1 tại sao các ngân hàng áp dụng lãi suất 0 đối với huy động USD

Ảnh minh họa. [Ảnh: CTV/Vietnam+]

Sau cuộc họp kéo dài 2 ngày Cục Dự trữ Liên bang Mỹ [Fed] đã quyết định nâng lãi suất quỹ liên bang thêm 0,25% lên phạm vi 0,25-0,5%.

Đây là lần nâng lãi suất đầu tiên của Fed tính từ tháng 12/2018. Cơ quan này đã duy trì lãi suất cơ bản đồng USD ở sát ngưỡng 0% nhằm bảo vệ nền kinh tế khỏi những tác động của đại dịch COVID-19. 

Ngoài ra, Fed còn phát tín hiệu sẽ tăng lãi suất tại 6 cuộc họp còn lại trong năm nay nên có thể lãi suất quỹ liên bang sẽ chạm mức 1,9% vào cuối năm.

Như vậy, Fed chính thức khởi động chiến dịch nhằm kiềm chế lạm phát hiện đang tăng mạnh nhất trong 4 thập kỷ dù rằng rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế hiện không hề nhỏ.

Việt Nam ảnh hưởng thế nào?

Đối với Việt Nam, các chuyên gia đánh giá, việc Fed tăng lãi suất cũng sẽ có tác động đến Việt Nam nhưng không nhiều vì cơ quan quản lý và các doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư đã dự báo được trước vụ việc này.

[Fed tuyên bố tăng lãi suất để chống lạm phát kỷ lục tại Mỹ]

Dù vậy, chuyên gia tài chính-tiến sỹ Cấn Văn Lực nhận định việc Fed tăng lãi suất cũng sẽ có một số tác động nhất định. Thứ nhất, việc này sẽ khiến cho chi phí vay và trả nợ nước ngoài bằng đồng USD bị tăng lên. Thứ 2 sẽ tác động một phần đối với tỷ giá vì USD đã đang và sẽ còn tăng giá và tỷ giá sẽ tăng nhẹ. Thứ 3, có thể bắt đầu thêm sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư tức là khi Fed tăng lãi suất thì dòng vốn sẽ quay trở về Mỹ vì lãi suất ở đó cao hơn và một quần quay trở lại châu Âu vì mức độ rủi ro ở đó được đánh giá thấp.

Tuy nhiên, ông Lực đánh giá khả năng dịch chuyển vốn không nhiều vì Việt Nam vẫn được đánh giá là thị trường đầu tư hấp dẫn.

“Fed tăng lãi xuất sẽ tác động một phần nhỏ đến tiến trình phục hồi kinh tế của Việt Nam nhưng không đáng kể,” ông Lực đánh giá.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng việc Fed tăng lãi suất sẽ không tác động nhiều đến tỷ giá tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Bá Khang, Phó giám đốc Trung tâm Thông tin giám sát tài chính quốc gia thuộc Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho hay lạm phát tại Việt Nam hiện nay thấp hơn nhiều so với lạm phát ở Mỹ, nên việc Fed tăng lãi suất sẽ không tác động nhiều đến tỷ giá trong nước.

Cần duy trì lãi suất hiện tại

Tiến sỹ Châu Đình Linh - giảng viên Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho biết kịch bản tốt nhất hiện nay đối với Việt Nam là duy trì lãi suất hiện tại, không để gia tăng theo lãi suất của Fed; thực hiện nhanh gói hỗ trợ lãi suất 40.000 tỷ đồng đối với các doanh nghiệp để phục hồi sản xuất kinh doanh.

Phân tích kỹ hơn, ông Linh cho biết với quy mô dự trữ ngoại hối nhà nước tăng cao đạt mức gần 110 tỷ USD, gấp 10 lần quy mô dự trữ ngoại hối Nhà nước năm 2010, gấp gần 4 lần so với năm 2015 và sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới theo quy mô của nền kinh tế thì đây sẽ là “tấm nệm an toàn” khá vững chắc.

Dự trữ ngoại hối cao giúp củng cố an ninh quốc gia, phòng ngừa những tác động bên ngoài, củng cố niềm tin của nhà đầu tư trong và ngoài nước. Ngoài ra, dự trữ ngoại hối ở mức cao và cán cân thanh toán thặng dư là những điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho Ngân hàng Nhà nước giữ ổn định tỷ giá.

Chuyên gia này cho rằng quản lý dự trữ ngoại hối là nhiệm vụ rất quan trọng của Ngân hàng Trung ương vì dự trữ ngoại hối đảm bảo khả năng thanh toán của quốc gia trong trường hợp xảy ra khủng hoảng tiền tệ và được dùng để can thiệp thị trường ngoại tệ trong nước theo các mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia.  

