Khám ruột thừa ở đâu tphcm

RUỘT THỪA LÀ GÌ?

Ruột thừa là một đoạn ruột nhỏ, dạng túi cùng, hẹp và dài vài centimet dính vào manh tràng. Ruột thừa nằm ở phần bụng dưới bên phải, nơi nối tiếp giữa ruột non và ruột già. Chức năng ruột thừa trong cơ thể chưa được xác định. .

Viêm ruột thừa là tình trạng ruột thừa bị viêm. Sự tắc nghẽn trong lòng ống ruột thừa dẫn đến nhiễm trùng rất có thể là nguyên nhân gây ra viêm ruột thừa. Vi khuẩn nhân lên nhanh chóng, làm cho ruột thừa bị viêm, sưng và chứa đầy mủ. Nếu không được nhanh chóng điều trị, ruột thừa có thể bị vỡ.

Viêm ruột thừa là tình trạng cấp cứu vùng bụng thường gặp nhất ở trẻ em và thanh niên. Cứ 15 người thì có một người bị viêm ruột thừa trong suốt cuộc đời của mình

CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA VIÊM RUỘT THỪA?

Triệu chứng đặc trưng của viêm ruột thừa là cơn đau bắt đầu xung quanh hoặc trên rốn. Cơn đau có thể nặng hoặc chỉ đau nhẹ và gây khó chịu, và sau đó di chuyển đến vùng góc dưới phải bụng. Ở đó, cơn đau trở nên liên tục và gia tăng nhiều hơn và thường gia tăng khi cử động, ho, v.v. Bụng thường co cứng và đau khi sờ vào.

Chán ăn là tình trạng rất phổ biến. Buồn nôn và ói mửa có thể xảy ra trong khoảng nửa số trường hợp bị viêm ruột thừa và đôi khi có táo bón hoặc tiêu chảy. Thân nhiệt  có thể bình thường hoặc tăng nhẹ. Sốt cao có thể là dấu hiệu cho thấy ruột thừa đã bị vỡ.

Chuỗi các triệu chứng điển hình xuất hiện trong khoảng 50% các trường hợp bị viêm ruột thừa. Một nửa số trường hợp còn lại, có thể  thấy các dấu hiệu ít điển hình hơn, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai, bệnh nhân cao tuổi hoặc ở trẻ nhũ nhi. Ở phụ nữ mang thai, dấu hiệu viêm ruột thừa dễ bị che lấp bởi các triệu chứng thông thường như bị đau bụng nhẹ và bị buồn nôn từ những nguyên nhân khác. Các bệnh nhân cao tuổi có thể cảm thấy ít đau bụng và ít đau khi chạm vào hơn hầu hết các bệnh nhân khác, vì vậy việc chẩn đoán và điều trị sẽ bị trì hoãn, dẫn đến vỡ ruột thừa ở 30% các trường hợp. Trẻ nhũ nhi và trẻ em nhỏ thường hay bị tiêu chảy, ói và sốt đồng thời với đau bụng.

CHẨN ĐOÁN VIÊM RUỘT THỪA NHƯ THẾ NÀO?

Để chẩn đoán bệnh viêm ruột thừa, bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về quá trình xuất hiện và diễn tiến của các triệu chứng và thăm khám vùng bụng của bệnh nhân.

Các xét nghiệm và thủ thuật được áp dụng để chẩn đoán viêm ruột thừa bao gồm:

Thăm khám để đánh giá cơn đau của bệnh nhân: bác sĩ có thể nhẹ nhàng ấn vào chỗ đau. Khi đột ngột thả tay ấn ra, cảm giác đau do viêm ruột thừa thường tăng nhiều hơn, đây là dấu hiệu cho thấy phúc mạc vùng lân cận đã bị viêm. Bác sĩ cũng có thể thấy tình trạng gồng cứng bụng và khuynh hướng co cứng cơ thành bụng để phản ứng với lực ấn vào vùng ruột thừa bị viêm [phản ứng thành bụng]

