Cách viết hóa đơn điều chỉnh giảm thuế suất năm 2024

Ngày 28/12/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 94/2023/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị quyết 110/2023/QH15 ngày 29/11/2023 của Quốc hội.

Theo đó, hướng dẫn xuất hóa đơn giảm thuế GTGT xuống 8% theo Nghị định 94/2023/NĐ-CP như sau:

- Đối với cơ sở kinh doanh 1, khi lập hóa đơn giá trị gia tăng cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng, tại dòng thuế suất thuế giá trị gia tăng ghi “8%”; tiền thuế giá trị gia tăng; tổng số tiền người mua phải thanh toán. Căn cứ hóa đơn giá trị gia tăng, cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ kê khai thuế giá trị gia tăng đầu ra, cơ sở kinh doanh mua hàng hóa, dịch vụ kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo số thuế đã giảm ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.

- Đối với cơ sở kinh doanh 2, khi lập hóa đơn bán hàng cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng, tại cột “Thành tiền” ghi đầy đủ tiền hàng hóa, dịch vụ trước khi giảm, tại dòng “Cộng tiền hàng hóa, dịch vụ” ghi theo số đã giảm 20% mức tỷ lệ % trên doanh thu, đồng thời ghi chú: “đã giảm... (số tiền) tương ứng 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết 110/2023/QH15”.

- Trường hợp cơ sở kinh doanh 1 khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ áp dụng các mức thuế suất khác nhau thì trên hóa đơn giá trị gia tăng phải ghi rõ thuế suất của từng hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 94/2023/NĐ-CP.

Trường hợp cơ sở kinh doanh 2 khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thì trên hóa đơn bán hàng phải ghi rõ số tiền được giảm theo quy định tại khoản 3 Điều này.

- Trường hợp cơ sở kinh doanh đã lập hóa đơn và đã kê khai theo mức thuế suất hoặc mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng chưa được giảm theo quy định tại Nghị định này thì người bán và người mua xử lý hóa đơn đã lập theo quy định pháp luật về hóa đơn, chứng từ. Căn cứ vào hóa đơn sau khi xử lý, người bán kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, người mua kê khai điều chỉnh thuế đầu vào (nếu có).

- Cơ sở kinh doanh thực hiện kê khai các hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng theo Mẫu số 01 tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 94/2023/NĐ-CP cùng với Tờ khai thuế giá trị gia tăng.

Cách viết hóa đơn điều chỉnh giảm thuế suất năm 2024
Mẫu kê khai các hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng

Mức giảm thuế giá trị gia tăng

- Cơ sở kinh doanh 1: Cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 94/2023/NĐ-CP.

- Cơ sở kinh doanh 2: Cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 94/2023/NĐ-CP.

Nghị định 94/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2024 đến hết ngày 30/6/2024.

Các bộ theo chức năng, nhiệm vụ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ quan liên quan triển khai tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát để người tiêu dùng hiểu và được thụ hưởng lợi ích từ việc giảm thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều 1 Nghị định 94/2023/NĐ-CP, trong đó tập trung các giải pháp ổn định cung cầu hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng nhằm giữ bình ổn mặt bằng giá cả thị trường (giá chưa có thuế giá trị gia tăng) từ ngày 01/01/2024 đến hết ngày 30/6/2024.

Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc giao Bộ Tài chính hướng dẫn, giải quyết.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định 94/2023/NĐ-CP.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Lập hóa đơn điều chỉnh giảm (tăng) là việc mà bên bán và bên mua cần phải tiến hành khi phát hiện sai sót đối với những hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế. Điều này đã được quy định rất rõ tại Thông tư 39/2014/TT-BTC do Bộ Tài Chính ban hành. Bài viết này hóa đơn điện tử einvoice.vn sẽ hướng dẫn cách viết hóa đơn điều chỉnh giảm đúng và chi tiết nhất.

Cách viết hóa đơn điều chỉnh giảm thuế suất năm 2024

Hướng dẫn cách viết hóa đơn điều chỉnh giảm cực chi tiết

1. Khi nào thì viết hóa đơn điều chỉnh giảm?

Theo Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC, đối với các trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế nhưng sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản điều chỉnh giảm (tăng) hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót.

