Bao nhiêu cách quy ước tỷ lệ bản đồ năm 2024

Nội dung của bản đồ địa hình chuyên ngành tỷ lệ lớn phải thể hiện đầy đủ các yếu tố: Yếu tố địa hình và yếu tố địa vật. Yếu tố địa hình là đường đồng mức và độ cao của tất cả các điểm đặc trưng. Yếu tố địa vật bao gồm nhà cửa và các công trình xây dựng, giao thông, hệ thống thủy lợi, đường ống, dây dẫn, hồ ao, sông ngòi,.. và các hiện tượng địa chất quan sát được như các hiện tượng đứt gãy, sạt lở,… Mức độ chi tiết của bản đồ phải phù hợp với mức độ khái quát của từng tỷ lệ. Độ chính xác, độ chi tiết và độ đầy đủ của bản đồ địa hình tỷ lệ lớn được quy định như sau: Độ chính xác của bản đồ địa hình được tính bởi sai số trung phương tổng hợp vị trí mặt bằng và độ cao các điểm địa hình, địa vật và được quy định:

  • - mp = 0,3mm đối với khu vực đang hoặc sẽ xây dựng
  • - mp = 0,4mm đối với khu vực xây dựng thưa thớt
  • - mH = (1/3 ¸ ¼)h, (lấy hệ số 1/3 cho vùng đồi núi, ¼ cho vùng đồng bằng), trong đó h là khoảng cách đều giữa các đường đồng mức.

Bao nhiêu cách quy ước tỷ lệ bản đồ năm 2024

Trong công tác thiết kế, sai số vị trí điểm tương hỗ giữa các địa vật quan trọng rõ nét không được vượt quá 0,2mm trên bản đồ. Độ chi tiết được đặc trưng bởi mức độ đồng dạng của các yếu tố biểu diễn trên bản đồ so với hiện trạng của chúng ở trên mặt đất. Bản đồ tỷ lệ càng lớn thì mức độ chi tiết đòi hỏi càng cao. Sai số do khái quát địa vật rõ nét đối với bản đồ tỷ lệ lớn không được vượt quá 0,5mm. Độ đầy đủ của bản đồ được đặc trưng bởi mức độ dày đặc của các đối tượng trên thực địa không được lớn hơn 0,2mm. Như vậy, tất cả các địa vật có kích thước và cách nhau từ 0,2mm trở lên tính theo tỷ lệ bản đồ đều phải được đo vẽ và biểu diễn lên bản đồ. Nội dung của bình đồ địa hình phụ thuộc vào tỷ lệ đo vẽ, những quy định của các quy phạm chuyên ngành và những nhiệm vụ kỹ thuật cụ thể do chủ đầu tư hoặc cơ quan thiết kế yêu cầu. Tỷ lệ đo vẽ sẽ ảnh hưởng tới mật độ và độ chính xác của các điểm khống chế trắc địa, tới quy trình công nghệ đo vẽ, tới thời hạn và hiệu quả của công việc. Tỷ lệ đo vẽ lại phụ thuộc vào mục đích sử dụng bình đồ, diện tích khu vực đo vẽ, mức độ và độ chính xác biểu diễn thực địa, vào các giai đoạn thiết kế và nhiều yếu tố khác. Địa hình, địa vật được biểu diễn lên bình đồ theo tỷ lệ và bằng các ký hiệu quy ước giả định. Tuy nhiên, có thể khái quát những nội dung đo vẽ chính như sau: Tỷ lệ 1: 500 trên bình đồ với khu xây dựng được diễn theo từng ô phố có phân chia rõ các tòa nhà công cộng, các cơ quan hoặc nhà ở. Đồng thời những công trình chính như các cột điện ở những góc ngoặt, cột cây số, điểm khống chế tọa độ, độ cao cũng cần được chỉ rõ. Trên các bình đồ tỷ lệ từ 1: 2000 đến 1: 500 phải chỉ rõ ranh giới ô phố, khu nhà, khu xây dựng, các tòa nhà và công trình, có chỉ rõ loại nhà, số tầng, vật liệu xây dựng và những chi tiết kiến trúc được biểu diễn lên bình đồ có kích thước từ 0,4mm trở lên. Bản đồ địa hình tỷ lệ lớn cần thể hiện chi tiết địa vật bên trong mỗi khu nhà, ô phố như khu trồng cây, vườn hoa, cây độc lập,…cũng như địa vật trên đường phố, quảng trường, các tượng đài, đường ray, đèn tín hiệu, loại đường, hệ thống ga, cống ngầm, bờ nước. Đối với kênh mương, sông rạch được đo vẽ cả hai bờ nếu nó được biểu diễn trên bình đồ với chiều rộng lớn hơn 3mm và đo vẽ cả hai bờ nếu chiều rộng được biểu diễn nhỏ hơn 3mm. Ở khu vực xây dựng có thể không cần phải đo vẽ các công trình tạm, lán trại, các công trình di động trên đường phố, các hàng rào che chắn và bảo vệ trên mặt bằng xây dựng. Trên những khu vực có mật độ xây dựng dày đặc khi đo vẽ tỉ lệ 1: 500, chúng ta có thể biểu diễn địa hình bằng cách ghi độ cao các điểm đặc trưng trên đường phố, giếng thu nước, hố ga, các đường ranh giới, hệ thống ngầm,… Như vậy, việc đo vẽ bản đồ tỷ lệ lớn trong bản đồ nói chung và bản đồ địa hình nói riêng đều cần độ chính xác cao, chi tiết theo từng nội dung bản đồ cung cấp, thể hiện.

