Bệnh basedow các giá trị sinh hóa như thế nào năm 2024

Basedow là một trong những bệnh lí cường giáp thường gặp trên lâm sàng với các biểu hiện chính: Nhiễm độc giáp kèm bướu giáp lớn lan tỏa, lồi mắt và tổn thương ở ngoại biên.

Bệnh Basedow có nhiều tên gọi khác nhau bệnh Graves, bệnh Parry, bướu giáp độc lan tỏa, bệnh cường giáp tự miễn. Nhờ sự tiến bộ của miễn dịch học, ngày càng nhiều kháng thể hiện diện trong huyết tương người bệnh được phát hiện, vì thế hiện nay bệnh được xếp vào nhóm bệnh liên quan tự miễn.

Bệnh basedow các giá trị sinh hóa như thế nào năm 2024

2. Nguyên nhân của Basedow do đâu? Bệnh xảy ra ở mọi độ tuổi, nhất là độ tuổi 20 - 40 tuổi, ưu thế ở phụ nữ, tỉ lệ nam / nữ = 1/5 - 1/7 ở vùng không bị bướu cổ địa phương. Tuy nhiên, ở vùng dịch tễ tỉ lệ này thấp hơn. Theo Volpé có lẽ liên quan đến sự khiếm khuyết của tế bào lympho T ức chế, là yếu tố cơ bản trong bệnh lí tự miễn ở tuyến giáp. Một vài yếu tố ghi nhận có thể gây đáp ứng miễn dịch trong Basedow như: - Thai nghén nhất là giai đoạn chu sinh (hậu sản). - Dùng nhiều iod, đặc biệt dân cư sống trong vùng thiếu iod, có thể iod làm khởi phát bệnh Basedow tiềm tàng. - Dùng lithium làm thay đổi đáp ứng miễn dịch. - Nhiễm trùng và nhiễm virus. - Ngừng corticoid đột ngột. - Vai trò stress chưa được khẳng định. - Liên quan di truyền với 15% bệnh nhân có người thân mắc bệnh tương tự và khoảng chừng 50% người thân của bệnh nhân có tự kháng thể kháng giáp trong máu.

Bệnh basedow các giá trị sinh hóa như thế nào năm 2024

3. Làm thế nào để nhận biết được các triệu chứng của Basedow? Chia làm 2 nhóm hội chứng lớn, đó là biểu hiện tại tuyến giáp và ngoài tuyến giáp. - Tại tuyến giáp: Bướu giáp: Bướu giáp lớn, thường lan tỏa, tương đối đều, mềm, đàn hồi hoặc hơi cứng, có thể có rung miu tâm thu, thổi tâm thu tại bướu, nếu bướu lớn có thể chèn ép các cơ quan lân cận. Một số biểu hiện rối loạn vận mạch vùng cổ (đỏ, da nóng, tăng tiết mồ hôi), vẫn có một tỉ lệ nhỏ bệnh nhân không có bướu giáp lớn (liên quan kháng thể).

