bài hát hò kéo pháo có tính chất âm nhạc như thế nào?

Tính chất: hào hùng, thúc giục

dô ta nàokéo pháota vượt qua núi. ...Bàica “Hò kéo pháo” đã một thời vang trên các chiến hào chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ vớiý nghĩacổ vũ cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của đất nước ta thành công.

Ngày 7 tháng 5 năm 2014, "bài hát "Hò Kéo Pháo" của Hoàng Vân" đã là tiêu đề một buổi phát thanh dài nửa giờ trên đài France Inter trong buổi phát thanh "la Marche de l'histoire" [Bước chân lịch sử], các nhà báo đã quay lại từng chi tiết của trận chiến lịch sử Điện Biên Phủ với chiến công đẩy pháo qua núi đèo tạo sự sửng sốt cho quân đội Pháp. //www.franceinter.fr/oeuvres/ho-keo-phao

Hoàn cảnh ra đời: xem sau lời bài hát.

 1-Hò dô ta nào! kéo pháo ta vượt qua đèo.Hò dô ta nào! kéo pháo ta vượt qua núi.Dốc núi cao cao nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núiVực sâu thăm thẳm, vực nào sâu bằng chí căm thù.Hò dô ta nào! kéo pháo ta vượt qua đèo.Hò dô ta nào! kéo pháo ta vượt qua núi.Gà rừng gáy trên nương rồi dấn bước ta đi lên nào.Kéo pháo ta sang qua đèo trước khi trời hửng sáng.Sắp tới nơi còn một đợt nữa thôi.Vai ướt đẫm sương đêm cùng mồ hôi.Tới đích rồi đồng chí pháo binh ơiVinh quang thay sức người lao động.Hò dô ta pháo ta vượt đèo.Lòng quyết tâm sắt gang nào bằng .Hò dô…

2-

Hò dô ta nào! kéo pháo ta vượt qua đèo.Hò dô ta nào! kéo pháo ta vượt qua núi.Dốc núi cao cao nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núiVực sâu thăm thẳm, vực nào sâu bằng chí căm thù.Kéo pháo ta lên trận địa đây vùi xác quân thù.Mặc cho bom đạn bốc cháy  quanh mình ta rồi.Mặc cho quân thù bắn phá trên đường ta điDù lửa nóng trong bom đạn bốc cháy xung quanh ta rồi.Bám chắc tay không buông rời quyết tâm bảo vệ pháo.Kéo pháo lên trận địa của chúng taTin chắc thắng ta tin tưởng ở trên.Tới đích rồi đồng chí chúng ta ơiMai đây nghe pháo gầm vang trờiCùng bộ binh đánh tan giặc thùThề quyết tâm đánh tan giặc thù.Hò dô…

Hai, ba nào… Hò dô ơ...

"Năm 1954, ông công tác ở Đội Tuyên truyền vũ trang, làm báo chí và công tác địch vận của trung đoàn, sư đoàn, và phụ trách văn nghệ ở Sư đoàn 312. Khi sáng tác ca khúc Hò kéo pháo, tên tuổi của Hoàng Vân được cả chiến dịch Trần Đình biết tới. Hồi ấy, những người lính ra chiến trận đều ngân vang khúc hát Hò kéo pháo của ông. Bài hát đã cổ vũ lòng người vượt qua những gian khó để có “Chiến thắng trận Điện Biên chấn động địa cầu”.

...Hoàng Vân rất thích tiếng gà gáy. Ông bảo là: Sách cổ “Kê Minh” tiếng gà gáy được các vị túc nho rất thích, nó là tiếng báo một ngày mới bắt đầu, tiếng gà đầy thúc giã. Trong mặt trận Điện Biên Phủ núi rừng hoang sơ, tiếng gà rừng vang xa lắm, cả một đoàn quân đang căng sức ra kéo pháo vào trận địa nghe tiếng gà gáy như một hiệu lệnh của hy vọng, nên nghe tiếng gà rừng đó mà có câu “Gà rừng gáy trên nương rồi…”

 Gửi bởi: kynguyen65 |  Lượt xem: 323

Trong số những ca khúc viết về chiến dịch Điện Biên Phủ, “Hò kéo pháo” của nhạc sỹ Hoàng Vân có hoàn cảnh ra đời khá đặc biệt. Ông sáng tác ca khúc này khi được nghe kể lại câu chuyện “cứu pháo” đầy cảm động của liệt sỹ Nguyễn Văn Chức, Tô Vĩnh Diện…

Những lời ca “thấm” mồ hôi, nước mắt và máuTheo lời kể của nhạc sỹ Hoàng Vân thì khi quân ta chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ, ông lúc đó là chính trị viên Sư đoàn 312 được phân công đi quan sát chiến trường để chuẩn bị đưa các tốp văn công xung kích vào phục vụ các đơn vị tham gia chiến đấu, đồng thời cũng thu thập thông tin để về viết bài cho bản tin của sư đoàn.

