Câu hỏi về chủ thể tham gia thị trường chứng khoán

DANH SÁCH CÂU HỎI TRONG ĐỀ CƯƠNG ONLINE 
HỌC PHẦN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

HƯỚNG DẪN: Để xem phần trả lời đề cương, các bạn vào phần "GIẢI ĐỀ CƯƠNG THI ONLINE_2021" trong khóa học, trong phần này sẽ bao gồm 3 nhóm câu hỏi tương ứng đề cương. (Hình minh họa)

Câu hỏi về chủ thể tham gia thị trường chứng khoán

DANH SÁCH CÂU HỎI: Gồm 3 nhóm câu hỏi như sau

I. Nhóm câu hỏi 1

Câu 1. Phân tích khái niệm và các đặc điểm của TTCK; TTCK sơ cấp và TTCK thứ cấp; TTCK tập trung và thị trường OTC?

Câu 2. Các cách phân loại TTCK? Ý nghĩa của việc nghiên cứu?

Câu 3. Khái niệm và các đặc trưng cơ bản của chứng khoán nói chung và Trái phiếu, Cổ phiếu nói riêng?

Câu 4. Phân tích những điểm giống nhau và khác nhau giữa cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi; giữa cổ phiếu thường và trái phiếu doanh nghiệp?

Câu 5. Thế nào là mệnh giá, giá trị sổ sách và thị giá của cổ phiếu? Phân tích các yếu tố tác động đến giá trị sổ sách của cổ phiếu thường?

Câu 6. Phân tích các yếu tố tác động đến số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành của một công ty? Cổ phiếu quỹ có đặc điểm gì khác biệt so với cổ phiếu đang lưu hành?

Câu 7. Nêu khái niệm và phân tích các đặc điểm của "Quyền mua cổ phiếu - Rights"; Chứng quyền? chúng được phát hành trong trường hợp nào? Sự khác biệt cơ bản của 2 loại chứng khoán này?

Câu 8. Nêu khái niệm và phân tích các đặc điểm của “Quyền chọn mua - Call option” và "Quyền chọn bán - Put option"? Cho ví dụ về hai loại quyền chọn này?

 Câu 9. Các lợi ích và bất lợi đối với doanh nghiệp khi niêm yết cổ phiếu trên TTCK tập trung?

Câu 10. Phân tích các nguyên tắc hoạt động cơ bản của TTCK tập trung?

Câu 11. Lệnh giao dịch chứng khoán là gì? Những nội dung cơ bản của lệnh giao dịch chứng khoán? Các nguyên tắc ưu tiên khi xác định các lệnh giao  dịch được thực hiện?

Câu 12. Phân tích nội dung “lệnh thị trường” và “lệnh giới hạn”; “lệnh dừng để mua

-stop order to buy”; “lệnh dừng để bán - stop order to sell”Cho ví dụ?

Câu 13. Phân tích nội dung “lệnh giới hạn dừng”? Cho ví dụ? Nêu những điểm khác nhau giữa lệnh dừng và lệnh giới hạn dừng?

Câu 14. Quy trình giao dịch mua bán chứng khoán theo phương thức khớp lệnh định kì; quy trình giao dịch mua bán chứng khoán theo phương thức thỏa thuận?

Câu 15. Thế nào là bán khống? Bán khống thường được thực hiện trong trường hợp

Câu 16. Mục đích và yêu cầu của phân tích đầu tư chứng khoán? Nêu các phương pháp cơ bản được sử dụng trong phân tích đầu tư chứng khoán?

Câu 17. Một số nhóm chỉ tiêu tài chính cơ bản được sử dụng trong phân tích đầu tư chứng khoán?

II. Nhóm câu hỏi 2:

Câu 1. Phân tích các chức năng, vai trò của TTCK; TTCK sơ cấp và TTCK thứ cấp; TTCK tập trung và thị trường OTC? Liên hệ việc vận dụng các chức năng này trong thực tế phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam?

