Căn hộ của quốc hiệu vạn xuân là gì

Sau cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu năm 248 thất bại, nước ta lại lệ thuộc vào các triều đại phong kiến Trung Quốc. Nhân dân ta liên tục khởi nghĩa, song tất cả các cuộc khởi nghĩa đều bị bọn xâm lược dìm trong biển máu.

Năm 502, Tiêu Diễn cướp ngôi nhà Tề lập ra nhà Lương. Vua Lương sai Lâm Vũ hầu Tiêu Tư sang làm thứ sử Giao Châu. Y là kẻ vô cùng tham lam, tàn bạo, đặt ra hàng trăm loại thứ thuế, kể cả bán vợ, đợ con cũng phải nộp thuế. Nhân dân khổ cực trăm bề, khắp nơi sôi sục chuẩn bị khởi nghĩa. Mở đầu là cuộc khởi nghĩa của Lý Tông Hiến năm 516, tuy sớm thất bại nhưng là màn khởi đầu cho cao trào khởi nghĩa của nhân dân ta.

Căn hộ của quốc hiệu vạn xuân là gì

Chân dung vua Lý Nam Đế (503-548)

Lý Bí thuộc tầng lớp quan lại phong kiến Việt, là một nhà hào hữu có tài văn võ. Ông có ra làm quan với nhà Lương, coi việc quân ở Đức Châu (Nghệ Tĩnh) nhưng bất đắc chí nên bỏ quan, về quê ở Thái Bình. Vùng quê ông có Tinh Thiều, giỏi văn chương, lặn lội sang kinh đô nhà Lương (Nam Kinh) xin bổ một chức quan (trước năm 521). Nam triều Trung Quốc cho đến thời Lương, phân biệt tôn ti chặt chẽ giữa quý tộc và bình dân. Lại bộ thượng thư nhà Lương là Sái Tôn bảo họ Tinh là hàn môn (người nghèo), không có tiên hiền, chỉ cho Thiều làm Quảng Dương môn lang tức là chân canh cổng thành phía tây kinh đô Kiến Khang. Tinh Thiều thấy thế làm xấu hổ, không nhậm chức về quê, cùng Lý Bí mưu tính việc khởi nghĩa, chiêu tập hiền tài. Từ đó, Lý Bí chiêu tập nhân dân và các hào trưởng địa phương, mưu khởi nghĩa chống lại nhà Lương.

Lý Bí nhân lòng oán giận của dân, đã liên kết với hào kiệt các châu trên cả nước cùng nổi dậy chống nhà Lương. Triệu Túc là thủ lĩnh đất Chu Diên, Phạm Tu là một tướng tài người làng Thanh Liệt (Thanh Trì, Hà nội) đã sớm đến với cuộc khởi nghĩa. Lý Bí đóng quân ở làng Lưu Xá (nay là xã Đức Giang, huyện Hoài Đức, Hà Nội) khi đó còn là rừng rậm. Ông xây dựng căn cứ dưới dạng chùa. Các căn cứ làm nhiệm vụ luyện quân, sản xuất vũ khí. Ông cho tuyển mộ thêm quân sĩ, mở hội võ, vật để kén tướng.

Tháng giêng năm 542, cuộc khởi nghĩa toàn dân do Lý Bí lãnh đạo bùng nổ. Không đầy 3 tháng sau, bè lũ đô hộ nhà Lương đã bị quét sạch. Nghĩa quân chiếm được châu thành Long Biên (nay thuộc Bắc Ninh). Sau những giờ phút kinh hoàng buổi đầu, chính quyền nhà Lương lập tức tổ chức đối phó. Tháng 4 năm 542, quân Lương tổ chức cuộc tấn công Giao Châu từ cả hai phía bắc và nam nhưng đã bị Lý Bí đánh bại và nắm quyền làm chủ đất nước cho đến tận Đèo Ngang (Quảng Bình). Năm 543, nhà Lương tổ chức cuộc phản công chinh phục lần thứ hai, vua Lương lại sai Thứ sử Giao Châu là Tôn Quýnh, Thứ sử Tân Châu là Lư Tử Hùng đem quân sang đánh một lần nữa, nhưng Lý Bí đã tổ chức một trận đánh lớn ở Hợp Phố để giành thế chủ động. Quân giặc mười phần chết đến bảy, tám và chạy về nước.

Trong khi đối phó với nhà Lương ở phía Bắc thì tại phía Nam, vua Lâm Ấp định tấn công Giao Châu. Tháng 5 năm 543, vua Lâm Ấp đem quân xâm chiếm quận Nhật Nam và tiếp đến đánh phá quận Cửu Đức. Trước tình hình này, Lý Bí cử tướng Phạm Tu đem quân vào trấn áp và ông đã đánh bại quân Lâm Ấp tại Cửu Đức, quân giặc phải chạy trốn về nước. Cả hai tuyến biên giới ở phía nam và phía bắc đều được tạm yên.

