Gió Lào còn có tên gọi là gì

Đồng thời, cũng là sự khẳng định thực tế thiên nhiên đầy khắc nghiệt ở đây - cát trắng và gió Lào.

Chẳng có cơn gió nào lạ lùng như gió Lào quê tôi, gió mà nóng ran, rát da rát thịt. Sau khi vượt qua lãnh thổ Campuchia và Lào, gió mất đi một phần hơi ẩm, gặp dãy núi Trường Sơn hùng vĩ, trùng điệp không khí bị đẩy lên cao và mạnh nên hầu hết hơi nước đều bị ngưng kết lại tạo thành mưa và rơi hết xuống sườn phía Tây dãy Trường Sơn, khi gió thổi sang sườn phía Đông, gió trở nên khô và nóng. Trong dân gian lưu truyền câu nói: Tháng tư Nam non, tháng bảy Nam cồ, nghĩa là gió Lào ghé thăm eo đất miền Trung bắt đầu từ tháng tư, đỉnh điểm những trận gió Lào là tháng bảy và phải đến tháng chín khi những luồng gió lạnh phương Bắc tràn xuống thì gió Lào mới chịu ra đi.

Tháng tư về, những ngọn gió Lào đầu tiên lướt nhẹ qua khu vườn. Hòa lẫn trong âm thanh thánh thót của chim, tiếng rỉ rả của côn trùng, những ngọn gió lướt nhẹ rười rượi báo hiệu một mùa Nam nóng sắp tới. Rồi những ngọn gió Nam non thổi mạnh dần lên, trở nên hanh hao và khi vào chính vụ người dân quê tôi gọi là Nam ròng. Nam ròng thổi liên tục, ròng rã không ngừng nghỉ vần vũ từ ngày sang đêm ào ạt, bỏng rát. Mặt trời vừa hé rạng đông, những ngọn gió Lào hùa cùng với nắng rút dần chút hơi ẩm đầu ngày. Mặt trời càng lên cao, nhiệt độ tăng dần thì luồng khí nóng hầm hập phả vào người rát như kim châm. Từng đợt gió hung hãn tung mình trên những ngọn cây cao, thổi ù ù trên những mái nhà.

Qua mỗi đợt gió, cơn lốc bụi cuốn theo bay tung trời, hai bên đường cây cối bụi bám trắng xóa. Càng về trưa gió càng mạnh, cả dải đất miền Trung oằn mình trong sự nung đỏ hừng hực của nắng gió. Những ngọn cây cao nghiêng ngả, héo khô vặn vẹo yếu ớt, cây cỏ phía dưới rạp mình xuống, mái tranh khô cong, tre nổ lốp bốp. Có những ngày gió Lào thổi mạnh đến mức người dân quê tôi gọi “bão Lào”. Những bóng cây cổ thụ, ven bờ sông trở thành “cứu cánh” cho người dân mỗi ngày gió mạnh. Sự khắc nghiệt của gió Lào còn hằn in trên đôi bàn tay thô ráp, chai sạn, trên tấm áo đẫm mồ hôi hong thành những vệt muối trắng của cha, trong bóng dáng tảo tần, liêu xiêu trên triền đê của mẹ, hằn trên làn da đen nhẻm, cháy nắng của những đứa trẻ quê tôi. Nếu nói gió Lào, sự cằn cỗi là “đặc sản” miền Trung thì nỗi khắc khổ cũng là “thương hiệu” của người dân quê tôi.

Người miền khác đôi lần đi qua miền Trung vẫn e sợ cái nắng nóng của miền gió Lào cát trắng, sợ “chảo rang mùa hè” của dải đất eo thắt này. Giữa vùng đất “khắc bạc”, “nắng nẻ mưa nguồn” ấy, cái nghèo đói, thiếu thốn, cơ cực cứ bám riết lấy những người dân. Nhưng trên “mảnh đất nghèo mồng tơi không kịp rớt”, bao đời nay người dân quê tôi vẫn sống, vẫn bám trụ, gắn bó. Và phải chăng chính sự khắc nghiệt của thiên nhiên, trong nghịch cảnh ấy đã tôi luyện cho người dân quê tôi những khí chất đặc biệt, đó là sự bản lĩnh kiên cường, chịu khó, cần cù, tằn tiện. Thiên nhiên không ưu ái, không để cho người dân quê tôi được kiến tạo cuộc sống đủ đầy nhưng bằng sức mạnh, trí tuệ và niềm tin người dân quê tôi đã tự kiến tạo lấy cuộc đời bằng con đường học thức, bằng sự cần cù, chắt chiu, kiên cường. Có lẽ bởi thế dải đất miền Trung, con người miền Trung lưu dấu trong thơ ca trở thành niềm thương nỗi nhớ da diết: “Miền Trung/ Eo đất này thắt đáy lưng ong/ Cho tình người đọng mật” [Hoàng Trần Cương].

