Cách tập cho bé tự cầm bình sữa

Cách hướng dẫn bé yêu cách tự cầm bình sữa

    6 tháng tuổi là thời điểm bé bắt đầu cai sữa mẹ và thay đổi chế độ ăn. Bé đã bắt đầu giảm các cữ bú và cần làm quen với những kiểu ăn khác như bú bình. Việc thay đổi này sẽ không tránh khỏi cho bé bị bỡ ngỡ và chưa quen với việc bú và cầm bình sữa. Tuy nhiên không phải bé nào cũng có thể thích nghi nhanh chóng với thay đổi này. Kỹ năng cầm nắm được hình thành từ 3 tháng tuổi, nhưng để bé có thể tự cầm được bình sữa, các bậc phụ huynh và người thân cần biết cách để hướng dẫn bé yêu hoàn thiện kỹ năng này. Polesie Việt Nam sẽ hướng dẫn cho các bố mẹ cách để hướng dẫn bé yêu tự cầm được bình bú sữa. Đây là một quá trình và cần có thời gian để phát triển từ từ, bố mẹ cần thực sự kiên nhẫn luyện tập cho bé từ những bước đơn giản nhất.

1. Các bước tập cho bé bú bình

Cách tập cho bé tự cầm bình sữa

    - Bước 1 - Cho bé làm quen với bình sữa : Từ 6 tháng tuổi, bé đã có kỹ năng cầm nắm các đồ vật. Ngoài việc cho bé tập cầm nắm các món đồ chơi, mẹ có thể cho bé làm quen dần với bình sữa bằng việc cho bé sờ, chạm, cầm chơi để cảm nhận được kích thước cũng như trọng lượng của bình sữa. Khi bé quen dần mẹ có thể cho thêm 1 chút nước để cho bé luyện tập cầm bình kể cả khi có sữa ở trong.
    - Bước 2 - Cho bé biết tác dụng của bình sữa : Mỗi khi bé đói, mẹ hãy đưa bình sữa lên gần miệng của bé, đưa núm vú của bình sữa vào miệng bé. Mẹ nên hỗ trợ bé đỡ ở phần đáy bình sữa, chủ yếu là để bé biết được mối quan hệ giữa việc đói và việc cầm bình sữa. Bé sẽ biết được bình sữa như là một nguồn thực phẩm và sẽ có thể tự hình thành thói quen cầm bình sữa khi đói. 
    - Bước 3 - Bế bé khi cho bé bú bình : Để cho bé quen dần, thời gian đầu mẹ hãy bế bé khi cho bé bú bình. Cho bé cảm giác an toàn và không bị bỡ ngỡ khi vẫn được gần gũi mẹ. Tâm trạng thoải mái không sợ hãi sẽ khiến việc bú bình dễ dàng hơn với bé.
    - Bước 4 - Giữ yên tĩnh khi cho bé bù bình : Trẻ em dễ bị mất tập trung cho nên bố mẹ cần giảm thiểu tối đa các loại âm thanh khi bé bú bình. Có tiếng động hay ồn ào xung quanh khiến bé không chịu bú và nuốt vào nhiều không khí hơn.
    - Bước 5 - Hỗ trợ bé cầm bình sữa : Thời gian đầu bé có thể bị đau và mỏi tay khi phải cầm bình sữa trong 1 thời gian dài. Do vậy, bố hoặc mẹ nên hỗ trợ bằng cách đặt một chiếc gối hoặc vật mềm để đỡ bình sữa cho bé. Không những vậy, bố mẹ cũng có thể dùng dụng cụ giữ bình sữa ở đúng vị trí để bé không bị mỏi tay. Khi bé đã quen, mẹ cho bé tự cầm nhưng vẫn có sự trông chừng của mẹ khi bé bú.
    - Bước 6 - Giúp bé bỏ núm ra khỏi miệng :  Bé có thể sẽ không biết cách bỏ núm vú ra nếu được học cầm bình sữa từ sớm. Do vậy, khi bé bú xong, mẹ nên giúp bé bỏ núm vú ra khỏi miệng một cách nhẹ nhàng để tránh bị sâu răng cũng như nấm lưỡi. Nếu bé không chịu thì có nghĩa là bé chưa bú no và cần được bú tiếp. Mẹ chỉ cần giúp bé một vài lần, bé sẽ sớm tiến bộ trong các lần bú sau.

2. Những lưu ý cho bố mẹ khi tập cho bé bú bình

Cách tập cho bé tự cầm bình sữa

    - Việc tập cầm bình sữa cần thời gian, mệ không nên ép buộc bé khi bé chưa sẵn sàng. Đốt cháy giai đoạn dễ gây tổn thương về mặt thể chất cho bé.
    - Không để bé cầm bình sữa thẳng đứng trên miệng vì lượng sữa sẽ chảy ra nhiều khiến bé không nuốt kịp và dễ bị trào ngược lên mũi và tai. Tuy nhiên, khi bé có thể tự cầm và quen dần với việc bú bình, bé sẽ cảm nhận được và tự điều chỉnh độ dốc của bình khi bú.
    - Kể cả khi bé đã hoàn toàn tự cầm bình và bú được nhưng bố mẹ vẫn cần trông chừng bé. Ví dụ như bé bị ho, sặc hay trượt bình sữa thì sẽ giúp đỡ được kịp thời.
    - Bố mẹ cần lắng nghe âm thanh bé phát ra khi bú bình, nếu bé tạo ra nhiều ầm thanh hoặc âm thanh lớn có nghĩa là bé đã nuốt vào nhiều không khí. Cần kiểm tra núm vú xem có bị tắc không hoặc điều chỉnh vị trí bình sữa trong tay bé cho phù hợp.
    - Không nên để bé ngủ khi đang ngậm bình sữa. Việc này có thế khiến bé bị nghẹn và không vệ sinh cho khoang miệng của bé. Vì vậy, khi bé có dấu hiệu ngủ quên, bố mẹ cần bỏ bình sữa ra ngoài.

Đồ chơi cho bé Polesie Việt Nam cám ơn Bạn đã dành thời gian quan tâm và theo dõi !
Chúc bé yêu nhà mình luôn luôn mạnh khỏe và vui vẻ !