Cây bưởi trong nhà cần làm như thế nào năm 2024

TPO - Chăm sóc bưởi cảnh sau tết thế nào cho đúng để năm sau lại ra quả đúng dịp tết là câu hỏi mà nhiều gia đình băn khoăn.

Ít người biết, để có thể cho ra thị trường những chậu bưởi cảnh, người trồng cần phải bỏ ra 4 năm trồng và chăm sóc. Trồng bưởi cảnh đòi hỏi người trồng có kỹ thuật cao và có lòng kiên nhẫn, tính tỉ mỉ gấp nhiều lần so với trồng bưởi truyền thống.

Giá trị của cây bưởi cảnh đem lại cũng tương xứng với công sức và thời gian mà mỗi nhà vườn bỏ ra. Hàng năm mỗi dịp Tết đến nhu cầu thị trường về cây bưởi cảnh rất lớn. Lượng cung cấp của các nhà vườn vẫn chưa đáp ứng đủ. Tuy nhiên người tiêu dùng sau khi mua trưng tết xong đều không biết chăm sóc đúng kỹ thuật để có thể tái sử dụng sang năm sau. Đây là điều rất lãng phí.

Cách chọn giống cây bưởi cảnh?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều giống bưởi khác nhau như bưởi da xanh, bưởi tân lạc, bưởi tân chiều, bưởi diễn, … Nhưng qua kinh nghiệm của các nhà vườn cho biết, để lựa chọn giống bưởi cảnh nên sử dụng giống bưởi diễn. Bởi giống bưởi diễn có sức sinh trưởng tốt, gốc bưởi khỏe hơn các giống bưởi khác.

Bên cạnh đó giống bưởi diễn là giống dễ trồng, dễ chăm sóc, thích hợp với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau. Cây bưởi diễn cho nhiều quả. Đồng thời có thể ghép các loại cây khác trên cùng một gốc như Phật thủ, cam canh, … làm tăng tính thương phẩm của cây bưởi cảnh.

Để cây tập trung dinh dưỡng nuôi cây thì sau tết, trước khi đưa cây xuống đất thì bạn cần vặt hết phần quả trên cây để mọi chất dinh dưỡng cây hút lên từ đất chỉ để nuôi thân cây mà không cần phải nuôi phần quả nữa. Ngoài ra bạn bỏ phần cành ốm yếu, sâu bệnh.

Đưa cây xuống đất

Thông thường bưởi cảnh khi được bày bán thường được trồng trong chậu vì vậy nếu như muốn cây bưởi được tiếp thêm dinh dưỡng thì bạn cần đưa cây bưởi ra khỏi chậu và trồng nó xuống đất.

Bạn cần chuẩn bị đất để trồng cây, bạn có thể trộn đất với phân chuồng, vỏ trấu, phân hoai mục..., phơi đất khoảng 7-10 ngày để xử lý diệt mầm bệnh. Lưu ý chọn đất ở chỗ có khả năng thoát nước tốt, độ PH từ 5,5 đến 6, có ánh sáng đầy đủ để cho cây sinh trưởng.

Sau đó bạn đào hố đưa cây xuống đất và lấp đất lại tưới nước hàng ngày đảm bảo độ ẩm cho đất.

Cây bưởi trong nhà cần làm như thế nào năm 2024

Kỹ thuật bón phân cho cây bưởi cảnh

Lưu ý hàng đầu không sử dụng bất kỳ loại phân đạm vô cơ nào tưới cho cây. Vì nếu sử dụng cây dễ bị sót phân gây héo dẫn đến chết cây.

Bón phân cho cây bưởi cảnh trên chậu chỉ sử dụng phân bón hữu cơ như phân chuồng hoai mục, phân đậu tương, …

Liều lượng và cách thức bón: Cứ 4 – 5 ngày tiến hành bón nước phân hữu cơ cho cây/lần, mỗi gốc tưới từ 100 – 200 ml. Khoảng 7 – 10 ngày bón phân khô/lần, 200 gram/gốc.

Sau 3 tháng thì bạn tiến hành bón phân NPK 16-16-8, liều lượng 20 - 30g/lần, tháng 1 lần, sau tăng lên 50g/lần, khi cây trên một năm tuổi bón 100g/lần, bón quanh chậu để tăng thêm chất dinh dưỡng cho cây.

Tỉa cành, tạo tán mới, chuẩn bị ra hoa và quả năm sau

Khi cây chuẩn bị ra hoa thì bạn cần cắt tỉa bớt những cành đan chéo nhau, những cành không có khả năng ra trái. Đồng thời không quên bón phân cho cây để thêm phần dinh dưỡng cho khả năng đậu trái của cây được cao hơn nhé!

Khi bưởi đã ra trái thì bạn đừng quên bọc trái bằng túi nilon để ngăn các loài côn trùng, sâu và ruồi đục trái.

Kỹ thuật tưới nước cho cây bưởi nếu trồng trên chậu

Do cây bưởi trồng trên chậu nên chỉ giữ được một lượng nước nhất định. Cần duy trì độ ẩm trên chậu từ 70 – 75% để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt.

