Cách xử lý khi con nói dối

Trẻ con không biết nói dối là cách người lớn thường nói với nhau. Nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng. Trong quá trình trưởng thành của con chắc chắn sẽ có những lúc con nói dối cha mẹ. Nói dối là hành vi tất yếu trong quá trình phát triển tâm lý của con người. Khi con nói dối phải làm sao? Bạn có phải là phụ huynh thông thái khi đối diện với việc con hay nói dối? Hãy cùng kiểm tra ngay sau đây: 

Vì sao con nói dối?

Cách xử lý khi con nói dối

Con nói dối phải làm sao? – Cách xử trí của phụ huynh thông thái

Trước tiên, bố mẹ nên nhớ nói dối là hành vi tất yếu trên hành trình trưởng thành của con. Vì vậy, bố mẹ không nên có bất ngờ và có phản ứng hay động gay gắt khi gặp trường hợp con nói dối. Điều phụ huynh cần làm là bình tĩnh và xét xem lời nói dối của con thuộc trường hợp nào sau đây:

Trường hợp 1: Trẻ dưới 6 tuổi, chúng chưa phân biệt được tưởng tượng và thực tế. Vì vậy, những lời nói dối này có thể thực chất là biểu hiện của trí tưởng tượng của con. Tuy nhiên, trẻ dưới 6 tuổi cũng có thể nói dối để tránh bị bố mẹ mắng hay đạt được điều con mong muốn.

Trường hợp 2: trẻ nói dối là phản ứng của sự tự vệ. Khi bị tra hỏi gay gắt, nhiều bé sẽ nói dối, bao biện vì sợ bị trách phạt, đòn roi. Đây là phản ứng tự vệ, bảo vệ bản thân.

Trường hợp 3: Trẻ bắt chước người lớn nói dối. Trẻ càng nhỏ thì khả năng quan sát, bắt chước của con càng nhanh nhạy. Vì vậy, trẻ rất nhanh chóng bắt chước các hành vi của người lớn đặc biệt là cha mẹ.

Một số lí do trẻ nói dối khác:

  • Gây ấn tượng với người khác. (Ví dụ: khoe khoang với bạn bè)
  • Trốn làm việc không muốn làm (Ví dụ: dọn đồ chơi)
  • Tránh làm bố mẹ thất vọng vì kì vọng của bố mẹ quá cao
  • Muốn được chú ý

Bố mẹ nên làm gì khi con nói dối? 

Tìm hiểu lý do con nói dối

Cách xử lý khi con nói dối

Tìm hiểu lý do con nói dối

Để giải quyết tận gốc vấn đề việc hiểu rõ vấn đề là rất cần thiết. Ví dụ trong trường hợp con nói dối vì không thể phân biệt được tưởng tượng và nói dối. Điều ba mẹ cần làm đó là giúp con phân biệt được sự thật và tưởng tượng. Trong quá trình phân tích, bố mẹ cần tinh tế, linh hoạt để con có thể hiểu nhưng không kìm hãm sự sáng tạo của con. Việc giải thích có thể sẽ mất rất nhiều thời gian. Vì vậy, bố mẹ cần kiên trì và bĩnh tĩnh với con. Nuôi con, giáo dục con là một chặng đường dài.

Nếu trường hợp con nói dối để tự vệ. Bố mẹ cũng rất cần bình tĩnh để xử lý. Việc nóng giận, gay gắt sẽ khiến con thêm sợ hãi và có thể tiếp tục nói dối để bao biện, tự vệ. Đây là điều không ai muốn xảy ra đúng không nào. Với trường hợp này, trước tiên bố mẹ nên giúp con bình tĩnh lại bằng cách hít thở hoặc cho con thời gian. Kho con bình tĩnh, việc thủ thỉ, tâm sự như người bạn sẽ giúp bố mẹ giải quyết tình trạng con nói dối hiệu quả hơn.