Cũng theo ông Linh, nguồn kiều hối ước tính có tốc độ tăng trưởng trung bình 3 năm ở mức 4,4%/năm và đạt 18,9 tỷ USD vào năm 2022. Ngoài ra, giải ngân vốn FDI tiếp tục tăng mạnh cũng sẽ hỗ trợ tỷ giá. Cùng với đó, việc điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước những năm gần đây rất linh hoạt, nhịp nhàng, đóng góp lớn cho giữ ổn định tỷ giá.

Chuyên gia Cấn Văn Lực nhấn mạnh, tỷ giá năm nay sẽ gặp nhiều áp lực hơn năm ngoái, song vẫn sẽ ở trạng thái tương đối ổn định. Dự kiến, tỷ giá năm nay chỉ tăng 0,5%-1% so với năm ngoái do quan hệ cung-cầu ngoại tệ tương đối tốt. Điều quan trọng nữa giúp tỷ giá ổn định là cách thức điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước ngày càng sát hơn với thị trường.

Mặc dù đánh giá lần tăng lãi suất này của Fed không đáng lo ngại, song giới chuyên gia cho rằng phải cẩn trọng với hành động của Fed từ nay đến cuối năm. Nếu Fed tăng lãi suất nhiều lần với cường độ mạnh, thì chắc chắn, tỷ giá trong nước sẽ khó tránh khỏi tác động tâm lý./.

Ngay sau khi Fed tăng lãi suất, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm áp dụng hôm nay [17/3] ở mức 23.167 đồng/USD, giảm 21 đồng so với ngày hôm qua. Đây cũng là phiên đi xuống đầu tiên sau khi tỷ giá đã tăng tổng cộng 24 đồng/USD kể từ đầu tuần.

Với biên độ +/-3%, Ngân hàng Vietcombank và BIDV cùng niêm yết giá mua và bán từ 22.740-22.820 đồng/USD, giữ ổn định.


Thúy Hà [Vietnam+]

Trụ sở NHNN Việt Nam.

Chiều muộn ngày 7/7, NHNN phát đi thông báo sẽ điều chỉnh giảm lãi suất điều hành, giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế. Quyết định này có hiệu lực từ ngày hôm nay, 10/7/2017.

“Giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp và phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế” - đó là khẳng định của ông Nguyễn Đức Long – Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Tiền tệ, NHNN.

Theo ông Long, trên cơ sở đánh giá diễn biến lạm phát có chiều hướng tăng chậm và dự báo năm 2017 có khả năng kiểm soát theo mục tiêu 4% Quốc hội giao; hoạt động ngân hàng, thanh khoản của các tổ chức tín dụng có diễn biến tích cực, để phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ cho doanh nghiệp, NHNN quyết định điều chỉnh giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên.

Bên cạnh đó, NHNN điều chỉnh giảm 0,25%/năm các mức lãi suất điều hành, qua đó hỗ trợ cho các tổ chức tín dụng giảm chi phí tiếp cận vốn vay từ NHNN khi có nhu cầu.

Tuy nhiên, trần lãi suất huy động được giữ ổn định trên cơ sở đánh giá thận trọng diễn biến và kỳ vọng của lạm phát, việc Fed điều chỉnh tăng lãi suất và khả năng đồng USD tăng giá trên thị trường quốc tế trong thời gian tới.

Thông điệp rõ ràng

“Tôi đánh giá cao động thái giảm lãi suất của NHNN ngày 7/7. Khi mà kiểm soát lạm phát là mục tiêu hàng đầu và diễn biến thị trường tài chính thế giới lãi suất đang chịu nhiều sức ép tăng, đó là một sự nỗ lực của ngành Ngân hàng”, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu nói.

“Các ngân hàng đang cạnh tranh với các thị trường khác bao gồm thị trường bất động sản và chứng khoán để thu hút vốn huy động, đồng thời đang nỗ lực cho vay để kiếm lời và bù đắp những chi phí, trong đó có dự phòng rủi ro cho nợ xấu. Trước những thách thức đó, NHNN đã tính toán để giảm lãi suất cho vay hiện nay là sự cố gắng để góp phần tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, thúc đẩy sản suất”, ông Hiếu nhận định.

Tuy nhiên, về định hướng sắp tới, TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng nếu tiếp tục giảm lãi suất là không khả thi, trừ trường hợp NHNN đẩy một lượng tiền lớn vào lưu thông. Nhưng điều này cũng ẩn chứa nhiều rủi ro.

Còn theo quan điểm thị trường, hiện nay thị trường kỳ vọng tỷ lệ lạm phát ở mức 4%. Với kỳ vọng lạm phát đó, lãi suất huy động cần phải ở mức 6% và lãi suất cho vay 9%, đây là mức lãi suất cho vay thị trường đang thực hiện. Muốn đẩy mức lãi suất này xuống sâu hơn, NHNN phải nỗ lực đẩy lạm phát xuống sâu hơn nữa.