Bản đồ và tỷ lệ bản đồ là hai khái niệm mà chúng ta thường gặp trong nhiều lĩnh vực đời sống. Để tìm hiểu chi tiết hơn về bản đồ, tỷ lệ bản đồ cũng như ý nghĩa của chúng, mời bạn tham khảo bài viết được chia sẻ dưới đây.

Bao nhiêu cách quy ước tỷ lệ bản đồ năm 2024

Bản đồ là gì? Ý nghĩa của bản đồ

Bản đồ là hình thu nhỏ tương đối chính xác về một khu vực hoặc toàn bộ Trái Đất, mục đích là trình bày các yếu tố về địa lý của Trái Đất như địa hình, mạng lưới giao thông, thủy văn, địa chất, dân cư… và các đặc điểm khác trên một mặt phẳng theo một phép chiếu nhất định. Nội dung được thể hiện trên bản đồ cần phải tuân theo một hệ thống quy ước nhất định. Xem thêm: NGÀNH ĐO ĐẠC BẢN ĐỒ HƯỚNG ĐẾN TẦM NHÌN XA 2040 >>>

Ý nghĩa của bản đồ:

Bản đồ được ra đời từ rất sớm và đóng góp nhiều ý nghĩa cho cả khoa học và thực tiễn:

– Đối với khoa học:

Hầu hết các hoạt động nghiên cứu về Trái Đất đều liên quan đến bản đồ:

  • Bản đồ cung cấp các thông tin cần thiết và đáng tin cậy cho quá trình nghiên cứu và cũng là nơi thể hiện kết quả của quá trình nghiên cứu.
  • Dựa vào bản đồ có thể có được cái nhìn tổng quan trong việc quan sát các đối tượng và phát hiện các quy luật phát triển cũng như phân bố của các đối tượng/hiện tượng được biểu diễn trên bản đồ.

Bản đồ hiện đã và đang đóng vai trò quan trọng phục vụ cho các công việc của con người. Điển hình trong đó là xây dựng hệ thống thông tin địa lý (GIS) để quản lý con người, dân số, môi trường và hoạt động sản xuất, kinh doanh…

– Đối với thực tiễn:

Trong thực tiễn, bản đồ là một tài liệu không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực, từ kinh tế – xã hội, nông nghiệp, xây dựng đến giáo dục, quân sự… Nó đã mang đến nhiều lợi ích đáng kể:

