Bài tập xác định thị trường liên quan

Trân trọng cảm ơn người dùng đã đóng góp vào hệ thống tài liệu mở. Chúng tôi cam kết sử dụng những tài liệu của các bạn cho mục đích nghiên cứu, học tập và phục vụ cộng đồng và tuyệt đối không thương mại hóa hệ thống tài liệu đã được đóng góp.

Many thanks for sharing your valuable materials to our open system. We commit to use your countributed materials for the purposes of learning, doing researches, serving the community and stricly not for any commercial purpose.

TỔNG HỢP BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ÔN THI MÔN LUẬT CẠNH TRANH (THEO LUẬT CẠNH TRANH 2004)

Tình huống 1:

Ba đối tượng A, B, C (là các cá nhân có tham gia đầu tư chứng khoán) với mục đích vụ lợi về kinh tế nên đã tung tin đồn trên các diễn đàn mạng với nội dung “công ty cổ phần M trong năm 2015 kinh doanh thua lỗ khoảng 20 tỷ đồng”. Thông tin này làm ảnh hưởng đáng kể đến giá trị cổ phiếu của công ty cổ phần M trên thị trường chứng khoán.

1. Hành vi trên có vi phạm Luật Cạnh tranh 2004 không? Tại sao?

2. Công ty M cho rằng các đối tượng trên vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của công ty nên dự định khởi kiện ra trọng tài thương mại để giải quyết. Anh (chị) hãy cho biết ý kiến của mình về dự định của cty M.

Đáp án:

1. Hành vi trên của ba đối tượng A, B, C đã vi phạm Luật Cạnh tranh 2004, cụ thể là vi phạm khoản 4 Điều 39, Điều 43 Luật Cạnh tranh 2004. Hành vi trên của A, B, C được xem là hành vi gièm pha doanh nghiệp khác. Ba đối tượng trên đã trực tiếp đưa ra thông tin không trung thực (công ty M kinh doanh thua lỗ 20 tỷ trong năm 2015) gây ảnh hướng xấu đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp M (thông tin trên khiến cho cổ phiếu của công ty M trên thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng một cách đáng kể).

2. Việc khởi kiện của công ty M lên trọng tài thương mại là không hợp lý. Công ty M cần thực hiện thủ tục khiếu nại lên cơ quan quản lý cạnh tranh theo Luật Cạnh tranh 2004. Bởi lẽ, chỉ có cơ quan quản lý cạnh tranh mới có thẩm quyền xử lý các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh (cụ thể ở đây là hành vi gièm pha doanh nghiệp khác của ba đối tượng A, B, C). Như vậy, công ty M cần thực hiện việc khiếu nại theo thủ tục tố tụng cạnh tranh thì mới có thể đảm bảo được quyền lợi của mình.

Tình huống 2:

Ông A đang nghiên cứu cách làm tiết kiệm xăng của bộ chế hòa khí xe máy. Có ba công ty chuyên sản xuất, phân phối bộ chế hòa khí trên thị trường Việt Nam là X, Y, Z (có thị phần kết hợp là 68% trên thị trường liên quan) thỏa thuận với ông A về việc “họ sẽ trả cho ông A một khoản tiền lớn với điều kiện ông A phải hủy bỏ, không tiếp tục nghiên cứu vấn đề trên. Trường hợp ông A tiếp tục nghiên cứu sẽ gặp nguy hiểm đến tính mạng”. Điều kiện này được ông A đồng ý. Hãy xác định 3 công ty nêu trên có vi phạm Luật Cạnh tranh 2004 không? Vì sao?

Đáp án:

Hành vi của ba công ty trên đã vi phạm Luật Cạnh tranh 2004, cụ thể là khoản 3 Điều 13 Luật Cạnh tranh 2004. Bởi lẽ,

Thứ nhất, thị phần kết hợp của X, Y, Z là 68% đã đủ điều kiện quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 Luật Cạnh trạnh 2004.

Thứ hai, X, Y, Z có hành vi đe dọa ông A thông qua việc ép buộc ông A phải việc ngừng nghiên cứu bộ chế hòa khí xe máy nếu không thì ông A sẽ gặp nguy hiểm đến tính mạng, phù hợp với hành vi được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 28 Nghị định 116/2005/NĐ-CP

Thứ ba, hậu quả của việc đe dọa trên sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng

Tình huống 3:

Công ty cổ phần B tung ra thị trường sản phẩm điện thoại thông minh Z10 với giá 12.5 triệu đồng. Tuy nhiên, tình hình kinh tế khó khăn cùng với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường điện thoại di động Việt Nam trong thời gian qua đã khiến cho doanh số của Z10 không đạt được như mong muốn của công ty B. Do đó, công ty này thực hiện chương trình khuyến mại. Theo đó từ ngày 1/9/2013- 30/10/2013 khi khách hàng mang một điện thoại bất kỳ của các hãng sản xuất khác đến cửa hàng/ đại lý ủy quyền của công ty B thì sẽ được mua điện thoại thông minh Z10 với giá 9.5 triệu đồng. Biết rằng thị phần trên thị trường liên quan của B là 7,8%. Giá thành toàn bộ của điện thoại thông minh Z10 là 8,1 triệu đồng.

