Câu 2 trang 65 sgk văn 11 tâ p 1 năm 2024

Mời các bạn học sinh lớp 11 cùng tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu sẽ được chúng tôi đăng tải ngay sau đây. Hy vọng có thể giúp ích cho quá trình học tập và chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt

Câu 1. Chỉ ra nét độc đáo, khác lạ trong kết hợp từ “buồn điệp điệp” ở cầu mở đầu bài thơ Tràng giang (Gợi ý: Tìm những kết hợp từ khác có “điệp điệp” nhưng mang tính phổ biến hơn để so sánh với trường hợp đã nêu).

- Từ “điệp điệp” được dùng để chỉ những sự vật có số lượng nhiều và nối tiếp nhau, ví dụ như núi trùng trùng điệp điệp.

- Nhưng trong bài Tràng giang, tác giả đã kết hợp với từ tính từ “buồn” gợi ra một nỗi buồn kéo dài vô tận.

Câu 2. Phân tích lí do khiến cụm từ “sâu chót vót” trong bài thơ Tràng giang gây được ấn tượng đặc biệt với người đọc.

Cụm từ “sâu chót vót” dùng để miêu tả bầu trời. Từ “sâu” gợi lên độ cao thăm thẳm, hun hút của bầu trời, kết hợp với “chót vót” càng làm tăng thêm điều đó.

Câu 3. Hãy nhận diện và phân tích ý nghĩa của hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường được thể hiện trong hai câu thơ sau (trích Tràng giang):

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu, Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.

- Nghệ thuật đảo ngữ kết hợp với các từ láy “lơ thơ”, “đìu hiu” đặc biệt gợi cảm đã gợi lên sự thưa thớt, hoang vắng, lạnh lẽo của cảnh vật.

- Câu thơ “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều” gợi lên trong lòng người đọc nỗi buồn, sự hoang vắng, tàn tạ, thiếu vắng đi sự sống của con người.

Câu 4. Phân tích giá trị biểu đạt của dấu hai chấm ở câu thơ “Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa” trên cơ sở liên hệ đến chức năng thông thường của dấu hai chấm trong văn bản.

Dấu hai chấm giúp ngắt câu, ngoài ra còn mang dụng ý ý nghệ thuật sâu sắc nhằm nhấn mạnh hơn không gian bao la, bát ngát đến vô tận. Con chim lẻ loi đơn độc này dường như đang mang một gánh nặng, một bóng chiều trong mình, không chỉ trong cảm xúc, mà còn trong dòng chảy nghệ thuật đang tiến trên trang giấy.

Câu 5. Trong bài Tì bà của Bích Khê, hai câu thơ cuối được tác giả viết như sau:

Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông.

(Bích Khê, Tinh huyết, Trọng Miên xuất bản, 1939).

Ở một số bản in về sau, hai câu thơ trên đã có một biến đổi:

Ô hay buồn vương cây ngô đồng Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông.

(Thơ Bích Khê, Sở văn hóa và Thông tin Nghĩa Bình, 1988).

Xét theo định hướng thực hành tiếng Việt của bài học, theo bạn, nguyên nhân của sự biến đổi trên có thể là gì? Dựa vào bản in bài thơ năm 1939, hãy làm rõ sự sáng tạo trong cách sử dụng từ ngữ của nhà thơ ở điểm này.

Soạn bài Thực hành Tiếng Việt - Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng chương trình Văn 11/1 Kết nối tri thức giúp các em chuẩn bị trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa trước khi học bài trên lớp. Mời các em cùng tham khảo.

Soạn bài Thực hành Tiếng Việt - Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng

Câu 2 trang 65 sgk văn 11 tâ p 1 năm 2024

1. Câu 1 trang 65 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức

- “Buồn” là từ chỉ tâm trạng của con người, còn từ “điệp điệp” lại gợi ra một không gian lớn mênh mông, bao la. Thông thường, từ láy “điệp điệp” thường được sử dụng với sự vật số nhiều và nối tiếp nhau như núi non trùng điệp. Nhưng trong câu thơ này, tác giả dùng từ “điệp điệp” để chỉ nỗi buồn của nhân vật trữ tình,

\=> Qua cách dùng từ “buồn điệp điệp” để mở đầu bài thơ Tràng Giang đã cho người đọc thấy được tâm trạng buồn kéo dài bất tận của nhân vật trữ tình và hiểu rõ hơn tâm lý nhân vật được thể hiện một cách khéo léo và độc đáo.

2. Câu 2 trang 65 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức

Tác giả Huy Cận sử dụng cụm từ “sâu chót vót” để miêu tả rất độc đáo bởi lẽ chót vót thường được dùng để miêu tả độ cao nhưng tác giả lại sử dụng để miêu tả độ sâu để nhấn mạnh bức tranh sông nước rộng lớn đối lập với sự tồn tại nhỏ bé của con người.

Cách dùng từ “ sâu chót vót” thể hiện sự sáng tạo và đầy táo bạo của nhà thơ khi nhấn mạnh sự cao, xa vời vợi của bầu trời và mở rộng ra cả chiều sâu dưới đáy sông.

\=> Huy Cận đã cung cấp thêm một nét nghĩa mới cho từ ngữ để phát hiện ra bất ngờ về đối tượng được đề cập đến.

Sổ tay tổng hợp kiến thức các môn học giúp các em chinh phục điểm thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi đánh giá năng lực!!!

Câu 2 trang 65 sgk văn 11 tâ p 1 năm 2024

3. Câu 3 trang 65 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức

Huy Cận đã sử dụng hình thức đảo ngữ: lơ thơ cồn nhỏ và tiếng làng xa vãn chợ chiều

\=> Cách đảo ngữ ngày đã giúp nhấn mạnh hình ảnh tràng giang trong một buổi chiều vắng vẻ, mênh mông. Cảnh vật bên cồn thì thưa thớt, trống trải. Âm thanh của tiếng chợ chiều đã vãn tạo ra cảm giác nỗi buồn chất chứa.

4.Câu 4 trang 65 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức

Huy Cận sử dụng dấu hai chấm trong câu thơ “Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa” với mục đích bổ sung chức năng mới cho dấu câu đó để diễn tả hai hình ảnh đối lập nhau. Ở đây, dấu hai chấm không phải được dùng với mục đích ngắt câu mà dùng để nhấn mạnh hơn không gian rộng lớn, bao la vô tận. Hình ảnh một cánh chim lẻ loi đơn độc trong ánh chiều tà như mang một gánh nặng, một bóng chiều trong cảm xúc và nghệ thuật.

5. Câu 5 trang 65 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức

- Nguyên nhân có sự biến đổi này: Bản in thơ năm 1939 có hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường còn ở bản in năm 1988 thì không có hiện tượng này.

- Bản in năm 1939, tác giả dùng dấu chấm than (!) ở câu thơ thứ nhất đã bổ sung thêm chức năng cho dấu câu đó. Thông thường dấu chấm than được sử dụng để bộc lộ cảm xúc, nhưng trong câu thơ này, dấu chấm than đã chia câu thơ thành 2 vế khiến câu thơ vừa bộc lộ cảm xúc nhưng cũng mang ý để hỏi.

PAS VUIHOC – GIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

Câu 2 trang 65 sgk văn 11 tâ p 1 năm 2024

Trên đây là hướng dẫn Soạn bài Thực hành Tiếng Việt - Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng chi tiết trong chương trình Văn 11 sách Kết nối tri thức. Ngoài ra, để học nhiều hơn các kiến thức các môn học của THPT thì các em hãy truy cập vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô VUIHOC ngay bây giờ nhé!