Đừng để trẻ con cảm thấy chúng không thể tới tìm bạn

Cách xử lý khi con nói dối

Đừng để trẻ con cảm thấy chúng không thể tới tìm bạn

Đừng để trẻ con cảm thấy chúng không thể tới tìm bạn. Nếu điều này xảy ra tương tự với việc tình trạng con nói dối sẽ diễn ra liên tục. Bởi con luôn sợ hãi, sợ bị mắng, sợ bị phạt. Con nói dối để né tránh, tự vệ. Về lâu dài, điều này không tốt cho sự phát triển nhân cách của trẻ.

Nghiên cứu cho thấy, nếu bố mẹ dọa nạt sẽ phạt con khi con nói dối thì bé sẽ càng không nói sự thật. Bố mẹ nên giải thích cho con rằng bạn sẽ không tức giận khi được nghe lời nói thật. Giúp con hiểu  sự thật là quan trọng nhất. Bố mẹ hãy bình tĩnh lắng nghe và chỉ ra chỗ sai của con.

Hãy tập trung vào hậu quả. Tuyệt đối không đổ lỗi cho con. Nếu con chịu nói thật, bố mẹ có thể khen con: “Cám ơn con đã nói thật cho bố/ mẹ nghe, Bố mẹ rất vui khi con dám nói thật,…”.

Dạy con về hậu quả

Chúng ta phạt con bắt nguồn từ tức giận. Nhưng thay vì làm điều đó, chúng ta hãy hướng tới hậu quả, hướng tới mục tiêu sửa chữa lỗi lầm. Ví dụ, nếu con nói dối về làm việc nhà. Bố mẹ cần nói với con về ý nghĩa của việc chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Sau đó, bố mẹ tạo cơ hội cho con sửa chữa lỗi lầm. Đó là tạo cho con một nhiệm vụ thích hợp chẳng hạn như làm những việc nhỏ quanh nhà.

Cuối cùng, các bậc phụ huynh hãy lưu ý, nếu con mình vẫn nói dối thường xuyên kể cả sau khi đã được dạy dỗ và hứa hẹn, hãy tìm tới những chuyên gia tâm lý về hành vi trẻ em để đánh giá hành vi và có giải pháp đúng đắn.

Trên là những chia sẻ của Toppy xoay quanh chủ đề con nói dối phải làm sao. Hy vọng những chia sẻ này có thể giúp ích cho các phụ huynh thông thái trên chặng đường nuôi con lớn khôn, ngoan ngoãn.

>> Xem thêm:3 Giai đoạn vàng phát triển trí não cho trẻ mà mẹ không nên bỏ lỡ

Nuôi dạy con theo phương pháp khoa học cùng TOPPY

Sứ mệnh

Toppy là một nền tảng edtech (công nghệ giáo dục) đem đến một trải nghiệm học tập trực tuyến dễ dàng và hiệu quả hơn cho học sinh, xóa tan nỗi lo bài vở, hổng kiến thức và giúp nâng cao điểm số.

Ứng dụng sức mạnh công nghệ, Toppy đem tới một giải pháp công bằng trong học tập tới học sinh các tỉnh thành khó tiếp cận với giáo viên giỏi và thiếu các cơ sở giảng dạy nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân của mỗi học sinh, và dân chủ hóa giáo dục, giúp mọi học sinh, bất kể ở khu vực địa lý và điều kiện kinh tế nào, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội, được tiếp cận sản phẩm và dịch vụ giáo dục chất lượng cao. Từ đó, chúng tôi có thể góp phần giảm thiểu sự bất bình đẳng trên thế giới và cung cấp cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người.

Tầm nhìn

Toppy trở thành hệ thống học tập thích ứng sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn dành cho học sinh từ lớp 1 tới lớp 12 chất lượng và uy tín nhất, tiên phong đổi mới giáo dục tại Việt Nam và dẫn đầu Đông Nam Á trong cuộc cách mạng 4.0.

Để biết thêm nhiều hơn về chủ đề nuôi dạy con thông minh, mời quý phụ huynh tham khảo thêm một số bài viết tại trang website chính thức của Toppy. Toppy rất hân hạnh được đồng hành cùng quý phụ huynh và các con. Trong quá trình ba mẹ giáo dục – các con phát triển và hoàn thiện nhân cách. Để lại bình luận cho Toppy ở dưới bài viết để chúng ta cùng nhau thảo luận thêm về nhiều đề tài khác nhau nhé!