Các dạng bài tập về phiên mã và dịch mã năm 2024

THI247.com giới thiệu đến bạn đọc tài liệu lý thuyết trọng tâm và các dạng bài tập trắc nghiệm phiên mã và dịch mã trong chương trình Sinh học lớp 12.

Mục tiêu: Kiến thức: + Trình bày được khái niệm phiên mã, dịch mã. + Phân biệt được 3 loại ARN trong tế bào về cấu trúc và chức năng. + Trình bày được những diễn biến chính của cơ chế phiên mã và dịch mã. + Trình bày được hiện tượng pôlixôm và vai trò của nó. Kĩ năng: + Rèn luyện được kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh; năng lực tư duy lôgic, năng lực tự học.

  1. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM 1. Phiên mã. 2. Cơ chế dịch mã. II. CÁC DẠNG BÀI TẬP Dạng 1: Câu hỏi lí thuyết cơ bản. Để làm được dạng câu hỏi lí thuyết cơ bản này, phải phát biểu/trình bày/mô tả được: 1. Cấu trúc, chức năng của ba loại ARN. 2. Các giai đoạn chính của cơ chế phiên mã. 3. Các giai đoạn chính của cơ chế dịch mã và hiện tượng pôlixôm. 4. Kết quả và ý nghĩa của cơ chế phiên mã, dịch mã. Các cơ chế phiên mã, dịch mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc khuôn mẫu và nguyên tắc một chiều: + Trong quá trình phiên mã: nguyên tắc bổ sung diễn ra ở tất các các nuclêôtit trên mạch gốc của gen. + Trong quá trình dịch mã: nguyên tắc bổ sung không diễn ra ở bộ ba kết thúc. Dạng 2: Tính số phân tử mARN được tổng hợp và số đơn phân môi trường cung cấp. Bài toán thuận: Cho biết số lần phiên mã tính số phân tử mARN được tổng hợp và số đơn phân môi trường cung cấp. Phương pháp giải: Công thức 1: Số phân tử mARN được tổng hợp = số lần phiên mã của gen. Công thức 2: Số ribônuclêôtit môi trường cung cấp cho gen phiên mã 2 N số phân tử mARN. Công thức 3: Số ribônuclêôtit từng loại môi trường cung cấp cho quá trình phiên mã: mt rA rA số phân tử mARN; mt rU rU số phân tử mARN; mt rX rX số phân tử mARN; mt rG rG số phân tử mARN. Bài toán nghịch: Cho biết số đơn phân môi trường cung cấp, tính số lần phiên mã. Phương pháp giải: Công thức 1: 2 2 N M N M r r. Công thức 2: Số lần phiên mã mt rN rN. Dạng 3: Tính số chuỗi pôlipeptit được tổng hợp và số axit amin môi trường cung cấp cho quá trình dịch mã. Bài toán thuận: Cho biết số phân tử mARN và số lượt trượt của ribôxôm, tính số chuỗi pôlipeptit được tổng hợp và số axit amin môi trường cung cấp cho quá trình dịch mã. Phương pháp giải: Công thức 1: Mỗi axit amin có: + Chiều dài: 3 o A. + Khối lượng: 110 đvC. Công thức 2: Số liên kết peptit trong chuỗi pôlipeptit = số axit amin – 1. Công thức 3: Số chuỗi pôlipeptit được tổng hợp = số lượt trượt của các ribôxôm trên phân tử mARN. Công thức 4: Số axit amin môi trường cung cấp tổng hợp 1 chuỗi pôlipeptit 1 6 N. Công thức 5: Số phân tử H2O được giải phóng khi tổng hợp 1 chuỗi pôlipeptit 2. Bài toán nghịch: Cho biết số axit amin môi trường cung cấp, tính số nuclêôtit của gen quy định; số phân tử mARN; số lượt trượt của ribôxôm. Phương pháp giải: Công thức 1: Số axitamin của chuỗi pôlipeptit = (ZAxit amin(mt) : số chuỗi pôlipeptit). Công thức 2: Số phân tử mARN = Axit amin(mt): số lượt trượt của ribôxôm. Công thức 3: Số lượt trượt của ribôxôm = Axit amin(mt): số phân tử mARN.

[ads]

Bài tập trắc nghiệm phiên mã và dịch mã tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm vè quá trình phiên mã và dịch mã có đáp án đi kèm. Các câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 này sẽ giúp các bạn củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm để học tốt môn Sinh học 12, chuẩn bị cho các kỳ thi. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây nhé.

  • Tổng hợp trắc nghiệm Sinh học lớp 12
  • Bài tập trắc nghiệm di truyền học quần thể
  • Phân dạng bài tập di truyền học người phần phả hệ

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Bài tập trắc nghiệm phiên mã và dịch mã để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp gồm có 60 câu hỏi trắc nghiệm về bài phiên mã và dịch mã trong môn Sinh học lớp 12. Bài tập có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ

Câu 1: Ở cấp độ phân tử nguyên tắc khuôn mẫu được thể hiện trong cơ chế

  1. tổng hợp ADN, dịch mã.
  1. tổng hợp ADN, ARN.
  1. tự sao, tổng hợp ARN.
  1. tự sao, tổng hợp ARN, dịch mã.