Bác sĩ có thể dùng ngón tay đeo găng và chất bôi trơn để thăm khám trực tràng [thăm khám trực tràng bằng ngón tay]. Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có thể được thăm khám vùng chậu để kiểm tra các vấn đề phụ khoa có thể là nguyên nhân gây đau bụng

Xét nghiệm máu: Việc xét nghiệm máu giúp bác sĩ kiểm tra số lượng bạch cầu cao, dấu hiệu của nhiễm trùng

Xét nghiệm nước tiểu: bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân làm xét nghiệm nước tiểu để xác định đau bụng không phải do nhiễm trùng đường niệu hoặc do sỏi thận.

Chẩn đoán bằng hình ảnh: bác sĩ cũng có thể yêu cầu bệnh nhân chụp X-quang bụng, siêu âm bụng hoặc chụp cắt lớp điện toán [CT] để giúp xác định viêm ruột thừa hoặc phát hiện nguyên nhân khác gây đau bụng

NHỮNG BIẾN CHỨNG CỦA VIÊM RUỘT THỪA LÀ GÌ?

Viêm ruột thừa có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như sau:

Vỡ ruột thừa: làm nhiễm trùng lây lan khắp bụng [viêm phúc mạc]. Tình trạng này có thể đe dọa tính mạng, bệnh nhân cần phẫu thuật cấp thời để cắt bỏ ruột thừa và làm sạch khoang bụng.

Hình thành túi mủ trong ổ bụng: Nếu ruột thừa vỡ, có thể sẽ hình thành túi nhiễm trùng [áp xe]. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ phẫu thuật sẽ dẫn lưu mủ ra ngoài bằng cách đặt một ống thông qua thành bụng vào đến ổ áp xe. Ống thông dẫn lưu này được để lại tại chỗ trong hai tuần và bệnh nhân sẽ dùng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng. Khi nhiễm trùng đã được điều trị khỏi, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật để cắt bỏ ruột thừa. Trong một số trường hợp, áp xe được dẫn lưu ra ngoài và ruột thừa được cắt bỏ ngay lúc đó.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VIÊM RUỘT THỪA LÀ GÌ?

Điều trị viêm ruột thừa thông thường  bằng  phẫu thuật để cắt bỏ ruột thừa bị viêm. Trước khi phẫu thuật, bệnh nhâncó thể được điều trị bằng kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa

Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa có thể là cuộc phẫu thuật hở  được thực hiện bằng cách rạch da vùng bụng dài từ 5 đến 10 centimet [phẫu thuật mở bụng]. Hoặc phẫu thuật thông qua một vài vết rạch da nhỏ ở bụng [phẫu thuật nội soi bụng]. Trong quá trình phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa, bác sĩ phẫu thuật đưa vào ổ bụng của bênh nhân một ống quang video ghi hình và những thiết bị chuyên dùng để cắt bỏ ruột thừa.

Thông thường, phẫu thuật nội soi sẽ giúp bệnh nhân hồi phục nhanh hơn, vết thương ít đau và ít để lại sẹo. Phương pháp này có thể tốt hơn cho bệnh nhân cao tuổi hoặc béo phì. Nhưng phẫu thuật nội soi không phải thích hợp cho tất cả mọi người. Nếu ruột thừa đã bị vỡ và nhiễm trùng đã lan ra ngoài ruột thừa hoặc đã có áp xe, bệnh nhân có thể được phẫu thuật mở bụng để cắt bỏ ruột thừa và làm sạch khoang bụng.

Bệnh nhân sẽ nằm viện hai hoặc ba ngày sau khi được phẫu thuật cắt ruột thừa.

