Bài tập về các phương thức biểu đạt năm 2024

Xác định phương thức biểu đạt trong một văn bản là một trong những yêu cầu thường gặp trong phần đọc hiểu của đề thi THPT quốc gia môn Ngữ văn. Tuy đây là câu hỏi nhỏ (chiếm khoảng 0,25 đến 1 điểm) nhưng nhiều bạn để mất điểm câu này. Bài học hôm nay, sẽ hướng dẫn các bạn cách nhận biết, phân biệt các phương thức biểu đạt trong văn bản.mẫu CV xin việc

Tìm hiểu bài học qua 6 phương thức biểu đạt:

  • Phương thức biểu đạt tự sự
  • Phương thức biểu đạt miêu tả
  • Phương thức biểu đạt biểu cảm
  • Phương thức biểu đạt thuyết minh
  • Phương thức biểu đạt nghị luận
  • Phương thức biểu đạt hành chính – công vụ

NỘI DUNG BÀI HỌC

STT Tên. ĐẶC TRƯNG VÍ DỤ LOẠI VĂN BẢN 1 Phương thức biểu đạt tự sự - Là kể chuyện, nghĩa là dùng ngôn ngữ để kể một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc. Ngoài ra, người ta không chỉ chú trọng đến kể việc mà còn quan tâm đến việc khắc hoạ tính cách nhân vật và nêu lên những nhận thức sâu sắc, mới mẻ về bản chất của con người và cuộc sống.

- Truyện: Truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện ngụ ngôn, thần thoại, cổ tích,...

2

Phương thức biểu

cảm - Là dùng ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.Các thể loại thơ, ca dao, bút kí... Tuy vậy các thể kí thường kết hợp tự sự và trữ tình. 3 Phương thức biểu đạt miêu tả

Là dùng ngôn ngữ mô tả sự vật làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang hiện ra trước mắt hoặc nhận biết được thế giới nội tâm của con người.

- Có cả trong các tác phẩm thơ và truyện.

4 Phương thức biểu đạt thuyết minh

- Là cung cấp, giới thiệu, giảng giải…một cách chính xác và khách quan về một sự vật, hiện tượng nào đó có thật trong cuộc sống. Ví dụ một danh lam thắng cảnh, một vấn đề khoa học, một nhân vật lịch sử...

- Tiểu sử về một nhân vật.

- Kiến thức về một vấn đề khoa học. 5 Phương thức biểu đạt nghị luận

- Là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết rồi dẫn dắt, thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình.

- Các văn bản nghị luận bàn bạc nhằm trình bày, bình luận, đánh giá những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng,... 6 Phương thức biểu đạt hành chính – công vụ- Là phương thức dùng để giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí.

Uploaded by

Thạch Dân Giang

0% found this document useful (0 votes)

28 views

4 pages

Copyright

© © All Rights Reserved

Available Formats

DOCX, PDF, TXT or read online from Scribd

Share this document

Did you find this document useful?

Is this content inappropriate?

0% found this document useful (0 votes)

28 views4 pages

Phiếu Bài Tập Sự Kết Hợp 3 Phương Thức Biểu Đạt Trong Văn Tự Sự

Uploaded by

Thạch Dân Giang

Jump to Page

You are on page 1of 4

Search inside document

Reward Your Curiosity

Everything you want to read.

Anytime. Anywhere. Any device.

No Commitment. Cancel anytime.

Bài tập về các phương thức biểu đạt năm 2024

Trong môn Ngữ Văn, kiến thức về phương thức biểu đạt là một trong những kiến thức nền quan trọng mà các em cần nắm chắc để có cơ sở phân tích đúng những đoạn thơ, văn trong các đề thi sau này.

Trong bài viết dưới đây, Tkbooks sẽ giới thiệu đến các em kiến thức về phương thức biểu đạt bao gồm phương thức biểu đạt là gì và 6 phương thức biểu đạt trong văn bản kèm ví dụ cụ thể.

Các em hãy lưu lại làm tài liệu học và ôn tập nhé!

Phương thức biểu đạt là cách mà người viết, người nói truyền tải những thông điệp đến với người đọc, người nghe nhằm thể hiện những tâm tư, những suy nghĩ, tình cảm của chính người nói, người viết.

II. 6 phương thức biểu đạt trong văn bản

Có 6 phương thức biểu đạt hay nói cách khác là 6 cách biểu đạt để diễn tả suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của người nói, người viết, bao gồm:

  • Tự sự
  • Miêu tả
  • Biểu cảm
  • Thuyết minh
  • Hành chính – công vụ
  • Nghị luận
    Bài tập về các phương thức biểu đạt năm 2024
    6 phương thức biểu đạt trong văn bản

1. Phương thức biểu đạt tự sự

Phương thức biểu đạt tự sự là gì?

– Phương thức biểu đạt tự sự là dùng ngôn ngữ để kể lại một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng đưa đến một kết thúc.

– Trong văn bản tự sự, bên cạnh kể lại các sự việc, người ta còn chú trọng khắc hoạ tính cách nhân vật và nêu lên những nhận thức sâu sắc, mới mẻ về bản chất của con người và cuộc sống.

Ví dụ:

Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhung cũng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả.

Tức thật! Ờ thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khố hắn không? Không biểt đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đúa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có mà trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết. (Chí Phèo – Nam Cao).

