Bánh mì hấp bán ở đâu

Đến quán ăn là thành “người đẹp”

Vừa chuẩn bị vào quán là đã nghe tiếng chủ quán gọi vọng ra: “Người đẹp dùng gì người đẹp?”. Cách đón khách đặc biệt của quán bánh mì hấp Cô Giang đã tạo được thiện cảm cho không người.

Quán bánh mì hấp nằm ở gần chợ Cô Giang, để ý kỹ một xíu thì không khó để tìm ra. Không gian quán sạch sẽ thoáng mát nhưng thiếu mặt bằng nên hơi ít bàn ghế. Quán mở cửa từ 11 giờ đến 18 giờ. Nếu muốn thưởng thức bánh mì hấp mà ngại đông đúc thì thực khách nên đến tầm 14 giờ là lúc quán vắng khách nhất.

[VIDEO] Bánh mì hấp gia truyền khiến thực khách phải… ghé hoài

Bánh mì sẽ được hấp bằng xửng tre để hơi ẩm giữ được lâu và đều

Bánh mì hấp bán ở đâu
Bún cua 'thối', ai lỡ ăn dễ ghiền

Chị Lê Thị Hồng Thúy (38 tuổi, chủ quán) tâm sự: “Quán này là quán lâu đời nhất ở khu này. Trước đây mẹ chị là chủ quán, giờ chị nối nghiệp mẹ. Trước đây nhà chị bán cơm tấm, cũng đông khách lắm nhưng vì mặt bằng nhỏ hẹp quá nên chuyển sang bán món khác. Lúc đó món chủ yếu là bánh mì bì, nhưng một thời gian thì người ta sợ bì sử dụng chất tẩy nên không dám ăn nhiều. Từ đó chị thêm món bánh mì hấp vào thực đơn và là món thu hút thực khách đến tận bây giờ”.

Nghe thì hơi lạ nhưng chủ quán và thực khách ở quán bánh mì hấp gọi nhau thân mật bằng “người đẹp” khiến thực khách dù khó tính đến mấy cũng bất giác cười. Khách quen của quán cũng gọi cô chủ và người làm ở quán là “người đẹp” khi gọi món hay tính tiền. Chủ quán rất thân thiện nên khách cũng vì thế mà cởi mở hơn hẳn, hiếm lắm mới gặp một vị khách khó chịu.

Chị Thúy nói vui ngày nào khách mở hàng mà ngồi lại ăn thì y như là ngày đó khách ngồi lại quán rất đông. Ngược lại nếu mở hàng là khách gọi giao thì ngày đó đều là đơn đặt hàng chứ ít khách ngồi lại.

Không gian quán sạch sẽ và thoáng mát nhưng hơi hẹp nên chỉ gồm vài bộ bàn ghế, lúc khách đông thì bàn ghế được xếp thêm qua nhà hàng xóm

Chị Nguyễn Lý Ngọc Trinh (30 tuổi) chia sẻ: “Chị ăn ở đây từ hồi mẹ chị Thúy còn bán đến bây giờ. Đồ ăn ở đây rất ngon, sạch sẽ mình ăn như là ở nhà mình vậy. Cô chủ cũng rất dễ thương nhiệt tình làm mình cảm giác thoải mái. Chị đang có em bé nữa nên là phải chọn quán kỹ hơn một chút”.

Dụng công trong chế biến

Bánh mì hấp từ lâu đã là món ăn không xa lạ đối với người dân Sài Gòn. “Nguồn gốc của món ăn dân dã này xuất phát từ việc những người dân nghèo được cấp phát bánh mì. Nhưng ăn bánh mì không thì khô và không ngon nên người ta cải biến bằng cách hấp bánh mì lên rồi cho thêm thịt bằm, sắn sợi, mỡ hành, hành phi vào. Đều là những nguyên liệu gần gũi nên món ăn cũng vì thế mà rất nhanh trở nên quen thuộc và được nhiều người yêu thích”, chị Thúy kể.

Bánh mì hấp bán ở đâu

Một phần nhỏ một người ăn có giá 40.000 đồng, phần lớn là 60.000 đồng  

LÊ HỒNG HẠNH

Bánh mì hấp bán ở đâu
Ăn bánh xèo buổi sáng, người Sài Gòn trố mắt vì phải xếp hàng tự phục vụ

Điểm cộng đầu tiên cho món bánh mì hấp Cô Giang là ở khâu trình bày đẹp mắt và hấp dẫn. Một phần nhỏ một người ăn có 40.000 đồng phần lớn là 60.000 đồng có bánh mì hấp, sắn sợi, hành phi, mỡ hành, thịt bằm, đậu phộng, cuốn với rau sống kết hợp với nước mắm ngon.

Bánh mì được chị Thúy hấp mềm vừa phải nên không bị nhão, nóng hổi, nhân trên thịt và củ sắn nhiều, ăn một miếng là ấm bụng ngay. Đặc biệt là nước mắm chua ngọt rất vừa miệng, rau rất tươi và sạch sẽ, không có một lá nào bị dập hay bị héo.