Bệnh basedow các giá trị sinh hóa như thế nào năm 2024

Hội chứng nhiễm độc giáp: Các dấu chứng này thường tỉ lệ với nồng độ hormon giáp với nhiều cơ quan bị ảnh hưởng. - Tim mạch: Hồi hộp, nhịp tim nhanh, loạn nhịp khó thở khi gắng sức lẫn khi nghỉ ngơi. Ở các động mạch lớn, mạch nhảy nhanh và nghe tiếng thổi tâm thu, huyết áp tâm thu gia tăng (tăng cung lượng tim) so với huyết áp tâm trương, hiệu áp gia tăng, trường hợp nặng suy tim loạn nhịp, phù phổi, gan to, phù hai chi dưới. - Thần kinh cơ: Run rõ ở bàn tay là triệu chứng dễ nhận biết và nổi bật kèm theo yếu cơ. Bệnh nhân thường mệt mỏi, dễ kích thích thay đổi tính tình, dễ cảm xúc, nói nhiều, bất an, không tập trung tư tưởng, mất ngủ. - Rối loạn vận mạch ngoại vi, mặt khi đỏ khi tái, tăng tiết nhiều mồ hôi, lòng bàn tay, chân ẩm. Phản xạ gân xương có thể bình thường, tăng hoặc giảm. Đặc biệt dấu hiệu yếu cơ, teo cơ, dấu hiệu ghế đẩu (Tabouret), yếu cơ hô hấp gây khó thở, yếu cơ thực quản làm khó nuốt hoặc nói nghẹn. Ở người trẻ tuổi triệu chứng tim mạch thường nổi bật, trong khi người lớn tuổi ưu thế triệu chứng thần kinh và tim mạch. - Dấu hiệu tăng chuyển hóa: Tăng thân nhiệt, luôn có cảm giác nóng, tắm nhiều lần trong ngày, gầy nhanh, uống nhiều nước, khó chịu nóng, lạnh dễ chịu. Ngoài ra có các biểu hiện rối loạn chuyển hóa calci gây tăng calci máu hoặc hiện tượng loãng xương ở người lớn tuổi sau mãn kinh gây biến chứng, xẹp đốt sống, gãy xương tự nhiên, viêm quanh các khớp. - Biểu hiện tiêu hóa: Ăn nhiều (vẫn gầy), tiêu chảy đau bụng, nôn mửa, vàng da. - Tiết niệu sinh dục: Tiểu nhiều, giảm tình dục, rối loạn kinh nguyệt, vô sinh, liệt dương và chứng vú to nam giới. - Da và cơ quan phụ thuộc: Ngứa, có biểu hiện rối loạn sắc tố da, có hiện tượng bạch ban ở lưng bàn tay và các chi; tóc khô, hoe, mất tính mềm mại rất dễ rụng; rụng lông; các móng tay, chân giòn dễ gãy. - Biểu hiện ngoài tuyến giáp: Thương tổn mắt: Thường hay gặp là lồi mắt. Có 2 loại: Lồi mắt giả và lồi mắt thật (lồi mắt nội tiết), có thể không liên quan đến mức độ nhiễm độc giáp hoặc độc lập với điều trị. Vì thế có thể xảy ra sau quá trình điều trị nhất là phẫu thuật hoặc điều trị phóng xạ.

Bệnh basedow các giá trị sinh hóa như thế nào năm 2024

Lồi mắt giả: Tổn thương không thâm nhiễm liên quan đến bất thường về chức năng do tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, tăng thyroxin gây tăng co kéo cơ nâng mi làm khoé mắt rộng ra.

Lồi mắt thật (lồi mắt nội tiết): Tổn thương thâm nhiễm liên quan đến các thành phần hốc mắt gây bệnh mắt nội tiết trong bối cảnh tự miễn trong bệnh Basedow gây thương tổn cơ vận nhãn và tổ chức sau hốc mắt. Bệnh lí mắt thường phối hợp gia tăng nồng độ kháng thể kháng thụ thể TSH (kích thích).

Mỗi phương pháp đều có ưu - nhược điểm riêng. Tùy vào từng tình trạng bệnh của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Với cường giáp do Basedow có thể điều trị thành công bằng thuốc kháng giáp, nhưng bệnh dễ tái phát và nhiều bệnh nhân có nhược giáp sau điều trị. Điều trị bằng iod-131 hoặc phẫu thuật, có thể chỉ cần điều trị 1 lần, ít tốn kém, nhưng bệnh nhân có thể gặp tình trạng nhược giáp sớm hơn so với điều trị bằng thuốc kháng giáp. Khi có triệu chứng nhược giáp, bệnh nhân cần uống thuốc hormone hàng ngày theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa nội tiết.

Đây là biện pháp điều trị được ưu tiên, bởi biện pháp này hữu hiệu, tỷ lệ lui bệnh cao, ít gây suy giáp trường diễn. Đồng thời cũng ít ảnh hưởng đến thể chất, trí tuệ của bệnh nhân so với điều trị xạ hoặc phẫu thuật.

