • Nợ 1542
  • Có 3383, 3384, 33
    Chi phí khảo sát thi công hạch toán ntn năm 2024
    Cách hạch toán kế toán xây dựng

Chi phí máy thi công

Cách hạch toán chi phí máy thi công như sau:

  1. Theo Thông tư 200:

– Cuối tháng, tính lương phải trả cho lái máy:

  • Nợ 6231 – Chi phí nhân công máy thi công
  • Có 334

– Các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN tính vào chi phí:

  • Nợ 627 – Chi phí sản xuất chung
  • Có 3383, 3384, 3389

– Cuối tháng, trích khấu hao máy thi công:

  • Nợ 6234 – Chi phí khấu hao
  • Có 214

– Chi phí xăng dầu cho máy hoạt động:

  • Nợ 6232 – Chi phí nguyên nhiên vật liệu
  • Có 152

– Chi phí sửa chữa, thay thế phụ tùng, thuê máy:

  • Nợ 6237
  • Nợ 1331
  • Có 111, 112, 331
  1. Theo Quyết định 48:

– Cuối tháng, tính lương phải trả cho lái máy:

  • Nợ 1543 – Chi phí máy thi công
  • Có 334

– Các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN tính vào chi phí:

  • Nợ 1547 – Chi phí sản xuất chung
  • Có 3383, 3384, 3389

– Cuối tháng, trích khấu hao máy thi công:

  • Nợ 1543 – Chi phí máy thi công
  • Có 214

– Chi phí xăng dầu cho máy hoạt động:

  • Nợ 1543
  • Có 152

– Chi phí sửa chữa, thay thế phụ tùng, thuê máy:

  • Nợ 1543
  • Nợ 1331
  • Có 111, 112, 331

Chi phí chung cho công trình

Chi phí chung cho công trình bao gồm các khoản chi phí lán trại, điện nước, lương cán bộ quản lý,… và các chi phí phục vụ chung phát sinh tại công trình. Cách hạch toán các khoản chi phí chung như sau:

  1. Theo thông tư 200:

– Cuối tháng, tính lương phải trả cho bộ phận quản lý công trình:

  • Nợ 6271 – Chi phí sản xuất chung
  • Có 334

– Các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN của bộ phận quản lý công trình tính vào chi phí:

  • Nợ 6271 – Chi phí sản xuất chung
  • Có 3383, 3384, 3389

– Cuối tháng, trích khấu hao tài sản cố định phục vụ quản lý công trình:

  • Nợ 6274
  • Có 214

– Các chi phí chung khác:

  • Nợ 627
  • Nợ 1331
  • Có 111, 112, 331
  1. Theo Quyết định 48:

– Cuối tháng, tính lương phải trả cho bộ phận quản lý công trình:

  • Nợ 1547 – Chi phí sản xuất chung
  • Có 334

– Các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN của bộ phận quản lý công trình tính vào chi phí:

  • Nợ 1547 – Chi phí sản xuất chung
  • Có 3383, 3384, 3389

– Cuối tháng, trích khấu hao tài sản cố định phục vụ quản lý công trình:

  • Nợ 1543
  • Có 214

– Các chi phí chung khác:

  • Nợ 1547
  • Nợ 1331
  • Có 111, 112, 331

Kinh nghiệm làm kế toán công trình xây dựng

  • Nắm rõ nội dung hợp đồng xây dựng: Điều này rất cần thiết cho công tác kế toán xây dựng, khi có một hợp đồng xây dựng bạn phải có khả năng đọc và hiểu được những gì đã ký kết giữa công ty và chủ đầu tư, từ đó làm sáng tỏ và nắm chắc những điểm sau để hỗ trợ cho công việc của mình

Ví dụ như: Thời hạn thi công, thời hạn bảo hành, tổng giá trị của công trình, các hình thức thanh toán công trình,…

  • Bóc tách và hạch toán các chi phí của dự án tổng thể: Sau khi đã nắm rõ nội dung hợp đồng, kế toán xây dựng sẽ tiến hành bóc tách các chi phí để hạch toán như vật liệu, khấu hao, bán thầu, nhân công,…
  • Các chi phí dự án tổng thể mà kế toán xây dựng cần biết là: Tổng hợp khoản chi phí chung, bảng dự toán chi phí – hệ thống hạng mục công việc, bảng phân tích đơn giá – mục tiêu lấy đơn giá của vật liệu, máy thi công, nhân công và nhân công – lấy cơ sở làm giá nhân công.
  • Biết cách bóc tách chi phí dự toán: Các khoản chi phí mà kế toán xây dựng cần phải bóc tách đó là: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, các khoản phí chung, chi phí nhân công (theo phương thức trực tiếp), chi phí về nguyên liệu phục vụ cho toàn bộ công trình như dầu, nhớt,… và chi phí ca máy.
  • Nắm chắc các hồ sơ và chứng từ kế toán trong xây dựng: Kế toán xây dựng cần nắm chắc các hồ sơ chứng từ như: Hợp đồng thi công, thuê nhân công, thuê lao động tạm thời, thuê thầu phụ, bảng dự toán từ phòng kỹ thuật, biên bản nghiệm thu theo giai đoạn, nghiệm thu hoàn thiện, các hóa đơn đầu vào từ nguyên vật liệu sản xuất, biên bản đối chiếu công nợ, giấy đề nghị thanh toán, biên bản thanh lý hợp đồng,…

Biết sử dụng các công cụ, phần mềm kế toán để thực thi công việc nhanh chóng, chính xác hơn. Đây là điều rất quan trọng vì số liệu của kế toán rất nhiều, nếu chỉ làm thủ công thì cực kỳ lâu và tỉ lệ sai sót cũng rất lớn.

Phần mềm kế toán xây lắp Việt Đà

Các nguyên vật liệu được mua sắm, chuyên chở ở một số lượng rất lớn nên ghi chú phổ thông đã ngày càng trở nên khó khăn hơn. Vậy nên phần mềm kế toán đã trở thành công cụ không thể thiếu đối với mỗi kế toán viên xây dựng.

Ứng dụng giúp các kế toán viên nhập liệu nhanh hơn, tính toán chính xác hơn và luôn xuất báo cáo kịp thời. Kế toán viên sẽ dễ dàng kiểm soát các công việc và giá thành của nguyên vật liệu.

Nếu bạn chưa chọn được một phần mềm kế toán nào, hãy đăng ký sử dụng thử phần mềm kế toán xây lắp của Việt Đà nhé. VietDa Construction Accounting là phần mềm kế toán được thiết kế dành riêng cho đơn vị xây lắp, thi công công trình. Các điểm nổi bật của phần mềm như:

  • Tính giá thành xây lắp, lãi lỗ theo từng công trình, hạng mục công trình
  • Tổng hợp chi phí theo từng công trình, hạng mục
  • Xuất báo cáo tài chính XML

Và còn nhiều chức năng hơn nữa mà bạn có thể sử dụng để tăng khả năng quản lý nguyên vật liệu công trình.

Chi phí khảo sát thi công hạch toán ntn năm 2024
Phần mềm kế toán Việt Đà

Trên đây là toàn bộ thông tin mà Việt Đà đã tổng hợp để giúp bạn giải thích câu hỏi “kế toán công trình xây dựng là gì?”. Hy vọng bạn đọc đã có cái nhìn tổng quan về vị trí kế toán xây dựng. Nếu còn nghi vấn hay mong muốn sử dụng thử free thì hãy liên hệ ngay với Việt Đà nhé!