Công ty B có vi phạm pháp luật cạnh tranh hay không?­

Đáp án:

Công ty B không vi phạm pháp luật cạnh tranh bởi lẽ,

Thứ nhất, thị phần của B trên thị trường liên quan chỉ là 7,8%, do vậy, B không thể trở thành chủ thể vi phạm pháp luật cạnh tranh đối với nhóm hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường hay vị trí độc quyền. Mặt khác, ở đây không tồn tại một thỏa thuận nào quy định taị Điều 8 Luật Cạnh tranh 2004, đồng thời, B cũng không có hành vi tập trung kinh tế theo Điều 16 Luật Cạnh tranh 2004. Do đó, B không vi phạm quy định của pháp luật cạnh tranh về hạn chế cạnh tranh.

Thứ hai, B cũng không vi phạm quy định của Luật Cạnh tranh 2004 về hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Cụ thể là không vi phạm khoản 7 Điều 39 Luật Cạnh tranh 2004 đối với hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Ở đây, phương thức khuyến mại của B được xem như là phương thức đổi có đền bù chứ không phải đổi ngang (đổi không đền bù) như quy định tại khoản 4 Điều 46 Luật Cạnh tranh 2004.

Tình huống 4

Hãy cho biết các hành vi sau có vi phạm pháp luật cạnh tranh hay không . tại sao ?

  1. Nhận thấy công ty A sản xuất loại gạch men AKIRA rất nổi tiếng trên thị trường , một công ty chuyên kinh doanh vật liệu xây dựng khi thành lập đã lấy tên là TAKIRA Co .Ltd.,
  1. Công ty X sản xuất nước giải khát có ga có thị phần 40% trên thị trường liên quan đã đưa ra chương trình khuyến mại cho các đại lý là mua 2 thùng nước giải khát có ga sẽ được tặng 1 thùng . Điều tra cho thấy khi thực hiện chương trình này , giá bán lẻ một chai nước giải khát có ga của công ty X sẽ thấp hơn giá thành toàn bộ

Đề thi Luật cạnh tranh Lớp QT 31B

Tình huống 5

Các hành vi sau có vi phạm pháp luật cạnhtra nh hay không? Tại sao? 1. Công ty A có thị phần 35% trên thị trường liên quan đã đưa ra quyết định về tỷ lệ giảm giá khác nhau cho các đại lý ở các địa bàn khác nhau.

2. Sáu công ty sản xuất, lắp ráp máy tính ở VN có thị phần 30% trên thị trường liên quan đã ký thỏa thuận hợp tác lắp rápmaáy tính giá rẻ với thương hiệu chung và ấn định giá bán loại máy tính này phải dưới 4 triệu đồng.

Tình huống 6

Hãy cho biết các hành vi sau có vi phạm pháp luật cạnh tranh hay không . tại sao ?

  1. Nhận thấy công ty A sản xuất loại gạch men AKIRA rất nổi tiếng trên thị trường , một công ty chuyên kinh doanh vật liệu xây dựng khi thành lập đã lấy tên là TAKIRA Co .Ltd.,
  1. Công ty X sản xuất nước giải khát có ga có thị phần 40% trên thị trường liên quan đã đưa ra chương trình khuyến mại cho các đại lý là mua 2 thùng nước giải khát có ga sẽ được tặng 1 thùng . Điều tra cho thấy khi thực hiện chương trình này , giá bán lẻ một chai nước giải khát có ga của công ty X sẽ thấp hơn giá thành toàn bộ

Tình huống 7

Hãy cho biết có hành vi vi phạm luật Cạnh tranh trong những tình huống sau đây ko? Nếu có thì hành vi là gì và hãy nêu rõ biện pháp xử lý đối với hành vi vi phạm đó:

a/ Công ty X là 1 doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng có thị phần chiếm 27% trên thị trường liên quan. Cty X kí hợp đồng đại lý với 1 cửa hàng vạt liệu xây dựng Y theo đó cửa hàng này sẻ làm đại lý tiêu thụ vật liệu xây dựng cho cty X. Trong hợp đồng có điều khoản ràng buộc cửa hàng Y không được làm đại lý tiêu thụ vật liệu xây dựng cho các đối thủ cạnh tranh của cty X.

b/ Công ty TNHH A là công ty chuyên sản xuất dầu nhớt thị phần chiếm 38% trên thị trường dầu nhớt VN. Do giá dầu thô trên thế giới tăng cao, công ty A quyết định tăng giá các sản phẩm dầu nhớt do mình sản xuất và đồng thời giảm lượng cung hàng hóa của mình trên thị trường mặc dù nguồn cung cấp nguyên liệu để công ty A sản xuất dầu nhớ vẫn ổn định. Cùng thời gian đó, một thành viên sáng lập cty A đã bán hết phần vốn thuộc sở hữu của mình trong cty A (52% vốn điều lệ của cty A) cho cty Z - một cty sản xuất dầu nhớt ở Đức có thị phần khoảng 40% trên thị trường dầu nhớt ở Đức

Tình huống 8

Công ty sản xuất bia A được thành lập và đi vào hoạt động đúng theo quy định của pháp luật. Sau 7 năm hoạt động thị phần của công ty trên thị trường liên quan chiếm 51%. Để thực hiện kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, Ban giám đốc công ty đã quyết định thiết lập mạng lưới phân phối độc quyền trên toàn khu vực Đông Nam Bộ bằng cách ký kết các hợp đồng đại lý độc quyền với các nhà hàng, khách sạn ở các khu vực nói trên. Trong hợp đồng này, công ty yêu cầu các đại lý phải cam kết không được tiêu thu bất kỳ sản phẩm bia nào khác ngoài những sản phẩm mà công ty cung cấp, nếu vi phạm cam kết này đại lý sẽ bị phạt bằng doanh số mua hàng 02 tháng gần nhất.

Hỏi: Các hành vi nói trên của công ty A có vi phạm pháp luật cạnh tranh không? Giải thích?

Tình huống 9

Các hành vi dưới đây của công ty X chuyên sản xuất đồ gỗ, có trụ sở tại quận 3 – Tp.HCM có vi phạm pháp luật cạnh tranh không? Vì sao?

1. Tổ chức quảng cáo so sánh sản phẩm nội thất của mình với sản phẩm nội thất inox.

2. Tiến hành thu thập thông tin về tất cả các cửa hàng đang kinh doanh hàng nội thất gỗ và inox tại Tp.HCM.

3. Cho người copy danh sách nhân viên bán hàng của công ty B cũng sản xuất nội thất bằng gỗ có trụ sở tại Dĩ An – Bình Dương.

Tình huống 10

Công ty tnhh A là 1 công ty chuyên sản xuất các sản phẩm hóa mỹ phẩm, trong 1 đoạn phim quảng cáo về 1 sản phẩm dầu gội đầu do công ty A sản xuất, công ty A đã dùng cảnh 1 cuộc thi để chọn 1 sản phẩm dầu gội đầu có chất lượng tốt nhất, đem lại hiệu quả làm cho mái tóc mềm và mượt nhất. Trong cuộc thi diễn ra việc các người mẫu gội thử dầu gội của công ty A và của 1 số công ty khác, trong đó có công ty B. theo kết quả cuộc thi, dầu gội đầu cả công ty A đã đoạt giải nhất về chất lượng. công ty B cho rằng công ty A đã vi phạm quy định của luật cạnh tranh và yêu cầu cơ quan quản lí cạnh trạnh giải quyết vụ việc trên. Sau khi điều tra chính thức vụ việc cơ quan quản lí cạnh tranh đã kết luận công ty A đã có hành vi cạnh trạnh không lành mạnh và chuyển hồ sơ vụ việc sang hội đồng cạnh tranh để tổ chức phiên điều trần. sau khi tổ chức phiên điều trần , hội đồng xử lí vụ việc cạnh tranh đã áp dụng các hình thức xử lí sau :

  1. Phạt tiền với mức 5% doanh thu của công ty A trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm.
  1. Tịch thu các sản phẩm dầu gội do công ty A sản xuất được nói đến trong sản phẩm quảng cáo nói trên.

Hỏi: cơ quan quản lí cạnh tranh và hội đồng xử lí vụ việc cạnh tranh đã có những việc làm đúng sai như thế nào trong vụ việc nêu trên. Giải thích.

Tình huống 11

Công ty A là công ty duy nhất có quyền cung cấp xăng máy bay trên các sân bay Vịêt Nam. Do giá xăng dầu quốc tế tăng, công ty A yêu cầu hãng hàng không B chấp nhận tăng giá bàn so với giá trong hợp đồng đã ký trước đó. Hãng hàng không B không đồng ý với lý do công ty A không áp dụng giá đó cho công ty C. Sau đó công ty A đột ngột ngừng cấp xăng cho hãng hàng không B khiến toàn bộ các chuyến bay của hãng hàng không B không thực hiện được.

câu hỏi

  1. Công ty A có vi phạm pháp luật cạnh tranh không? tại sao?
  1. Trong trường hợp hành vi của công ty A gây thiệt hại cho hãng hàng không B thì hãng hàng không B có quyền yêu cầu cơ quan thực thi luật cạnh tranh giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại không? giải thích tại sao?