Khi ruột thừa bị viêm thì cần phải phẫu thuật cắt ruột thừa để tránh tình trạng vỡ ruột thừa, gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Viêm ruột thừa gây đau bụng nghiêm trọng vùng bụng dưới bên phải, kèm sốt và dễ có nguy cơ vỡ ruột thừa nếu không được cấp cứu kịp thời. Tình trạng vỡ ruột thừa gây nhiễm trùng ổ bụng, viêm phúc mạc, áp xe, có thể dẫn đến tử vong vì vậy người bệnh không được chủ quan trước các triệu chứng của bệnh. Khi viêm ruột thừa xảy ra, cách tốt nhất là người bệnh cần được phẫu thuật cắt ruột thừa để bảo vệ tính mạng.

Khi viêm ruột thừa xảy ra, cách tốt nhất là người bệnh cần được phẫu thuật cắt ruột thừa để bảo vệ tính mạng.

Phẫu thuật cắt ruột thừa là một phương pháp nhằm loại bỏ ruột thừa bị viêm và nhiễm trùng. Đây là một phẫu thuật cấp cứu thông thường để điều trị bệnh viêm ruột thừa. [1]

Ruột thừa là một túi nhỏ, hình ống gắn liền với ruột già, nằm ở phía dưới bên phải của bụng. Bình thường, chỉ khi nào ruột thừa bị viêm thì mới cần cắt bỏ, song có vài đối tượng nên cắt bỏ ruột thừa dự phòng nguy cơ viêm ruột thừa [thuyền viên, lao động ở những vùng rừng núi xa xôi hẻo lánh]. Do đó, phẫu thuật cắt ruột thừa có thể được áp dụng ngay cả khi bộ phận này không bị viêm.

Để phẫu thuật cắt ruột thừa, bác sĩ có thể áp dụng một trong số các phương pháp như mổ mở [phẫu thuật truyền thống] hoặc phẫu thuật nội soi bằng dụng cụ nội soi hoặc phẫu thuật nội soi có hỗ trợ bằng robot. Việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật nào sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm ruột thừa và bệnh nền của người bệnh. [2]

    • Cắt ruột thừa bằng phương pháp mổ mở: Đây là phương pháp phẫu thuật truyền thống. Bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch một đường ở phía dưới bên phải bụng để tiếp cận ruột thừa. Sau khi ruột thừa được cắt bỏ, bác sĩ sẽ khâu vết thương lại. Phương pháp này thường được áp dụng cho bệnh nhân có bệnh lý tim mạch hoặc hô hấp nặng không thể chịu đựng được phẫu thuật nội soi, các trường hợp sốc nhiễm trùng không thể bơm khí phúc mạc và các chống chỉ của gây mê hồi sức.
    • Phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa: Bác sĩ phẫu thuật sẽ tạo một vài vết rạch nhỏ trên bụng của người bệnh để luồn một ống thông vào bên trong. Ống thông sẽ làm phồng bụng của bệnh nhân bằng khí carbon dioxide để giúp bác sĩ phẫu thuật có thể nhìn thấy ruột thừa rõ ràng hơn. Khi bụng đã căng phồng, bác sĩ sẽ đưa dụng cụ nội soi qua vết mổ. Dụng cụ nội soi là một ống dài, mỏng được gắn camera có độ phân giải cao ở phía trước và được trang bị ánh sáng cường độ cao. Camera sẽ hiển thị hình ảnh trên màn hình và được phóng đại lớn hơn, cho phép bác sĩ nhìn thấy rõ bên trong bụng của bệnh nhân để điều khiển các dụng cụ phẫu thuật. Sau khi cắt và đưa ruột thừa ra bên ngoài bụng, bác sĩ sẽ khâu các vết rạch lại.
    • Phẫu thuật nội soi bằng robot: Bác sĩ sẽ sử dụng một robot phẫu thuật để thực hiện cắt ruột thừa thay vì dùng dụng cụ nội soi.