Có mặt tại chiến địa, ông đã được tận mắt chứng kiến cảnh các chiến sỹ đẫm mồ hôi trong sương đêm kéo những khẩu đại bác nặng vượt qua những núi cao, đèo dốc hiểm trở. Thời điểm đó, việc kéo pháo vô cùng gian khổ bởi địa hình đồi núi quanh co và mọi việc đều phải làm trong bí mật.

Đặc biệt, khi vừa kéo được pháo vào trận địa thì chiến dịch có sự thay đổi buộc bộ đội ta phải kéo pháo ra. Kéo được pháo vào đã khó, kéo pháo ra lại gian khổ gấp bội phần bởi lúc này quân địch thường xuyên “ném bom, nhả đạn” để “hú hoạ” kế hoạch của quân ta. Những người lính cụ Hồ bằng ý chí phi thường đã kéo pháo ra thành công nhưng cũng hy sinh không ít máu xương, mồ hôi, nước mắt.Tại đây, nhạc sỹ còn được anh em đồng đội kể cho nghe câu chuyện pháo thủ Nguyễn Văn Chức lao cả thân mình vào bánh pháo để “cứu” pháo khỏi tuột xuống vực, chuyện anh hùng Tô Vĩnh Diện hy sinh thân mình chèn pháo… Chứng kiến cảnh tượng đó, nghe những câu chuyện đó…. người chính trị viên tuổi mới 20 đã không thể nào quên được.Trở về Sư đoàn nhưng hình ảnh người lính pháo binh luôn hiển hiện tâm trí ông. Trong một đêm rất lạnh đầu năm 1954, nằm trong hầm tối, văng vẳng bên tai là tiếng gà rừng rừng eo óc gáy trên nương, rồi biết bao tiếng gà khác đáp lại, trong đầu nhạc sĩ bỗng xuất hiện “tứ” nhạc: “Gà rừng gáy trên nương rồi, kéo pháo ta sang qua đồi, trước khi trời hừng sáng!”.“Tôi còn nhớ, khi viết được khúc đầu của bài hát thì tôi đi ngủ. 3 giờ sáng, tôi tỉnh giấc và đi ra khỏi hầm. Đó là một đêm trời lạnh giá buốt, sương phủ mờ mịt. Trong không gian tĩnh lặng tuyệt đối của núi rừng vào đêm, tôi bỗng nghe tiếng đập cánh, tiếng gà gáy rất gần.Tôi lặng người đi. Nếu ai từng trải qua những ngày “mưa dầm, cơm vắt” ấy thì sẽ hiểu, tiếng gà gáy giữa trận mạc làm cho người ta xúc động thế nào. Tiếng gà gáy báo hiệu một ngày mới, báo hiệu cuộc sống thanh bình, khát vọng của người lính. Hình ảnh ấy đi vào bài hát của tôi thật tự nhiên: "Gà rừng gáy trên nương rồi, kéo pháo ta băng qua đồi, truớc khi trời hừng sáng"... Khi viết xong “Hò kéo pháo”, tôi lấy que ghim lên vách hầm như một bài báo tường, không hề nghĩ rằng bài hát sẽ lan rộng khắp các đơn vị nhanh như thế”, nhạc sỹ Hoàng Vân nhớ lại.Tiếng “hò” vượt thời gian, không gian

Nhạc sỹ Hoàng Vân nhấn mạnh rằng, khi vào “xếp bút nghiên” lên chiến trường Điện Biên ông mới ngoài 17 tuổi. Khi đó, vốn âm nhạc của ông chỉ là những kiến thức cơ bản được học trong trường phổ thông. Và ông sáng tác nên “Hò kéo pháo” với tư cách là một chiến sỹ Điện Biên chứ chưa phải là nhạc sỹ. Lúc viết bài hát này, hình ảnh đồng đội gian khổ kéo pháo cứ lởn vởn trong tâm trí ông khiến ông thấy điều đó quá thiêng liêng và vĩ đại. Ông suy nghĩ nhiều đến một bài hát mang tính tập thể, có xướng, có xô. Và ông nhớ đến một bài hò đang được bộ đội hát nhiều lúc ấy: "Hò dô ta, lặng mà nghe, mà nghe câu hò" nhưng cảm thấy âm điệu rất cổ, gợi lên dáng dấp sinh hoạt của một thời xa xưa.

Ông kể, khi ngồi ghi nhạc trong một lán nhỏ, ông phải trùm chăn kín chân vì muỗi vàng đốt như ong châm. Cảnh lao động hùng vĩ giữa núi rừng hiểm trở được tác giả ghi bằng những âm điệu gẫy khúc và nhảy quãng liên tục. “Hò kéo pháo” ra đời mang dáng dấp một bài hò hiện đại, rất phù hợp với không khí kéo pháo khẩn trương sôi động, gian khổ, vất vả nhưng hân hoan.Theo nhạc sỹ Hoàng Vân, sau khi bài hát ra đời, lập tức được các thành viên của đội văn công mang đi phục vụ các chiến sỹ, dân công… ngay bên các khẩu pháo, chiến hào... Bài hát giản dị, trong sáng, viết theo thể loại hò dân gian nên được nhiều chiến sĩ yêu thích, dễ thuộc và nhanh chóng lan truyền khắp chiến trường.Khắp mặt trận đều vang lên câu hát: “Hò dô ta nào! Kéo pháo ta vượt qua đèo. Hò dô ta nào! Kéo pháo ta vượt qua núi. Dốc núi cao cao nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi. Vực sâu thăm thẳm vực nào sâu bằng chí căm thù. Kéo pháo ta lên trận địa đây vùi xác quân thù. ... Nắm chắc tay không buông rời, quyết tâm bảo vệ pháo. Kéo pháo lên, trận địa của chúng ta, tin chắc thắng ta tin tưởng ở trên. Tới đích rồi, đồng chí pháo binh ơi, vinh quang thay sức người lao động, để quyết tâm đánh tan đồn thù”. Bài hát đã góp phần “thắp” thêm lòng quyết tâm chiến đấu và tăng thêm sức mạnh cho các chiến sỹ, dân công… vượt qua mọi gian lao để làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “chấn động năm châu, vang dội địa cầu”.Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, bài hát “Hò kéo pháo” được trao giải Nhất tại Đại hội Liên hoan toàn quân. Nhạc sỹ Hoàng Vân cũng được thưởng Huân chương chiến công hạng 3 và Huy hiệu Chiến sĩ Điện Biên...Đã hơn 60 năm trôi qua, cho đến bây giờ, mỗi khi nhắc đến bài “Hò kéo pháo”, nhạc sỹ Hoàng Vân vẫn rất tự hào. Ông tự hào vì mình đã từng là chiến sỹ, được tham gia trận đánh lừng lẫy trong lịch sử Việt Nam. Những dịp trở lại chiến trường xưa, chính giai điệu của “Hò kéo pháo” đã giúp ông sống lại tháng ngày gian khổ mà hào hùng cùng đồng đội.Hai năm trở lại đây, do tuổi cao sức yếu nên nhạc sỹ Hoàng Vân không còn sáng tác âm nhạc được như trước. Tuy nhiên, ngoài “Hò kéo pháo”, người nhạc sỹ lão thành này cũng đã cống hiến cho kho tàng âm nhạc Việt Nam hàng trăm ca khúc bất hủ khác như: "Tôi là người thợ lò", "Hà Nội - Huế - Sài Gòn", "Quảng Bình quê ta ơi", "Người chiến sĩ ấy", "Guồng nước quay"... Sau 1975 , ông có các sáng tác như: "Bài ca xây dựng", "Tình yêu của đất và nước", "Hát về cây lúa hôm nay", "Bài ca tình bạn", "Tình ca Tây Nguyên”, "Em yêu trường em", "Đường lên đỉnh Olympia",...

Nhiều bài hát của ông đã trở thành "ngành ca" [bài hát truyền thống của ngành] như "Bài ca xây dựng", "Bài ca người giáo viên nhân dân", "Hát về cây lúa hôm nay", "Tôi là người thợ lò", "Bài ca giao thông vận tải", "Bài ca người thủy thủ"...

Bài nguyên bản xin đọc ở đây: Tác giả Hà Tùng Long - báo Dân Trí //dantri.com.vn/van-hoa/nhung-dieu-chua-ke-ve-hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-ho-keo-phao-20170506124636613.htm


Mỗi lần nghe bài hát Hò kéo pháo , lòng tôi lại bồi hồi xúc động và tự hào về một thời oanh liệt của pháo binh Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng, và đồng thời cũng thầm cảm ơn nhạc sĩ Hoàng Vân đã sáng tác được một bài hát “sống mãi cùng năm tháng” ấy.

Trong một đợt đưa các nhạc sĩ ở thực tế binh chủng pháo binh, tôi đã được nhạc sĩ Hoàng Vân kể lại những kỷ niệm không bao giờ quên để viết nên ca khúc Hò kéo pháo .

Hồi đó, Hoàng Vân là học sinh Trường Thăng Long. 17 tuổi, anh tạm "xếp bút nghiên" lên đường đi kháng chiến.

Từ trường sĩ quan, Hoàng Vân được điều về làm chính trị viên một tốp văn công của Sư đoàn 312. Vào thời điểm quân ta đang chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ, thì anh được cử đi quan sát chiến trường để sau đó đưa “gánh hát” tới phục vụ các đơn vị tham gia chiến đấu.

Một hôm, Hoàng Vân được tận mắt nhìn thấy cảnh tượng hào hùng của các chiến sĩ pháo binh gò lưng kéo pháo vượt dốc núi cao hàng nghìn mét. Hàng trăm con người lưng cúi rạp, chân xoạc, tay bám vai ghì cùng hỗ trợ dây tời kéo khẩu trọng pháo nhích dần, nhích dần từng tấc một ngược lên đỉnh dốc theo một nhịp thống nhất: "Hò dô ta... nào! Hai... ba nào!".

Giờ nghỉ, các chiến sĩ còn kể cho Hoàng Vân nghe biết bao tấm gương dũng cảm hy sinh của pháo thủ trong khi làm nhiệm vụ.

Khẩu pháo của Đại đội 801 đang đổ dốc Suối Reo. Pháo thủ Mận ghé vai vào bánh pháo, kết hợp với dây để ghìm khẩu pháo khỏi tụt xuống quá nhanh. Nhưng khẩu pháo vẫn cướp đà đè vào đùi Mận. Mọi người ráng hết sức kéo pháo ngược lên để cứu Mận. Pháo vẫn không nhúc nhích. Mận cố chịu đựng và khi thấy lâu quá, Mận nói với anh em:

- Thôi chân tôi đằng nào cũng hỏng, các đồng chí cứ cho bánh pháo lăn qua để kịp vào trận địa chiến đấu.

Lời nói chân thành thể hiện tấm lòng cao cả hy sinh vì chiến thắng ấy đã làm mọi người cảm động cố gắng hết sức kéo pháo lên, cứu được cả người lẫn pháo!

Hôm sau, lại một sự cố khác xảy ra. Khẩu pháo nặng gần hai tấn đang lên dốc thì đột nhiên dây tời đứt, kéo cả khối người xềnh xệch trên mặt đường.

- Cứu lấy pháo! Còn người còn pháo!...

Những tiếng thét ấy vang lên. Khẩu pháo lao nhanh và có nguy cơ đâm xuống vực. Không thể chần chừ, Nguyễn Văn Chức đã ôm chèn lao cả thân mình vào bánh pháo. Khẩu pháo chồm qua người Chức, quặt vào một gốc cây to, khựng lại. Tấm gương quên mình cứu pháo của Nguyễn Văn Chức đã làm mọi người lặng đi, nghẹn ngào, cảm phục.

Kéo pháo vào đã vất vả, nhưng kéo pháo ra để bảo toàn lực lượng và đánh thắng theo mệnh lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cũng là một kỳ tích. Chính trong hoàn cảnh khắc nghiệt ấy, phẩm chất anh hùng của người chiến sĩ cách mạng lại được bộc lộ.

Hình ảnh anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thân chèn pháo lại càng làm cho Hoàng Vân xúc động. Những nốt nhạc đầu tiên của bài Hò kéo pháo đã xuất hiện. Khi chủ đề của bài hát được hình thành, anh thức thâu đêm để viết.

- Trời về sáng, chợt có tiếng gà rừng gáy - nhạc sĩ tâm sự - làm tôi liên tưởng đến tiếng kèn chiến thắng rộn rã... Thế là Hò kéo pháo được hoàn chỉnh phần cuối khi trời vừa sáng! Hôm ấy, cả “gánh hát” chúng tôi sắp sửa luyện tập quên cả ăn, để kịp thời phục vụ cho bộ đội và dân công tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử. Bài hát giản dị, trong sáng, viết theo hình thức quen thuộc của một thể loại hò dân gian, nên được nhiều chiến sĩ yêu thích và dễ thuộc.

Cho tới hôm nay, mặc dù nhạc sĩ Hoàng Vân đã có thêm nhiều kiến thức âm nhạc đủ sức sáng tác đại hợp xướng Bài ca Điện Biên Phủ, nhưng ca khúc Hò kéo pháo vẫn là điểm khởi đầu của những thành công ấy. Bởi lẽ như nhạc sĩ Hoàng Vân tâm sự "Nó là những giây phút đẹp nhất, xúc động nhất trước thiên anh hùng ca bất tử của chiến thắng Điện Biên Phủ, mà không dễ gì có được trong cuộc đời sáng tác âm nhạc của tôi...”.

LÊ TRUNG ĐẢN

Video liên quan

Chủ Đề