Bài tập về các phương thức biểu đạt năm 2024
Tự sự là phương thức biểu đạt thường gặp trong các tác phẩm văn học

2. Phương thức biểu đạt miêu tả

Phương thức biểu đạt miêu tả là gì?

Phương thúc biểu đạt miêu tả là dùng ngôn ngữ làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang hiện ra trước mắt hoặc nhận biết được thế giới nội tâm của con người.

Bài tập về các phương thức biểu đạt năm 2024
Phương thức biểu đạt miêu tả giúp người đọc dễ dàng hình dung được sự vật, sự việc

Ví dụ:

Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc, bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuồn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. (Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân)

3. Phương thức biểu đạt biểu cảm

Phương thức biểu đạt biểu cảm là gì?

Phương thức biểu đạt biểu cảm là dùng ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.

Ví dụ:

Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng.

(Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân.

4. Phương thức biểu đạt thuyết minh

Phương thức biểu đạt thuyết minh là gì?

Phương thức biểu đạt thuyết minh là cung cấp, giới thiệu, giảng giải những tri thức về một sự vật, hiện tượng nào đó cho những người cần biết nhưng còn chưa biết.

Ví dụ:

Tập thơ “Từ ấy” (1937 – 1946) là chặng đường đầu tiên của đời thơ Tố Hữu, đánh dấu bước trưởng thành của người thanh niên quyết tâm đi theo ngọn cờ của Đảng. Tập thơ chia làm ba phần. “Máu lửa” gồm những bài sáng tác trong thời kì Mặt trận Dân chủ, là tâm sự của người thanh niên đang “băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời” […]. “Xiềng xích” gồm những bài sáng tác trong các nhà lao lớn ở Trung Bộ và Tây Nguyên […]. “Giải phóng” gồm những bài sáng tác từ khi Tố Hữu vượt ngục đến những ngày đầu giải phóng vĩ đại của toàn dân tộc. (SGK Ngữ văn 12, tập một – NXB Giáo dục, năm 2010).

5. Phương thức biểu đạt hành chính – công vụ

Phương thức biểu đạt hành chính – công vụ là gì?

Phương thức biểu đạt hành chính – công vụ là phương thức dùng để giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan và giữa nước này với nước khác trên cơ sở pháp lí (thông tư, nghị định, đơn từ, báo cáo, hoa đơn, hợp đồng…).

Ví dụ:

Giấy khai sinh, giấy triệu tập thực hiện nghĩa vụ quân sự, công văn thông báo quy chế mới,….

6. Phương thức biểu đạt nghị luận

Phương thức biểu đạt nghị luận là gì?

Phương thức biểu đạt nghị luận là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết rồi dẫn dắt, thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình.

Ví dụ:

Một kẻ khôn ngoan thì không cần chạy thục mạng đến tương lai để tìm kiếm những thứ chỉ đem tới những cảm xúc nhất thời. Họ sẽ dành ra nhiều thời gian và năng lượng đề khơi dậy và giữ gìn những giá trị hạnh phúc mình đang có. Không cần quá nhiều tiện nghi, chỉ cần sống một cách bình an và vui vẻ là ta đã có hạnh phúc rồi.

Hãy nhìn một người đang hấp hối trong bệnh viện, một người đang cố ngoi lên từ một trận động đất, một người vừa suýt mất đi người thân trong gang tấc, thì ta sẽ biết hạnh phúc là như thế nào. Hạnh phúc của họ rất đỗi bình thường: đôi khi chỉ là một hơi thở, một nắm cơm hay một cái nhìn nhau lần cuối. Cho nên, không có thứ hạnh phúc nào đặc biệt ở tương lai đâu, ta đừng mất công tìm kiếm. Có chăng nó cũng chỉ là những trạng thái cảm xúc khác nhau mà thôi. Mà cảm xúc thì chỉ có nghiện ngập chứ có bao giờ là đủ!(Hiểu vể trái tim, Theo Minh Niệm, NXB Tổng hợp Tp. Hố Chí Minh, 2017)

Lớp 9 có bao nhiêu phương thức biểu đạt?

Việc xác định các phương thức biểu đạt thường được yêu cầu trong các đề thi môn ngữ văn của kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia hàng năm. Thông thường trong hệ thống văn học (các tác phẩm văn học) sẽ có 6 phương thức biểu đạt chính, gồm: tự sự; miêu tả; biểu cảm; thuyết minh; nghị luận; hành chính - công vụ.

6 phương thức biểu đạt là gì?

Các phương thức biểu đạt trong văn bản lớp 12 đầy đủ nhất Xác định phương thức biểu đạt trong một văn bản là một trong những yêu cầu thường gặp trong phần đọc hiểu của đề thi THPT quốc gia môn Ngữ văn. Có 6 phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính - công vụ.

Phương thức biểu đạt miêu tả là gì ví dụ?

- Miêu tả là dùng ngôn ngữ làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang hiện ra trước mắt hoặc nhận biết được thế giới nội tâm của con người. - Có cả trong các tác phẩm thơ và truyện. Ví dụ: “Hắn về lần này trông khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai.

Phương thức biểu đạt chính của văn nghị luận là gì?

Phương thức biểu đạt nghị luận là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết rồi dẫn dắt, thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình.