Cài đặt activinspire trên windows server 2008

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

 Nguyễn Thị Ngọc Linh

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

- Dạy học tương tác không phải là một vấn đề mới được đề cập trong các mục tiêu giáo dục. Trong các phần mềm soạn giáo án hiện đang được sử dụng hiện nay đều có các công cụ hỗ trợ nhằm thiết kế các hoạt động tăng cường sự trao đổi, tương tác giữa GV và HS, giữa HS với bài học và giữa HS với HS. Một số phần mềm thiết kế bài giảng điện tử được sử dụng rộng rãi là:

+ Violet: Là phần mềm công cụ giúp cho GV có thể tự xây dựng được các bài giảng điện tử theo ý tưởng của mình. Ưu điểm của phần mềm này chú trọng hơn trong việc tạo ra các bài giảng có âm thanh, phim và flash rất phù hợp với HS phổ thông các cấp.

+ Adobe Presenter: Phần mềm này như một add-in tích hợp với MS Powerpoint, giúp chuyển đổi các bài trình chiếu Powerpoint sang dạng tương tác multimedia, có kèm thêm bộ công cụ soạn câu hỏi.. . Phần mềm này tạo ra bài giảng điện tử tương thích với chuẩn quốc tế SCORM, có thể dạy online hay offline [39].

+ Lecture Maker & Teaching Mate: Hệ thống thiết kế bài giảng điện tử và quản lý tài nguyên, tạo ngân hàng đề thi….

+ Microsoft LCDS: Chương trình thiết kế bài giảng điện tử theo chuẩn SCORM của hãng Microsoft.

+ PowerPoint: Chương trình này thiên về tính trình chiếu hơn là tương tác. Các bài giảng soạn trên PowerPoint đều không thể chuẩn hóa theo chuẩn SCORM.

- Tuy nhiên để thiết kế bài giảng GV rất mất rất thời gian và công sức vì để thực hiện các ý tưởng cần các thao tác rất phức tạp, đòi hỏi GV sự tỉ mỉ, khéo léo sắp xếp vì thế việc thực hiện phụ thuộc rất nhiều vào trình độ ứng dụng CNTT của GV. Hơn nữa, sự tương tác hai chiều vẫn không thể hiện rõ rệt trong quá trình dạy và học. Vì thế GV rất cần một phương tiện giúp cho việc tương tác thật sự dễ dàng với HS. PTDH tương tác Activboard ra đời đã đáp ứng rất kịp thời mong muốn đó của GV.

- Đã có một số tiểu luận, khoá luận tốt nghiệp, luận vănnghiên cứu về lý thuyết dạy học tương tác và cách sử dụng phương tiện tương tác Activboard:

1. Phan Thị Vinh (2008), Dạy học tương tác thông qua blog dạy học chương Halogen - Hóa học lớp 10 nâng cao, Luận văn thạc sĩgiáo dục học, Đại học Sư phạm TP HCM.

2. Lương Thị Hoài Trang (2009), Phương pháp sử dụng thiết bị Activboard vào dạy học Địa lý lớp 10, Khóa luận tốt nghiệp Đại học Sư phạm TP HCM.

3. Vũ Lê Hà Khánh, Nguyễn Diệu Linh (2010), Dạy học theo lí thuyết tình huống, Tiểu luận Phương pháp dạy học hiện đại, Đại học Sư phạm TP HCM.

4. Lê Trung Thu Hằng (2011), Sử dụng Hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học Hóa học lớp 10 ở trường trung học phổ thông, Luận văn Thạc sĩ giáo dục học, Đại học Sư phạm TP HCM.

5. Lê Thị Thơ (2011), Sử dụng phần mềm ActivInspire thiết kế bài lên lớp phần hóa học vô cơ lớp 11 chương trình nâng cao, Luận văn thạc sĩgiáo dục học,Đại học Sư phạm TP HCM.

1.2. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC [4], [7]

1.2.1. Đổi mới PPDH

- PPDH là cách thức làm việc của thầy và trò trong sự phối hợp thống nhất dưới sự chỉ đạo của thầy nhằm làm cho trò tự giác, tích cực, tự lực đạt tới mục đích học tập.

- PPDH là cách thức, con đường hoạt động của thầy và của trò dưới sự chỉ đạo của thầy, nhằm làm cho trò nắm vững kiến thức, kĩ năng và kĩ xảo, phát triển năng lực nhận thức, hình thành thế giới quan khoa học và nhân sinh quan xã hội chủ nghĩa.

- Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới PPDH đã và đang được xã hội quan tâm rất nhiều, đã có nhiều buổi hội thảo và bài báo thảo luận về vấn đề này.

Xu thế đổi mới PPDH trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay là:

+ Chuyển từ mô hình dạy học truyền thụ một chiều sang mô hình dạy học hợp tác hai chiều.

+ Chuyển từ quan điểm PPDH “lấy GV làm trung tâm” sang quan điểm PPDH “lấy HS làm trung tâm”.

+ Dạy cách học, bồi dưỡng năng lực tự học và tự đánh giá.

+ Học để không chỉ nắm vững kiến thức mà cả phương pháp giành lấy kiến thức.

+ Học lấy việc áp dụng kiến thức và bồi dưỡng thái độ làm trung tâm.

+ Sử dụng các PPDH tích cực.

+ Sử dụng các phương tiện kĩ thuật hiện đại.

- Ta có thể nhận thấy:

+ Đổi mới PPDH không phải là một việc có thể thấy kết quả tức thời mà phải là một quá trình liên tục phát huy, kế thừa những ưu điểm của giáo dục truyền thống và tiếp thu có chọn lọc những PPDH hiện đại trên thế giới.

+ Cần chú trọng áp dụng phong phú đa dạng của các PPDH.

+ Trọng tâm của đổi mới PPDH hướng vào là HS, mục đích là để nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học.

+ Mục tiêu của việc đổi mới PPDH là đào tạo ra những HS có tư duy tốt, biết, hiểu, ghi nhớ và vận dụng tốt kiến thức đã học vào những tình huống mới, thực tế cuộc sống chứ không là HS chỉ biết thuộc bài.

+ GV giỏi không phải là người GV dạy cho HS nhiều kiến thức mà là dạy cho HS biết cách tư duy, vận dụng kiến thức.

+ GV phải có sự đồng cảm với HS.

+ Đổi mới PPDH cũng chú trọng những yếu tố khác ảnh hưởng đến kết quả quá trình dạy học: Sức khỏe, vốn kiến thức, khả năng ghi nhớ, khả năng tư duy sáng tạo, phương pháp học tập của HS, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho học tập, trình độ của GV.

1.2.2. Dạy học bằng hoạt động của người học [4], [7], [23], [24]

Nội dung cơ bản của xu hướng đổi mới phương pháp này là tạo mọi điều kiện cho HS hoạt động càng nhiều càng tốt. Theo lối dạy học cũ, hoạt động của thầy chiếm phần lớn thời gian trên lớp. Trò chủ yếu ngồi nghe một cách thụ động, rất ít khi tham gia vào hoạt động chung của lớp. Trò ít được phát biểu, càng rất ít khi được thắc mắc, hỏi thầy những điều không hiểu hay chưa được rõ. Dạy như thế kết quả học tập bị hạn chế rất nhiều. Người ta đã tìm cách làm giảm thời gian hoạt động của thầy và tăng thời gian hoạt động của trò trong một tiết học. Với cách tiếp cận đó, thực chất của dạy học bằng hoạt động của người học là chuyển từ lối dạy cũ (thầy nặng về truyền đạt, trò tiếp thu một cách thụ động) Sang lối dạy mới, trong đó vai trò chủ yếu của thầy là tổ chức, hướng dẫn hoạt động, trò chủ động tìm kiếm, phát hiện ra kiến thức.

1.2.2.1. Ý nghĩa, tác dụng của dạy học bằng hoạt động của người học

- Dạy học bằng hoạt động của người học là một nội dung của dạy học hướng vào người học. HS chỉ có thể phát triển tốt các năng lực tư duy, khả năng giải quyết vấn đề, thích ứng với cuộc sống… nếu như họ có cơ hội hoạt động.

- Dạy học bằng hoạt động của người học là một trong những con đường dẫn đến thành công của người GV.

- Dạy học bằng hoạt động của người học làm tăng hiệu quả dạy học.

- Dạy học bằng hoạt động của người học có ý nghĩa đặt biệt quan trọng khi rèn luyện các kỹ năng dạy học cho sinh viên sư phạm vì kỹ năng chỉ có thể được hình thành qua hoạt động.