\>> Hướng dẫn cách lập hóa đơn điện tử trên phần mềm E-invoice

Như vậy, hóa đơn điều chỉnh giảm sẽ được lập với các trường hợp cụ thể sau:

  • Khi viết sai hóa đơn: Hóa đơn đã lập và đã giao cho người mua hay người bán và người mua đã kê khai thuế nhưng sau đó phát hiện ra sai sót: Số lượng hàng hóa, giá bán,... cao hơn thực tế thì cần điều chỉnh sai sót.
  • Khi thực hiện giảm giá bán hàng hóa: Trường hợp bên bán chất thuận giá sau khi đã bán hàng và phát hành hóa đơn (giảm giá ngoài hóa đơn) do hàng bán kém chất lượng, hàng lỗi,...
  • Thực hiện chiết khấu thương mại: Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hóa đơn điều chỉnh giảm kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh.
  • Điều chỉnh doanh thu giảm: Khi quyết toán giá trị công trình xây dựng, lắp đặt.

Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh giảm số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng..., tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh giảm, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng đúng mã số thuế người mua thì các bên lập biên bản điều chỉnh và không cần thiết phải lập hóa đơn điều chỉnh. Lưu ý rằng:

  • Hóa đơn đã lập trước đó bị sai chỉ tiêu nào thì điều chỉnh chỉ tiêu đó.
  • Chỉ ghi giá trị chênh lệch cần điều chỉnh lên hóa đơn điều chỉnh.
  • Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).
  • Khi lập hóa điều chỉnh, người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót hay lý do phải điều chỉnh hóa đơn.

2. Cách kê khai hóa đơn điều chỉnh giảm

Căn cứ Công văn 3430/TCT-KK, việc kê khai hóa đơn điều chỉnh giảm doanh thu, giảm thuế sẽ tiến hành như sau:

  • Đối với bên bán hàng thì thực hiện kê khai hóa đơn điều chỉnh giảm vào Bảng kê mẫu 01-1/GTGT và ghi giá trị âm.
  • Đối với bên mua thì thực hiện kê khai mẫu 01-2/GTGT và ghi giá trị âm.

Cách viết hóa đơn điều chỉnh giảm thuế suất năm 2024

Cách viết hóa đơn điều chỉnh giảm thuế suất năm 2024

Mẫu kê khai số 01-2/GTGT

Cách viết hóa đơn điều chỉnh giảm thuế suất năm 2024

Mẫu kê khai số 01-2/GTGT

Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua tiến hành kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh giảm phát sinh kỳ nào thì kê khai kỳ vào kỳ đó.

3. Hướng dẫn viết hóa đơn điều chỉnh giảm

Để viết hóa đơn điều chỉnh giảm, bạn sẽ tiến hành theo các bước sau:

  • Bước 1: Cả hai bên phải lập biên bản ghi nhận sai sót hoặc lập thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót. Bước 2: Bên bán lập biên bản điều chỉnh hóa đơn giảm vào Bảng kê mẫu 01-1/GTGT. Đồng thời bên mua tiến hành kê khai vào mẫu 01-2/GTGT.

Hóa đơn điều chỉnh thông tin thuế suất bao nhiêu?

Đối với các hóa đơn đã lập trước ngày 01/02/2022 với thuế suất thuế GTGT 10%, sau ngày 01/02/2022 phát sinh các nội dung sai sót cần điều chỉnh về tiền hàng, thuế GTGT hoặc trả lại hàng thì hóa đơn điều chỉnh, hóa đơn trả lại hàng được lập với thuế suất thuế GTGT là 10%.

Xuất hóa đơn điều chỉnh là gì?

Hóa đơn điều chỉnh là một loại hóa đơn được sử dụng để sửa đổi hoặc điều chỉnh thông tin trên hóa đơn ban đầu. Hóa đơn điều chỉnh thường được sử dụng khi có sự cố xảy ra trong quá trình lập hóa đơn ban đầu, như sai sót trong thông tin sản phẩm, số lượng, giá cả hoặc thông tin khách hàng.

KCT là viết tắt của từ gì?

Theo đó, đối với hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế, trên hóa đơn GTGT tại chỉ tiêu “thuế suất” thể hiện là KCT (Không chịu thuế GTGT).

Hóa đơn thay thế là như thế nào?

Hóa đơn thay thế là một hóa đơn được lập mới để thay cho một hóa đơn bị sai sót trước đó. Nói cách khác, hóa đơn cũ sẽ bị hủy và hóa đơn thay thế có giá trị hoàn toàn tương đương với hóa đơn sai sót đó.