Câu 2. Phân tích mối quan hệ giữa TTCK sơ cấp và TTCK thứ cấp? Ý nghĩa của việc nghiên cứu?

Câu 3. Phân tích các điều kiện hình thành và phát triển TTCK? Liên hệ thực tế ở Việt Nam?

Câu 4. Các chủ thể tham giaTTCK? Liên hệ thực tế về các chủ thể tham gia TTCK Việt Nam hiện nay?

Câu 5. Các cách phân loại trái phiếu; cổ phiếu? Liên hệ thực tế về việ c phát  hành các loại trái phiếu; cổ phiếu ở Việt Nam hiện nay?

Câu 6. Phân loại cổ phiếu ưu đãi? Liên hệ thực tế về các loại cổ phiếu ưu đãi được phép phát hành ở Việt Nam hiện nay?

Câu 7. Các điều kiện để được phép phát hành cổ phiếu ra công chúng; các điều kiện để được phép phát hành trái phiếu? Liên hệ thực tế về các điều kiện phát hành ở Việt Nam hiện nay?

Câu 8. So với các hình thức huy động vốn khác, khi huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu thường (hoặc trái phiếu), doanh nghiệp có các lợi ích và bất lợi gì?

Câu 9. Các điều kiện để công ty cổ phần được niêm yết cổ phiếu trên TTCK tập trung? Liên hệ thực tế các điều kiện này ở Việt Nam hiện nay?

Câu 10. Các loại lệnh giao dịch trên TTCK? Liên hệ thực tế về các loại lệnh giao dịch trên TTCK Việt Nam hiện nay?

Câu 11. Thế nào là đơn vị giao dịch và đơn vị yết giá? Liên hệ thực tế ở Việt Nam?

Câu 12. Khái niệm, đặc điểm và các mô hình tổ chức của sở giao dịch chứng khoán? Liên hệ thực tế về mô hình tổ chức ở VN hiện nay?

III. Nhóm câu hỏi 3

 Bài 1

Hiện trên thị trường có một loại trái phiếu coupon, mệnh giá 100.000 đồng, thời hạn 10 năm, lãi suất 10%/năm, lãi trả định kỳ vào cuối năm.

Nhà đầu tư A có nhu cầu đầu tư trong thời hạn 10 năm dự định mua trái phiếu này và giữ nó cho tới khi đáo hạn. Đồng thời các khoản lãi nhận được ở cuối mỗi năm ông A tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực khác với lãi suất tái đầu tư đạt được như sau:

+ 05 năm đầu lãi suất tái đầu tư là 9%/năm

+ Các năm tiếp theo lãi suất tái đầu tư là 10%/năm

Vậy khi trái phiếu đến hạn ông A có khả năng thu được bao nhiêu tiền?

Bài 2

Một người đầu tư đang có dự định đầu tư trái phiếu với thời hạn đầu tư 5 năm, ông ta đang có hai phương án đầu tư như sau:

Phương án 1: Mua trái phiếu A, trái phiếu A mệnh giá 1.000.000 đồng, lãi suất 9%/năm, thời hạn 10 năm, đã lưu hành được 5 năm và đã trả lãi 5 lần. Hiện đang bán với giá 850.000 đ/trái phiếu.

Phương án 2: Mua trái phiếu B hiện đang phát hành. Trái phiếu B có mệnh giá 500.000 đồng, thời hạn 5 năm, lãi suất 50%/5 năm, trả cả lãi và gốc khi trái phiếu đáo hạn. Giá phát hành là 450.000 đ/trái phiếu.

Theo anh (chị),nhà đầu tư nên chọn phương án đầu tư nào? Tại sao?

Biết rằng: Lãi suất mà người đầu tư yêu cầu là 15%/năm.