Mục lục

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

1.2.1. Đổi mới PPDH

1.2.2. Dạy học bằng hoạt động của người học

1.3. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1.3.1. Khái niệm về phương tiện dạy học

1.3.2. Phân loại phương tiện dạy học

1.3.3. Vai trò của phương tiện dạy học

1.3.4. Các yêu cầu chung đối với các phương tiện dạy học

1.3.5. Các nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học

1.3.6. Lựa chọn phương tiện dạy học

1.3.7. Những sai sót điển hình trong việc sử dụng phương tiện dạy học

1.4. DẠY HỌC TƯƠNG TÁC

1.4.1. Khái niệm

1.4.2. Bản chất

1.4.3. Đặc trưng

1.4.4. Các dạng tương tác trong dạy học

1.4.5. Môi trường theo quan điểm sư phạm tương tác

1.4.6. Các tình huống trong dạy học tương tác

1.5. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC TƯƠNG TÁC ACTIVBOARD

1.5.1. Giới thiệu

1.5.2. Cài đặt và sử dụng các công cụ

1.5.3. Giới thiệu tổng quát về ActivInspire

1.5.4. Các trình duyệt của ActivInspire

1.6. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC TƯƠNG TÁC

ACTIVBOARD Ở VIỆT NAM

Tóm tắt chương 1

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ GIÁO ÁN MÔN HOÁ HỌC 9 TRÊN

PHƯƠNG TIỆN TƯƠNG TÁC ACTIVBOARD

2.1. TỔNG QUAN VỀ CHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC LỚP 9 THCS

2.1.1. Mục tiêu chương trình

2.1.2. Cấu trúc chương trình

2.1.3. Nội dung chương trình

2.2. HỒ SƠ BÀI DẠY

2.2.1. Khái niệm

2.2.2. Giáo án

2.2.3. Bài trình chiếu

2.2.4. Tư liệu dạy học

2.3. NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN BÀI HỌC ĐỂ SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN

TƯƠNG TÁC ACTIVBOARD

2.4. NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ HỒ SƠ BÀI DẠY BẰNG PHƯƠNG TIỆN

TƯƠNG TÁC ACTIVBOARD

2.4.1. Đảm bảo tính sư phạm

2.4.2. Đảm bảo tính trực quan

2.4.3. Đảm bảo tính tương tác hai chiều

2.4.4. Đảm bảo tính phổ biến

2.4.5. Đảm bảo tính trật tự hợp lí

2.4.6. Đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật

2.4.7. Đảm bảo HS ghi chép bài tốt

2.5. QUI TRÌNH THIẾT KẾ HỒ SƠ BÀI DẠY BẰNG PHƯƠNG TIỆN

TƯƠNG TÁC ACTIVBOARD

2.5.1. Xác định mục tiêu bài học

2.5.2. Xác định kiến thức cơ bản, trọng tâm của bài

2.5.3. Sưu tầm, thiết kế tư liệu

2.5.4. Hình thành ý tưởng

2.5.5. Xây dựng bộ khung bài học

2.5.6. Thiết kế các hoạt động

2.5.7. Thiết kế bài trình chiếu

2.5.8. Thiết kế giáo án

2.5.9. Xây dựng tư liệu dạy học

2.5.10. Trình chiếu, dạy thử, sửa chữa, hoàn thiện

2.6. MỘT SỐ GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM

2.6.1. Giáo án bài 37 “Etilen”

2.6.2. Giáo án bài 39 “Benzen”

2.6.3. Giáo án bài 40 “Dầu mỏ và khí thiên nhiên”  

2.6.4. Giáo án bài 44 “Rượu Etylic”  

2.6.5. Giáo án bài 45 “Axit axetic”  

2.6.6. Giáo án bài 47 “Mối quan hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic”  

2.7. NHỮNG LƯU Ý KHI TRÌNH CHIẾU BÀI DẠY TRÊN LỚP

Tóm tắt chương 2

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM

3.2. NHIỆM VỤ THỰC NGHIỆM

3.3. ĐỐI TƯỢNG THỰC NGHIỆM

3.4. TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM

3.5. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

3.5.1. Dựa vào kết quả các bài kiểm tra

3.5.2. Dựa vào kết quả điều tra GV

3.5.3. Dựa vào kết quả điều tra HS

3.6. MỘT SỐ BÀI HỌC SAU THỰC NGHIỆM

3.6.1. Khi sử dụng bảng Activboard

3.6.2. Khi sử dụng bút Activpen

3.6.3. Khi sử dụng phần mềm ActivInspire

3.6.4. Khi sử dụng Activote

Tóm tắt chương 3

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Linkdownload: SỬ DỤNG PHẦN MỀM ACTIVINSPIRE VÀ PHƯƠNG TIỆN TƯƠNG TÁC ACTIVBOARD TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC LỚP 9 TRUNG HỌC CƠ SỞ