Chị Nguyễn Thụy Quế Minh (28 tuổi) chia sẻ: “Chị ăn bánh mì hấp ở đây cũng được khoảng 6 năm rồi và rất thường xuyên ghé lại ăn. Thứ làm chị thích nhất là rau rất nhiều, nước chấm rất vừa miệng và hợp khẩu vị”.

Không chỉ người lớn mà trẻ con cũng đặc biệt thích ăn món bánh mì hấp ở quán

Chị Thúy cho biết: “Bánh mì sẽ mua từ ngày hôm trước, sau đó cột vào túi ni lông để qua đêm cho bánh tự dịu lại. Một ổ bánh mì sẽ được cắt ra làm bốn phần, hấp bằng xửng tre để giữ hơi được lâu và bánh nóng đều. Công đoạn hấp bánh cũng không đơn giản, lửa phải được giữ đều, lúc để bánh mì vào nồi hấp phải xịt thêm một ít nước để bánh mềm nhưng không được xịt nhiều quá tránh bánh bị nhão ăn không ngon".

Bánh mì hấp bán ở đâu
Súp 'lạ' cô Chi trong hẻm làm người Sài Gòn thương nhớ

"Sau khi khách gọi thì mới lấy bánh mì ra từ xửng tre, cắt nhỏ ra làm tám phần rồi cho mỡ hành, hành phi, thịt xào với sắn được bào sợi, đậu phộng. Dù là mỡ hành, nước mắm, hành phi hay đậu phộng thì cũng là chị tự tay làm chứ không mua từ chợ về”, chị chủ quán cho hay.

Tưởng công đoạn hấp bánh xào nhân đã là công phu nhất rồi nhưng theo chị Thúy thì công đoạn lặt, rửa rau mới là công đoạn tốn nhiều thời gian và công sức nhất.

Mỗi tối chị Thúy sẽ mất khoảng 3 tiếng để lặt rau và 2 tiếng để rửa. Rau sẽ được lặt kỹ, rửa qua rất nhiều lần nước cho thật sạch và để ra rổ phơi cho ráo nước. Một rổ rau sống để ăn kèm với bánh mì hấp gồm có rau cải bẹ xanh, rau xà lách, rau thơm. Người phục vụ quán nom khách nào ăn gần hết rau là sẽ tự động cho thêm rau ngay, hầu như khách không phải chủ động xin thêm.

Ngoài món bánh mì hấp vốn đã rất nổi tiếng ra thì quán còn có một số món khác như bún tầm bì, bún tầm bì xíu mại, bánh mì bì, bánh mì xíu mại, bánh plan,... được lòng rất nhiều thực khách.

Là một món ăn dân dã nhưng để mang món bánh mì hấp đến cho thực khách không phải là điều dễ dàng mà luôn đòi hỏi sự dụng công trong chế biến. Chính vì vậy, bánh mì hấp từ một món ăn mới lạ đã dần trở nên quen thuộc không chỉ với người Sài Gòn mà cả những vị khách ở xa có dịp đến đây. 

Tin liên quan

CoopMart cung cấp thông tin giá, mô tả, hình ảnh và thông tin chi tiết của sản phẩm Thực Phẩm Tươi Sống, Thực phẩm Đóng hộp và Khô, Gia Vị và Chế Biến, Bộ quà tặng, Sữa và các Sản phẩm từ sữa, Đồ uống, Đồ Ăn Vặt, Chăm sóc nhà cửa... với nhiều mặt hàng hải sản, thịt heo, thịt gà, thịt bò, cá, tôm, cua, gạo, gia vị, mắm... từ các sàn thương mại điện tử uy tín, nhằm giúp khách hàng lựa chọn sản phẩm phù hợp với giá tốt nhất.

Quý khách cần thêm thông tin khác về sản phẩm vui lòng liên hệ với gian hàng trên Tiki, Shopee, Lazada, Sendo... bằng cách nhấn vào "Đến nơi bán" và nhắn tin trực tiếp với shop.

Lưu ý: CoopMart không bán hàng trên website.

Nhiều thế hệ thực khách gắn bó với tiệm bánh mì hấp giữa chợ Bàn Cờ, không chỉ bởi món ăn thơm ngon, mà còn vì quý tình yêu “vượt thời gian” của ông Tám bà Út, vẫn bình dị giữa thị thành tấp nập.

Đang xem: Bánh mì hấp bán ở đâu

Bánh mì hấp bán ở đâu
Bánh mì hấp bán ở đâu
Bánh mì hấp bán ở đâu

Muốn nghe chuyện về tiệm bánh mì hấp “thâm niên” giữa chợ, chẳng cần hỏi ông bà. Bởi ở tiệm gần như lúc nào cũng có thực khách lâu năm ngồi, hào hứng kể về câu chuyện ông bà U.80 vẫn vui vẻ yêu đời, nói năng rổn rảng, làm bánh mì ngon mê ly!