Trong các thuốc điều trị Basedow, thì các thuốc kháng giáp tổng hợp vẫn là loại thuốc căn bản hàng đầu. Các thuốc khác chỉ có vai trò hỗ trợ cho điều trị đạt kết quả tốt hơn. Mỗi loại thuốc tác dụng theo một cơ chế khác nhau.

- Thuốc kháng giáp tổng hợp bao gồm: Methylthiouracil (MTU), propylthiouracil (PTU), neomercazole…

Hơn nữa, thuốc còn làm thay đổi miễn dịch trung gian tế bào ở bệnh nhân Basedow, làm gia tăng số lượng tế bào lympho T ức chế; làm giảm hoạt động của tế bào lympho T hỗ trợ và làm giảm thâm nhập tế bào lympho tại nhu mô tuyến giáp.

Bệnh basedow các giá trị sinh hóa như thế nào năm 2024

Siêu âm kiểm tra bệnh ở tuyến giáp.

Basedow là bệnh rất nguy hiểm nếu không được điều trị sớm hoặc điều trị không đúng cách. Bệnh đặc biệt ảnh hưởng đến tim, có thể gây tử vong do suy tim, suy kiệt, đặc biệt là trong cơn bão giáp - một biến chứng rất nặng của bệnh.

Để đạt được hiệu quả miễn dịch, thường phải sử dụng thuốc bắt đầu bằng liều cao. Khi nồng độ hormone giáp trở về giá trị bình thường, thì giảm dần liều thuốc cho đến liều duy trì.

Hầu hết các trường hợp sử dụng thuốc kháng giáp tổng hợp trở về bình giáp sau 1-2 tháng dùng thuốc. Tỷ lệ lui bệnh hoàn toàn đạt 60-70% sau 12-18 tháng điều trị.

Tuy nhiên, do rối loạn tự miễn của tuyến giáp rất phức tạp và kéo dài, nên nếu chỉ sử dụng thuốc kháng giáp tổng hợp đơn thuần, thì tỉ lệ tái phát cao (khoảng 70-75%), sau ngừng thuốc 1 năm. Tỉ lệ tái phát càng cao nếu thời gian điều trị càng ngắn. Do đó cần điều trị tích cực và bệnh nhân phải tái khám đúng hẹn.

- Các thuốc điều trị hỗ trợ

- Thuốc chẹn beta giao cảm: Do các hormone của tuyến giáp làm ảnh hưởng đến tim, nên thuốc chẹn beta giao cảm được sử dụng cùng với thuốc kháng giáp tổng hợp trong điều trị bệnh Basedow ở giai đoạn tấn công. Điều này sẽ có tác dụng tốt trên hệ tim mạch, khống chế được các triệu chứng cường giao cảm như: Run tay, đổ mồ hôi, lo lắng… ở bệnh nhân Basedow.

- Thuốc corticoid: Ở một số bệnh nhân Basedow, có thể được sử dụng corticoid để ức chế miễn dịch, giảm sản xuất các kháng thể, giảm hiệu quả sinh học của các hormone tuyến giáp.

2.2 Điều trị bệnh Basedow bằng iod -131

Phương pháp điều trị này tương đối đơn giản, có hiệu quả và tiết kiệm. Có thể coi điều trị iod - 131 như một phẫu thuật tuyến giáp chọn lọc, tác dụng vào các tế bào háo iod của tuyến giáp. Mục đích điều trị Basedow bằng iod - 131 là làm cho bướu giáp nhỏ lại, đưa chức năng tuyến giáp từ cường giáp trở về bình giáp.