  • Trong Kinh tế – Xã hội: Bản đồ là công cụ quan trọng để quy hoạch và định hướng phát triển kinh tế của từng khu vực và cả quốc gia, đóng góp rất lớn vào sự phát triển của ngành du lịch.
  • Trong Nông nghiệp: Bản đồ được dùng để quy hoạch và quản lý đất đai giúp tăng hiệu quả của sản xuất nông nghiệp.
  • Trong Xây dựng: Bản đồ được dùng để xác định và đánh giá các yếu tố địa lý phục vụ cho công tác khảo sát và thiết kế.
  • Trong Giáo dục: Bản đồ hỗ trợ hiệu quả cho quá trình giảng dạy về địa lý và lịch sử, góp phần tuyên truyền để nâng cao trình độ văn hóa chung của cộng đồng.
  • Trong Quân sự: Bản đồ cung cấp các thông tin quan trong về địa hình để lập kế hoạch tác chiến chính xác.
  • Trong Công tác quản lý: Bản đồ là tài liệu có giá trị pháp lý để Nhà nước quản lý địa lý hành chính, thực hiện các chính sách và quy định về đất đai và vùng lãnh thổ.
  • Xem thêm: Lập bản đồ địa hình sử dụng thiết bị nào? >>>

Tỷ lệ bản đồ là gì? Ý nghĩa của tỷ lệ bản đồ

Tỷ lệ bản đồ là tỷ số giữa khoảng cách đo trên bản đồ và khoảng cách đo ngoài thực địa, nếu tỷ lệ bản đồ càng lớn thì độ chi tiết của nội dung được thể hiện trên bản đồ càng cao.

Ý nghĩa của tỷ lệ bản đồ:

Tỷ lệ bản đồ có ý nghĩa quan trọng trong việc hiểu và sử dụng bản đồ, giúp:

  • Thu nhỏ kích thước ngoài thực địa và biểu diễn nó trên một mặt phẳng (có thể là giấy hoặc mô hình số hóa), giúp người xem thấy được tổng quan khu vực cần quan tâm.
  • Ước lượng được mức độ thu nhỏ giữa các đối tượng và khoảng cách giữa chúng trên bản đồ, từ đó tính toán được khoảng cách trên thực địa. Điều này rất hữu ích cho việc lập kế hoạch và định vị vị trí.
  • Xác định tương quan vị trí giữa các đối tượng trên bản đồ, giúp ích cho việc di chuyển, kết nối và tương tác với các đối tượng ngoài thực địa.
  • Đo lường và tính toán thực địa để phục vụ cho công tác quy hoạch, thiết kế và phân tích các yếu tố của một khu vực nhất định.
  • ..v..v..

Mối quan hệ giữa bản đồ và tỷ lệ bản đồ

Vì Trái Đất có kích thước rất lớn, do đó để in thành bản đồ một cách thuận tiện người ta phải dựa vào tỷ lệ bản đồ. Tỷ lệ bản đồ sẽ xác định mức độ thu nhỏ mà bản đồ đó đại diện so với kích thước thực tế của khu vực được in trên bản đồ. Ví dụ: Một bản đồ có tỷ lệ 1:10.000 có nghĩa là 1 đơn vị đo trên bản đồ sẽ tương đương với 10.000 đơn vị đo ngoài thực địa.

Tỷ lệ bản đồ cho phép các nhà thiết kế bản đồ tạo ra các dạng bản đồ khác nhau với kích thước phù hợp cho nhu cầu sử dụng (ví dụ như: bản đồ phục vụ cho du lịch thường có kích thước nhỏ, bản đồ để treo tường thường có kích thước lớn).

Tỷ lệ bản đồ cũng ảnh hưởng đến mức độ chi tiết và khả năng truyền tải thông tin của bản đồ. Tỷ lệ bản đồ càng lớn thì mức độ chi tiết của thông tin được thể hiện càng cao và ngược lại.

Nói tóm lại, bản đồ và tỷ lệ bản đồ có mối tương quan sâu sắc với nhau. Bản đồ không thể hoàn thiện nếu không có tỷ lệ bản đồ. Để tìm hiểu thêm về các giải pháp số hóa bản đồ trong thời đại 4.0, hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 0903 825 125, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh nhất!