Câu 2: Quá trình phiên mã ở vi khuẩn E.coli xảy ra trong

  1. ribôxôm.
  1. tế bào chất.
  1. nhân tế bào.
  1. ti thể.

Câu 3: Làm khuôn mẫu cho quá trình phiên mã là nhiệm vụ của

  1. mạch mã hoá.
  1. mARN.
  1. mạch mã gốc.
  1. tARN.

Câu 4: Đơn vị được sử dụng để giải mã cho thông tin di truyền nằm trong chuỗi polipeptit là

  1. anticodon.
  1. axit amin.
  1. codon.
  1. triplet.

Câu 5: Đặc điểm nào dưới đây thuộc về cấu trúc của mARN?

A.mARN có cấu trúc mạch kép, vòng, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X.

  1. mARN có cấu trúc mạch kép, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X.
  1. mARN có cấu trúc mạch đơn, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X.
  1. mARN có cấu trúc mạch đơn, thẳng, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X.

Câu 6: Quá trình phiên mã xảy ra ở

  1. sinh vật nhân chuẩn, vi khuẩn.
  1. sinh vật có ADN mạch kép.
  1. sinh vật nhân chuẩn, vi rút.
  1. vi rút, vi khuẩn.

Câu 7: Trong quá trình dịch mã, mARN thường gắn với một nhóm ribôxôm gọi là poliribôxôm giúp

  1. tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin.
  1. điều hoà sự tổng hợp prôtêin.
  1. tổng hợp các pr cùng loại.
  1. tổng hợp được nhiều loại prôtêin.

Câu 8: Đối mã đặc hiệu trên phân tử tARN được gọi là

  1. codon.
  1. axit amin.
  1. anticodon.
  1. triplet.

Câu 9: ARN được tổng hợp từ mạch nào của gen?

  1. Từ mạch có chiều 5' → 3'.
  1. Từ cả hai mạch đơn.
  1. Khi thì từ mạch 1, khi thì từ mạch 2.
  1. Từ mạch mang mã gốc.

Câu 10: Loại axit nuclêic tham gia vào thành phần cấu tạo nên ribôxôm là:

  1. rARN.
  1. mARN.
  1. tARN.
  1. ADN.

Câu 11: Ở cấp độ p.tử nguyên tắc khuôn mẫu được thể hiện trong cơ chế

  1. tự sao, tổng hợp ARN, dịch mã.
  1. tổng hợp ADN, dịch mã.
  1. tự sao, tổng hợp ARN.
  1. tổng hợp ADN, ARN.

Câu 12: Các chuỗi polipeptit được tổng hợp trong TB nhân thực đều:

  1. kết thúc bằng Met.
  1. bắt đầu bằng axit amin Met.
  1. bắt đầu bằng foocmin-Met.
  1. bắt đầu từ một phức hợp aa-tARN.

Câu 13: Dịch mã thông tin di truyền trên bản mã sao thành trình tự axit amin trong chuỗi polipeptit là chức năng của

  1. rARN.
  1. mARN.
  1. tARN .
  1. ARN.

Câu 14: Làm khuôn mẫu cho quá trình dịch mã là nhiệm vụ của

  1. mạch mã hoá.
  1. mARN.
  1. tARN.
  1. mạch mã gốc.

Câu 15: Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử

  1. ADN và ARN
  1. prôtêin
  1. ARN
  1. ADN

Câu 16: Trong quá trình phiên mã, ARN-polimeraza sẽ tương tác với vùng nào để làm gen tháo xoắn?

  1. Vùng khởi động.
  1. Vùng mã hoá.
  1. Vùng kết thúc.
  1. Vùng vận hành.

Câu 17: Trong quá trình phiên mã, chuỗi poliribônuclêôtit được tổng hợp theo chiều nào?

  1. 3' → 3'.
  1. 3' → 5'.
  1. 5' → 3'.
  1. 5' → 5'.

Câu 18: Giai đoạn hoạt hoá axit amin của quá trình dịch mã diễn ra ở:

  1. nhân con
  1. tế bào chất
  1. nhân
  1. màng nhân

Câu 19: Sản phẩm của giai đoạn hoạt hoá axit amin là

  1. axit amin hoạt hoá.
  1. axit amin tự do.
  1. chuỗi polipeptit.
  1. phức hợp aa-tARN.

Câu 20: Giai đoạn hoạt hoá axit amin của quá trình dịch mã nhờ năng lượng từ sự phân giải:

  1. lipit
  1. ADP
  1. ATP
  1. glucôzơ

Câu 21: Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng trong đời cá thể nhờ cơ chế

  1. nhân đôi ADN và phiên mã.
  1. nhân đôi ADN và dịch mã.
  1. phiên mã và dịch mã
  1. nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã.

Câu 22: Cặp bazơ nitơ nào sau đây không có l.kết hidrô bổ sung?

  1. U và T
  1. T và A
  1. A và U
  1. G và X

Câu 23: Nhận định nào sau đây là đúng về phân tử ARN?

  1. Tất cả các loại ARN đều có cấu tạo mạch thẳng.
  1. tARN có chức năng vận chuyển axit amin tới ribôxôm.
  1. mARN được sao y khuôn từ mạch gốc của ADN.
  1. Trên các tARN có các anticodon giống nhau.

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Bài tập trắc nghiệm phiên mã và dịch mã, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Sinh lớp 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 12, Ngữ văn 12, tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...