Biện pháp iod - 131 được chỉ định với các trường hợp:

  • Sau khi biện pháp điều trị nội khoa không khỏi, bệnh tái phát.
  • Các trường hợp bệnh nhân không thể tiếp tục điều trị bằng nội khoa do dị ứng thuốc, viêm gan, giảm bạch cầu.
  • Bệnh nhân không đồng ý phẫu thuật hoặc bệnh nhân không có chỉ định điều trị phẫu thuật hoặc tái phát sau phẫu thuật.
  • Bệnh nhân trên 30 tuổi, bệnh tái phát nhiều lần mà không phẫu thuật được.
  • Người lớn tuổi, không có điều kiện điều trị nội khoa lâu dài.
  • Các thể bệnh kháng lại thuốc kháng giáp tổng hợp sau một thời gian điều trị lâu dài.
  • Các thể đe dọa có biến chứng tim mạch…

Phương pháp iod -131 đạt hiệu quả tối đa sau 8 đến 10 tuần điều trị. Nếu bướu tuyến giáp nhỏ lại, chức năng tuyến giáp trở về bình thường, thì không cần xử trí gì thêm. Bệnh nhân cần tái khám theo dõi định kỳ 6 tháng - 1 năm/lần theo chỉ định. Nếu sau khi điều trị, bệnh nhân bị nhược giáp thì cần bổ sung hormone tuyến giáp thay thế.

Ở một số bệnh nhân vẫn còn tình trạng cường giáp sau liệu trình điều trị, thì tùy tình trạng cường giáp, mức độ bướu còn to, sẽ có chỉ định điều trị bằng iod -131 cho lần tiếp theo cách 3 - 6 tháng.

Phương pháp iod -131 có thể đưa chức năng tuyến giáp về bình giáp chỉ sau 1 liều điều trị, tránh được những biến chứng của phương pháp phẫu thuật. Nhưng liệu pháp này cũng không điều trị khỏi được bệnh Basedow. Tỷ lệ bệnh nhân suy giáp sau điều trị khá cao 13.3%. Sau mỗi năm điều trị, tỉ lệ này tăng 2.1%.

2.3 Điều trị bệnh Basedow bằng phẫu thuật

Phương pháp này được lựa chọn khi bệnh nhân đã được điều trị bằng phương pháp nội khoa từ 4 - 6 tháng mà không duy trì được bình giáp khi ngừng thuốc. Hoặc tình trạng cường giáp tuy ổn định nhưng bướu giáp không nhỏ lại. Hoặc bướu giáp to gây mất thẩm mỹ, có các biểu hiện chèn ép gây khó thở; người bệnh không có điều kiện điều trị nội khoa…

Nguyên tắc của phẫu thuật Basedow là tiến hành phẫu thuật cắt bỏ gần hết tuyến giáp, chỉ giữ lại một lượng vừa đủ để đạt được trạng thái bình giáp, tránh cường giáp tái phát hoặc suy giáp sau mổ.

Về thực chất, điều trị phẫu thuật bệnh Basedow cũng là điều trị triệu chứng, không điều trị dứt điểm được bệnh.

Phương pháp điều trị bệnh Basedow bằng phẫu thuật có hiệu quả, ít di chứng, có thể thành công đến 90% các ca bệnh. Tuy nhiên vẫn còn có tỉ lệ biến chứng, trong đó vai trò của kỹ thuật mổ.

Các biến chứng sau mổ có thể gặp là: Suy chức năng tuyến giáp; bệnh tái phát trở lại; bệnh não sau nhiễm độc hormone giáp (hay gặp ở nam giới); cơn nhiễm độc hormone giáp kịch phát; liệt dây thần kinh quặt ngược do kỹ thuật mổ; chảy máu sau mổ. Ngoài ra, sau mổ, bệnh nhân có thể gặp phải các biến chứng ngoài mong muốn khác như: khàn tiếng, hạ calci máu, nhiễm trùng vết mổ...

Để chống chảy máu, ngăn chặn cơn nhiễm độc giáp kịch phát thì trước khi mổ 2-3 tuần, bệnh nhân cần được phối hợp điều trị các thuốc có iod. Nếu xét nghiệm có giảm chức năng vỏ thượng thận, cần sử dụng prednisolon. Đề phòng cơn nhiễm độc giáp kịch phát có thể xảy ra sau khi mổ, chỉ được tiến hành phẫu thuật khi bệnh nhân đã bình giáp. Bệnh nhân sau mổ cần được theo dõi ngoại trú 2 năm liền, khám định kỳ 3-6 tháng/lần.