Đối với thời tiết mát mẻ không mưa có thể tưới 1 ngày/lần. Thời điểm nắng nóng tiến hành tưới ngày 2 – 3 lần.

Hiện nay nhiều nhà vườn đã đang áp dụng hệ thống tưới thông minh, tưới nhỏ giọt từ gốc bưởi có thể tiết kiệm được lượng nước tưới đến 50% và kiểm soát được lượng nước tưới đến từ chậu. Đây là phương pháp tiết kiệm được công chăm sóc rất hiệu quả.

Lưu ý khi áp tưới nhỏ giọt và tưới phun mưa tại gốc là chi phí đầu tư cao hơn so với tưới dí gốc – tưới thủ công. Yêu cầu trình độ nhất định trong việc thiết kế xây dựng và quản lý. Đầu nhỏ giọt hoặc vòi phun có kích thước nhỏ nên hệ thống tưới bắt buộc phải có bộ lọc để tránh gây tắt nghẽn. Khuyến cáo sử dụng các loại phân bón hòa tan 100% qua hệ thống tưới nhỏ giọt và người vận hành cần am hiểu về kỹ thuật phối trộn các loại phân bón với nhau để tránh hiện tượng kết tủa gây tắt nghẽn đầu nhỏ giọt.

Cây bưởi có nguồn gốc từ các vùng thuộc Đông Nam Á. Cây bưởi thuộc chi cam chanh và có tên khoa học là Citrus Maxima.

Hiện nay, có rất nhiều loại cây bưởi khác nhau với kích thước, hình dáng, đặc điểm đa dạng như bưởi Năm Roi, bưởi Tân Triều (Biên Hòa), bưởi da xanh (Bến Tre), bưởi Diễn, bưởi Phúc Trạch... Đây là loài cây trồng có giá trị kinh tế cao, được trồng phổ biến khắp các tỉnh thành nước ta.

Cây bưởi trong nhà cần làm như thế nào năm 2024

Hình minh họa.

Bưởi là loại cây thân gỗ lâu năm, có đường kính tương đối lớn. Cành của cây bưởi khá nhiều, mọc hướng ra xung quanh. Lá bưởi dày và dai, hình trứng với kích thước bằng nửa bàn tay, đầu tù không nhọn, cuống lá có rìa cánh to.

Hoa bưởi được nhiều người vô cùng yêu thích bởi hương thơm nhẹ, mọc thành chùm ở nách lá và có từ 7-10 bông. Cánh hoa bưởi màu trắng, giữa là nhụy hoa màu vàng. Hoa bưởi nở rộ vào mùa xuân.

Cây bưởi trong nhà cần làm như thế nào năm 2024

Hoa bưởi có hương thơm nhẹ, được nhiều người yêu thích.

Quả bưởi có kích thước thay đổi tùy theo các giống bưởi khác nhau nhưng đa số là hình cầu. Đường kính trung bình của quả bưởi dao động từ 15 - 30cm.

Khi còn non, quả có màu xanh lục nhạt, khi chín chuyển màu vàng. Vỏ bưởi hơi sần sùi có chứa tinh dầu và bao bọc các múi bên trong. Múi bưởi dài, trong từng múi lại chứa các tép con có nước.

Cây bưởi có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Các bộ phận như trái, lá, hoa, vỏ bưởi, thậm chí và hạt bưởi đều có những công dụng riêng.

Cụ thể như, nếu ăn bưởi thường xuyên giúp bạn có hệ miễn dịch khỏe mạnh do bổ sung hàm lượng lớn Vitamin C cùng các chất chống oxy hóa khác, hỗ trợ hệ miễn dịch.

Ngoài hàm lượng vitamin C cao thì trong trái bưởi cũng chứa nhiều vitamin A tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại bệnh truyền nhiễm, cải thiện tình trạng viêm sưng.

Lá bưởi tươi thường được dùng nấu với nhiều lá thơm khác để xông chữa cảm cúm, nhức đầu. Lá còn dùng để cất tinh dầu.

Vỏ quả bưởi chữa ăn uống không tiêu, đau bụng, ho. Vở bưởi chứa rất nhiều tinh dầu, có tính chống oxy hóa cao. Hoạt chất tinh dầu trong vỏ bưởi còn có tác dụng làm giảm mỡ máu, giảm tình trạng gan nhiễm mỡ.

Nước hoa bưởi thường bán ở các hiệu làm bánh được cất từ hoa bưởi phối hợp với nhiều vị thuốc có vị thơm khác như hồi, quế… dùng để làm thơm các thức ăn, bánh trái.

Ngoài những tác dụng về sức khỏe, theo quan niệm phong thủy cây bưởi mang ý nghĩa của sự đoàn viên, sum họp, mong mọi việc đều có đôi có cặp, đồng thời tượng trưng cho sự no đủ, sung túc.

Đây còn là loại cây dễ trồng, xanh tốt quanh năm, ra hoa thơm dịu nhẹ, cho trái nên khi trồng trước nhà, trong vườn nhà là hoàn toàn phù hợp.

Lưu ý, nếu khoảng đất trước nhà không đủ rộng để trồng một cây bưởi lớn, bạn có thể chọn các chậu bưởi cảnh, bonsai.