Cắt ruột thừa bằng phương pháp phẫu thuật nội soi thường phục hồi nhanh hơn so với mổ mở

  • Người bệnh không được ăn và uống bất cứ thứ gì trước khi phẫu thuật.
  • Cần cho bác sĩ biết những loại thuốc đang dùng [thuốc kê toa, không kê toa và các loại vitamin, thảo dược].
  • Người bệnh cần thông báo cho bác sĩ về việc bản thân bị dị ứng với các loại thuốc, thực phẩm hoặc các chất khác [nếu có].
  • Sau khi mổ nội soi ruột thừa vài ngày, người bệnh có thể sẽ không tắm, gội được vì vết thương chưa phục hồi.
  • Người bệnh được gây mê nội khí quản.
  • Trong quá trình bác sĩ làm phẫu thuật, người bệnh sẽ ngủ thiếp đi và không cảm thấy đau do tác dụng của thuốc gây mê.

–  Tại bệnh viện:

    • Sau khi phẫu thuật cắt ruột thừa xong, người bệnh được chuyển đến phòng hồi sức để chăm sóc cho đến khi tỉnh táo. Tại đây, người bệnh sẽ được y tá kiểm tra huyết áp, nhịp tim và hơi thở thường xuyên.
    • Ngày đầu sau mổ người bệnh bắt đầu tập ăn thức ăn từ lỏng tới đặc như nước đường, sữa, cháo, súp để dễ tiêu hóa. Nên đi lại nhẹ nhàng sớm quanh giường để tránh dính ruột và tụ dịch ổ bụng sau mổ.
    • Sau khi mổ ruột thừa nội soi 1-2 ngày, người bệnh được kiểm tra máu và siêu âm bụng, người bệnh có thể được xuất viện nếu không xảy ra biến chứng. Trường hợp phẫu thuật do vỡ ruột thừa thì người bệnh cần nằm viện lâu hơn. Bác sĩ có thể hướng dẫn người bệnh tập cách hít thở sâu và ho để tránh bị nhiễm trùng phổi sau khi phẫu thuật.

–  Về nhà:

    • Sau khi xuất viện về nhà, người bệnh cần tiếp tục nghỉ ngơi và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Có thể tắm bằng vòi sen nhưng không nên tắm bồn trong tuần đầu tiên sau khi phẫu thuật.
    • Lưu ý, người bệnh nên thay băng vết thương sau mỗi lần tắm, không được làm vết thương bị ướt để tránh nhiễm trùng. Không được vận động mạnh, thay vào đó nên đi bộ nhẹ nhàng hàng ngày.
    • Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để dễ tiêu hóa. Nên hít thở sâu và ho thường xuyên theo hướng dẫn của bác sĩ. Sau 3 – 4 tuần, người bệnh có thể sinh hoạt bình thường.

–  7 ngày sau mổ bệnh nhân tái khám để bác sỹ kiểm tra lại vết mổ và cắt chỉ. [3]

Nhiễm trùng vết thương là biến chứng phổ biến nhất của phẫu thuật cắt ruột thừa. Cùng với đó, việc hình thành áp xe ở vùng ruột thừa đã cắt bỏ hoặc vết mổ cũng có thể xảy ra. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng tương đối không thường xuyên hoặc hiếm gặp khác như tắc ruột sau mổ, tổn thương đối với các cơ quan lân cận hoặc cấu trúc bên trong như thủng ruột,tổn thương niệu quản, xì dò mỏm cắt ruột thừa gây viêm phúc mạc [nhiễm trùng trong khoang phúc mạc]. Viêm phúc mạc là một biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh, cần phải cấp cứu ngay lập tức. [4]

Bác sĩ Kim Tân khuyến cáo, người bệnh cần đến bệnh viện ngay nếu xuất hiện các triệu chứng sau khi phẫu thuật như:

  • Sốt trên 38,5 độ C
  • Đau dữ dội hoặc sưng ở bụng
  • Cảm thấy đau bụng hoặc nôn nao [buồn nôn hoặc nôn]
  • Máu hoặc mủ chảy ra từ bất kỳ vết cắt nhỏ nào trong khu vực phẫu thuật
  • Hoặc xuất hiện vết đỏ lan rộng hoặc đã dùng thuốc giảm đau nhưng không đỡ
  • Bị khó thở hoặc ho không khỏi.