Bánh mì hấp bán ở đâu

Ông Út kể, hồi xưa, một người chị trong gia đình làm lò bánh mì vẫn hay đem cho ông bà bánh mì… ế, bởi cuộc sống bấy giờ vẫn còn nhiều chật vật. “Mà bánh mì cũ khô cứng ăn thì ngán, vậy là bà ấy mới mang đi hấp, rồi thêm ít thịt bằm, củ sắn, đậu phộng, mỡ hành lên. Ăn trong nhà ngon quá, tụi nhỏ kêu hay ba má ra bán đi. Vậy là cũng ì ạch dọn ra bán thử, ai ngờ mọi người mê ăn quá nên bán tới giờ luôn”, ông Út từ tốn kể.
Cũng nhiêu đó nguyên liệu, mà bà Tám làm món bánh mì hấp ngày càng khéo, càng ngon. Bà nói: “Ban đầu chỉ làm bánh mì cũ, nhưng do bột bánh và cách nướng ngày xưa cho ra ổ bánh mì chất lượng. Còn bây giờ chất này chất kia nên nhiều chỗ bánh mì không ngon, không an toàn nữa khi để quá lâu. Vậy nên tôi dùng bánh mì mới luôn. Nhưng bánh mì mới thì phải biết cách nhúng nước trước khi hấp, nếu không bánh mì cứng còng hà”.

Xem thêm: Thực Đơn Giảm Cân 4Kg Trong 1 Tháng, Thực Đơn Giảm 4Kg Trong 1 Tuần

Bánh mì hấp bán ở đâu

Từ cái thời mỗi đĩa bánh chỉ có 50 xu, ông bà phải tăng dần theo thời giá, nhưng đến nay cũng chỉ có 25 nghìn đồng/dĩa. Mà nếu so ra, khách nay đã vắng hơn khách xưa nhiều, bởi người ta có nhiều lựa chọn cho những món ăn mới hơn.Nhưng mà, vẫn có khách ở tận Củ Chi, Bình Dương, Long An,… tìm đến ăn, vì quý cái chân tình, cái sự vui vẻ thích kể chuyện của ông Út, bà Tám.

Chuyện ông bà bán lâu năm thì ai cũng biết, nhưng chuyện tình yêu của ông bà thì chắc ít ai được nghe hơn. Tại vì nhắc chuyện yêu đương hồi xưa, là ông Út “ngại ngùng”, khoát tay cười khà khà: “Già muốn xuống lỗ rồi còn yêu đương cái gì”.

Xem thêm: Chân Đoán Bệnh Đậu Gà – Bệnh Đậu Gà (Fowl Pox)

Đúng như thời “ông bà anh”, tình yêu ông Út bà Tám giản dị lắm, chẳng có hẹn ước gì nhiều nhặn. Bà Tám quê Tiền Giang, còn ông Út ở Biên Hòa, đều là dân tỉnh lẻ nhưng mà đi làm rồi gặp nhau ở TP.HCM. Sau 2 năm hò hẹn thì ông bà đám cưới, cứ vậy mà sống với nhau cho đến tận bây giờ vẫn còn… thương!

Bánh mì hấp bán ở đâu

Ông bà có 4 người con rồi, có cả cháu lẫn chắt. Nhưng biết con cái cũng cần lo lắng cuộc sống riêng, ông bà còn làm được thì sẽ tự làm tự ăn. Chỉ cần thỉnh thoảng sum vầy là ông bà vui rồi!Cái hàng bánh mì hấp ra đời, tiếp tục nối dài câu chuyện đời bên nhau của ông Út bà Tám. Đều đặn mỗi sáng, tiệm mở cửa lúc 5 giờ đến tầm 9 giờ thì hết. Thế là ông bà lại cùng nhau dọn dẹp, thủ thỉ chuyện bán buôn một ngày. Đỡ đần nhau đi qua năm tháng, cái tình son trẻ, nồng nhiệt có thể không còn, nhưng cái nghĩa vợ chồng lại đáng trân quý biết bao nhiêu.Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấuTối thiểu 10 chữKhông chứa liên kết

Kính chúc hai bác luôn được khỏe mạnh, việc buôn bán đươc may mắn thuận lợi…qua TNOL cháu biết địa chỉ …đến ăn sáng …. ngon, đầy đủ dinh dưỡng, nhất là nước chấm tuyệt ạ….thưa bác trai Tân Uyên vùng bác nhắc giờ là Bình Dương ạ….Thanks TNOL

READ:  Nguyên Liệu Làm Bánh Mì Thịt Nướng, Thịt Nguội Ngon Loại Nào Cũng Có

Sẽ có 19.000 trẻ em khó khăn sẽ được tài trợ uống sữa trong năm 2021

Mở tiệm rửa xe ô tô – Có phải hướng đầu tư sinh lời cao không?

“Thanh toán kỹ thuật số Việt Nam đang bứt tốc”

Chu trình Khoáng trị liệu sức khỏe tại Apec Mandala Sky Villas Kim Bôi có gì?

Mở bán giai đoạn 2 Sunlake Villas – Biệt thự bên hồ Đại Nhật

Những dấu mốc khó phai trên chặng đường 60 năm phát triển của Rạng Đông

Thập Nhị Binh Thư – Binh thư số 6: Uất Liễu Tử

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Bánh mì