“Trong lần này, NHNN chỉ giảm lãi suất cho vay mà không giảm lãi suất huy động trên cơ sở tính toán và cân đối các yếu tố vĩ mô khác như cân đối huy động vốn và tăng trưởng tín dụng phù hợp; đảm bảo tính thanh khoản hệ thống; đảm bảo ổn định tỷ giá và tính toán cả kịch bản Fed tăng lãi suất trong tương lai trên cục diện tổng thể đạt được mục tiêu ổn định hệ thống và ổn định vĩ mô. Do vậy tôi có thể khẳng định kịch bản giảm lãi suất đợt này của NHNN là phù hợp”, ông Hiếu nhận định.

Tương tự, TS. Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia cho rằng việc NHNN không chọn điều chỉnh trần lãi suất huy động, thay vào đó điều chỉnh lãi suất điều hành là khá hợp lý. Bởi trần lãi suất chỉ có ý nghĩa trong ngắn hạn. Trong khi đó, nhu cầu vốn nền kinh tế đa dạng.

“Có ý kiến cho rằng, động thái điều chỉnh chính sách trên của NHNN phát đi tín hiệu nới lỏng chính sách tiền tệ. Quan điểm của tôi, với mức đó không phải lỏng mà vẫn rất thận trọng. Tôi còn thấy giảm thêm được nữa thì càng tốt, nhưng với tình hình hiện nay mức giảm như vậy là phù hợp”, ông Lịch nói.

NHNN chọn đúng thời điểm

Trong khi đó,  một thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đánh giá NHNN đã rất “tinh tế” khi chọn thời điểm này để điều chỉnh lãi suất điều hành. Bởi chủ trương của Chính phủ trong năm 2017 là tín dụng tăng cao hơn dự kiến khoảng 18-20%, thường điểm rơi tín dụng vào quý IV.

Khi nhu cầu vốn tăng cao sẽ tạo áp lực lên cung vốn. Nếu lúc đó, ngân hàng không chuẩn bị đủ nguồn lực sẽ buộc phải đẩy lãi suất lên chắc chắn khi đó sẽ tạo áp lực lớn lên lạm phát. Vì vậy, NHNN đã chủ động dự trù điều chỉnh sớm từ quý III để các ngân hàng chủ động cân đối nguồn vốn cho vay khách hàng một cách hợp lý.

Với diễn biến trên, theo tính toán của một số chuyên gia, khả năng lãi suất cho vay giảm được từ 0,25% - 0,5%/năm là hoàn toàn khả thi. Theo TS Bùi Quang Tín, với diễn biến thị trường như trên, lãi suất từ giờ tới đầu quý IV có thể giảm thêm 0,25-0,5%/năm.

Tuy nhiên, mức giảm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tốc độ xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng. Tuy Nghị quyết xử lý nợ xấu đã được thông qua nhưng đây chưa phải liều thuốc tiên giúp giải quyết nợ xấu ngay mà nó cần có thời gian để các tác động chính sách được lan tỏa.

PGS.TS Trần Hoàng Ngân cũng cho rằng với lạm phát ở mức thấp [tháng 6 chỉ ở mức 2,54%], tỉ giá ổn định và tăng trưởng kinh tế khả quan..., chúng ta có đủ các yếu tố để kéo giảm lãi suất và việc NHNN giảm lãi suất điều hành 0,25%/năm là bước đi thận trọng hợp lý, nhất là trong bối cảnh Fed có khả năng tăng thêm lãi suất USD vào cuối năm nay.

Động thái này sẽ giúp các ngân hàng giảm chi phí đầu vào, nhất là việc giảm lãi suất tái chiết khấu sẽ giúp các ngân hàng đem trái phiếu đặc biệt đi vay tái cấp vốn có lãi suất mềm hơn. Nhưng cần độ trễ, chứ chưa tác động ngay đến lãi suất cho vay với các lĩnh vực thông thường.

"Đáng lưu ý, NHNN chỉ giảm lãi suất cho vay ở các lĩnh vực ưu tiên chứ không giảm lãi suất đại trà nhằm hỗ trợ doanh nghiệp các lĩnh vực ưu tiên là phù hợp, không để dòng vốn đổ vào các lĩnh vực có mức độ rủi ro cao. Lúc này, quan trọng là các tổ chức tín dụng cần tuân thủ nghiêm túc yêu cầu này để dòng vốn vào đúng lĩnh vực ưu tiên như yêu cầu của NHNN để hỗ trợ nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp" , chuyên gia kinh tế, TS.Cấn Văn Lực nhận xét.

Thu Hà


Video liên quan

Chủ Đề