Sau phẫu thuật cắt ruột thừa, nếu bị sốt cao, người bệnh nên đến bệnh viện ngay lập tức để được kiểm tra

Thời gian hồi phục cho ca phẫu thuật cắt ruột thừa có thể thay đổi và phụ thuộc vào loại thủ thuật, loại gây mê và bất kỳ biến chứng nào có thể phát triển. Ví dụ, phẫu thuật cắt ruột thừa nội soi thì bệnh nhân có thể xuất viện ngay trong ngày và phục hồi sức khỏe tại nhà. Trong khi đó, nếu áp dụng phương pháp mổ mở thì người bệnh phải ở lại bệnh viện từ 3 ngày – 1 tuần mới được xuất viện. Người bệnh có thể hoạt động bình thường sau phẫu thuật vài ngày nhưng phục hồi hoàn toàn thì có thể phải mất từ 4 – 6 tuần. Trong thời gian này, người bệnh nên tránh các hoạt động gắng sức.

Trong thời gian chờ phục hồi vết mổ thì người bệnh nên ăn các thực phẩm dễ tiêu được nấu chín để tránh gây rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu, ăn thêm rau xanh để tránh táo bón.

Mổ ruột thừa là một phẫu thuật cần thiết để điều trị viêm ruột thừa. Phẫu thuật chỉ nguy hiểm khi xảy ra các biến chứng như hoại tử ruột, viêm phúc mạc. Do đó, trước, trong và sau khi phẫu thuật người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối các chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ để tránh nguy cơ biến chứng.

Người bệnh sẽ cảm thấy hơi đau tại các vị trí vết mổ và ở bụng. Tình trạng đau ở vai cũng có thể xảy ra do khí carbon dioxide được đưa vào bụng trong quá trình phẫu thuật. Tình trạng đau ở vai sẽ biến mất sau 24 – 48 giờ sau phẫu thuật.

Nếu người bệnh thuộc các trường hợp chống chỉ định của mổ nội soi thì không thể cắt ruột thừa bằng phương pháp phẫu thuật nội soi bao gồm: bệnh nhân có bệnh lý tim mạch hoặc hô hấp nặng không thể chịu đựng được phẫu thuật nội soi, các trường hợp sốc nhiễm trùng không thể bơm khí phúc mạc.

Chi phí mổ ruột thừa tùy thuộc vào loại phẫu thuật mà người bệnh được bác sĩ chỉ định, cũng như bệnh viện thực hiện ca mổ. Do đó, muốn biết chi tiết chi phí một ca mổ ruột thừa, người bệnh nên liên hệ trực tiếp với bệnh viện mà bạn muốn được điều trị tại đó để được tư vấn cụ thể.

Trung tâm Nội soi & Phẫu thuật nội soi tiêu hóa tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là đơn vị thăm khám và phẫu thuật điều trị các bệnh về tiêu hóa uy tín, trong đó có các bệnh lý về tuyến tụy và túi mật. Với đội ngũ chuyên gia và bác sĩ đầu ngành, giỏi nghề, giàu kinh nghiệm, lại được trang bị hệ thống máy móc, thiết bị y tế hiện đại hàng đầu. Đặc biệt, Trung tâm Nội soi & Phẫu thuật nội soi tiêu hóa là nơi đầu tiên ở Đông Nam Á ứng dụng dụng cụ robot cầm tay cơ học kết hợp với hệ thống phẫu thuật nội soi 3D/4K ICG Rubina trong phẫu thuật nội soi điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa đem lại hiệu quả cao và giảm chi phí cho người bệnh.

Video liên quan

Chủ Đề