Bài 3

Một công ty cổ phần có tình hình như sau:

    1. Số  lượng  cổ  phiếu  thường  đang  lưu  hành  tính  đến  ngày  1/1/N   là:

1.000.000 cổ phiếu

    1. Theo số liệu bảng cân đối kế toán ngày 31/12/N:

- Vốn cổ đông thường là:          14.300 triệu đồng Trong đó:

+ Vốn góp:                                10.000 triệu đồng

+ Các quỹ:                                2.300 triệu đồng

+ Lợi nhuận chưa phân phối:     2.000 triệu đồng

    1. Ngày 5/1/N+1, Hội đồng quản trị công bố trả cổ tức cho cổ đông thường bằng cổ phiếu, số cổ tức được trả 10.000 cổ phiếu. Việc trả cổ tức hoàn thành trước ngày 15/1/N+1.

Yêu cầu:

  1. Xác định giá trị sổ sách 1 cổ phiếu thường của công ty trước và sau khi trả cổ tức bằng cổ phiếu.

  2. Đến ngày 31/12/N, ông A nắm giữ 10.000 cổ phiếu thường. Vậy trước và sau khi nhận cổ tức, ông A nắm giữ bao nhiêu % quyền sở hữu công ty?

Biết rằng, công ty chỉ phát hành cổ phiếu thường.

Bài 4

Công ty cổ phần Sơn Ngọc có tình hình sau:

  1. Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành ngày 01/01/N là: 5.000.000 cổ

  2. Số liệu kế toán ngày 30/6/N của Công ty như sau: a./ Giá trị tổng tài sản :                               110.000 triệu đồng

- Tài sản lưu động:                        50.000 triệu đồng

Trong đó:

+ Vốn bằng tiền:                  12.250 triệu đồng

+ Các khoản phải thu:               9.750 triệu đồng

+ Hàng tồn kho:                       28.000 triệu đồng

  • Tài sản cố định (giá trị còn lại): 60.000 triệu đồng b./ Tổng số nợ:                              30.000 triệu đồng Trong đó:

  • Nợ ngắn hạn:                         22.000 triệu đồng

  • Nợ dài hạn:                                       8.000 triệu đồng

  1. Trong tháng 7/N, công ty quyết định mua lại 250.000 cổ phiếu thường với số tiền 4.500 triệu đồng và đã hoàn thành việc thanh toán.

Yêu cầu:

  1. Xác định số cổ phiếu thường hiện đang lưu hành của Công ty ngày 31/7/N?

  2. Từ đầu năm đến ngày 31/7/N ông A sở hữu 47.500 cổ phiếu thường của Công ty. Vậy, ông A sở hữu bao nhiêu % Công ty trước và sau khi Công ty mua lại cổ phiếu?

  3. Xác định giá trị sổ sách một cổ phiếu thường của Công ty trước và sau khi Công ty mua lại cổ phiếu?

  1. Giả sử ngày 15/11/N Công ty quyết định gộp cổ phiếu thường theo tỉ lệ 3:2 thì giá trị sổ sách một cổ phiếu thường của Công ty sẽ thay đổi như thế nào?

Bài 5

Công ty cổ phần Toàn Tiến trong có tình hình như sau:

  1. Số lượng cổ phiếu thường hiện đang lưu hành tính đến ngày 01/01/N là:

    1. cổ phiếu, mệnh giá 10.000 đ/cổ phiếu.

  2. Trích Bảng cân đối kế toán của Công ty ngày 31/12/N:

Đơn vị tính: Triệu đồng

Tài sản

Số cuối kỳ

Nguồn vốn

Số cuối kỳ

A.Tài sản ngắn hạn

4.900

A. Nợ

6.000

I./ Vốn bằng tiền

800

I./ Nợ ngắn hạn

4.800

II./ Các khoản phải thu

1.400

II./ Nợ dài hạn

1.200

III./ Hàng tồn kho

2.700

B. Tài sản dài hạn

5.300

B. Vốn chủ sở hữu

4.200

Nguyên giá TSCĐ

6.000

Vốn góp

3.000

Hao mòn luỹ kế TSCĐ

(700)

Các qũy

500

LN chưa phân phối

700

Tổng cộng