Trên đà chiến thắng, vào mùa xuân, tháng giêng năm 544, Lý Bí tuyên bố dựng nước, đặt Quốc hiệu Vạn Xuân (với ý nguyện xã tắc truyền đến muôn đời), ông lên ngôi Hoàng Đế, tự xưng là Nam Đế. Ông quyết định bỏ niên hiệu của nhà Lương, đặt niên hiệu mới là Thiên Đức, mở chùa Khai quốc (chùa Mở Nước), đúc tiền riêng (tiền Thiên Đức).

Căn hộ của quốc hiệu vạn xuân là gì

Chùa Khai Quốc (nay là chùa Trấn Quốc) được xây dựng dưới triều vua Lý Nam Đế

Ông cho đóng đô ở miền cửa sông Tô Lịch, triều đình do vua đứng đầu, bên dưới có hai ban văn, võ. Tinh Thiều được phong làm tướng văn, Phạm Tu làm tướng võ, Triệu Túc làm Thái phó và Lý Phục Man được cử làm tướng quân coi giữ miền biên giới. Lý Nam Đế còn cho dựng điện Vạn Thọ để làm nơi văn võ bá quan triều hội. Cơ cấu triều đình Vạn Xuân tuy còn sơ sài nhưng rõ ràng đây là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, người Việt đã tự xây dựng cho mình một cơ cấu nhà nước mới theo chế độ tập quyền trung ương. Lý Nam Đế là một bậc anh tài, có chí lớn đã lãnh đạo nhân dân đứng lên khởi nghĩa giành lại quyền tự chủ, thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất, kiên cường và liên tục của nhân dân ta trong suốt chiều dài lịch sử bị phương Bắc đô hộ. Tuy việc lớn vẫn chưa thành, nhưng ông đã để lại cho người sau tiếp nối sự nghiệp đấu tranh giành quyền tự chủ bài học về ý thức dân tộc, về nghệ thuật chiến đấu chống giặc ngoại xâm.

Mặc dù nhà nước Vạn Xuân non trẻ chỉ tồn tại 5 năm (544 – 548) cho đến khi Lý Nam Đế qua đời. Trong những năm tháng này, vị vua họ Lý đã liên tục củng cố, xây dựng và phòng thủ tuyến Chu Diên, Tô Lịch, Gia Ninh và nhiều lần trực tiếp cầm quân chặn đánh quân thù.

Việc ông đặt tên nước là Vạn Xuân, tự xưng là Hoàng đế, định niên hiệu, lập một triều đình riêng ngang hàng với nước lớn phương Bắc là sự khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, sự trưởng thành của ý thức dân tộc, của lòng tin vững chắc ở khả năng vươn lên làm chủ vận mệnh của mình, làm chủ đất nước, sự bền vững muôn đời của đất trời phương Nam.

Cuộc khởi nghĩa của Lý Bí ở thế kỷ 6 là đỉnh cao trong quá trình đấu tranh giành độc lập của dân tộc ta trong suốt hàng nghìn năm Bắc thuộc. Cuộc khởi nghĩa ấy đã hoàn toàn thắng lợi với việc ra đời của Nhà nước Vạn Xuân đã khẳng định nền độc lập tự chủ của đất nước ta và phủ nhận quyền đô hộ tàn bạo của thế lực phong kiến khổng lồ phương Bắc.

Căn hộ của quốc hiệu vạn xuân là gì

Một trong những đình thờ vua Lý Nam Đế tại cụm di tích đình Mộ Đạo, đình Bảo Đức, đình Đại Phúc, xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc

Những gì ông để lại là cả một sự nghiệp cao cả, Lý Nam Đế đã dựng lên nhà nước Vạn Xuân, một nhà nước độc lập, tự chủ cho dân tộc ta sau hơn 500 năm đấu tranh chống lại các triều đại phong kiến phương Bắc. Công lao của ông vô cùng lớn và xứng đáng được sử sách lưu danh để ngàn đời sau còn ca ngợi.

Ngày xưa Việt Nam gọi là gì?

Năm 1428, Lê lợi lên ngôi, đặt lại tên nước là Đại Việt (lãnh thổ nước ta lúc này về phía Nam đã tới Huế). Quốc hiệu Đại Việt được giữ qua suốt thời Hậu Lê (1428-1787) và thời Tây Sơn (1788-1801). Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, mở đầu thời Nguyễn và cho đổi tên nước là Việt Nam.

Tên nước Vạn Xuân có ý nghĩa như thế nào?

Vạn Xuân là quốc hiệu của Việt Nam trong thời kỳ độc lập ngắn ngủi, thoát khỏi chính quyền phương Bắc. Lý Nam Đế đặt tên nước với ý nghĩa mong cho xã tắc thanh bình, dân tộc độc lập, thịnh vượng và truyền đến muôn đời sau.

Tên đầy đủ của nước ta là gì?

Ngày 2.9.1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tháng 2, năm Giáp Tý (1804), vua Gia Long chính thức đổi quốc hiệu nước ta là Việt Nam.

Lý Bí lấy hiệu là Lý Nam Đế có ý nghĩa gì?

Lý Nam Đế có tài văn võ. Ông đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, đánh đuổi được quân đô hộ, rồi xưng là Nam Đế(vua nước Nam), đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở Long Biên (chưa rõ ở đâu, có lẽ gần thành phố Bắc Ninh ngày nay).