Tin liên quan

  • Xu xoa, ăn để nhớ
  • Lý Sơn gọi
  • Thương nhớ quê nhà

Tương tự: Gió phơn,Gió foehn,Gió Lào,Gió tây nam khô nóng

Gió phơn [foehn] là hiện tượng gió sau khi vượt qua núi trở nên khô nóng. Ở Việt Nam, loại gió này còn được biết với cái tên gọi là gió Lào hay gió Tây Nam khô nóng.

Nguyên nhân và diễn biến của hiện tượng Phơn

  - Khi gió mang hơi ẩm bị núi chắn ngang trên đường di chuyển. Khi đó, gió buộc phải leo dốc để vượt qua dãy núi.

- Càng lên cao nhiệt độ càng giảm [trung bình cứ lên 100m] thì nhiệt độ không khí giảm 0,6 độ C] điều này khiến hơi ẩm trong gió ngưng tụ, hình thành mây và gây mưa ở sườn núi đón gió, đồng thời làm gió giảm áp suất.

- Khi vượt qua đỉnh núi, gió trở thành khối khí khô và di chuyển xuống dốc [trung bình cứ xuống 100m nhiệt độ tăng thêm 1 độ C]. Không khí càng khô đồng nghĩa càng ít mây được hình thành bên sườn khuất gió, gió càng nhận được nhiều nhiệt và trở nên khô nóng hơn.

- Bên cạnh đó, càng di chuyển xuống chân núi, gió càng bị nén lại do mật độ không khí đậm đặc hơn. Quá trình này gây ra hiện tượng đoạn nhiệt khiến nhiệt độ của gió càng tăng lên. Kết quả là gió sau khi xuống núi trở nên rất khô và nóng. Dãy núi càng cao thì gió phơn càng khô và nóng hơn.

Ở Việt Nam, gió Phơn tác động mạnh nhất tới vùng Bắc Trung Bộ vào đầu mùa hạ [tháng 5 đến tháng 7] do hoạt động của gió Tây Nam Bắc Ấn Độ Dương vượt dãy Trường Sơn Bắc trở nên khô nóng, kết hợp với các yếu tố khác về bề mặt đệm, thảm thực vật kém thuận lợi,... Phơn là 1 hiện tượng gió diễn ra phổ biến vào mùa hạ trên cả nước.

Liên tiếp trong những ngày gần đây, trên toàn miền Bắc đã xảy ra hiện tượng nắng nóng gay gắt với nền nhiệt độ từ 37-40 độ C, nhiều nơi lên đến 41-42 độ C.

Phân tích thêm về nguyên nhân xuất hiện đợt nắng này, các chuyên gia thời tiết cho rằng, đợt nắng nóng lần này là do áp thấp phía Tây phát triển cùng với gió Tây Nam mạnh ở rìa phía Nam của vùng áp thấp này trải dài trên khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ nước ta.

Gió Tây Nam mạnh lại kết hợp với địa hình núi của hai dãy núi Hoàng Liên Sơn ở Bắc Bộ và Trường Sơn ở Trung Bộ tạo ra mây và nhiệt độ không quá cao ở sườn phía Tây [sườn đón gió] và hiệu ứng phơn gây ra thời tiết ít mây, khô hanh, nắng nóng ở sườn phía Đông [sườn khuất gió] của hai dãy núi nêu trên. Đây là loại hình thời tiết rất phổ biến ở Bắc Bộ và Trung Bộ nước ta trong các tháng mùa hè.

Còn theo lý giải của các chuyên gia khí tượng về hiện tượng gió phơn: Trong ngành khí tượng, có hiện tượng gió vượt qua đèo, núi được gọi là gió "phơn" [foehn]. Gió ẩm, sau khi vượt qua một chướng ngại vật cao [đèo, núi] bị biến đổi tính chất, trở nên khô nóng hơn, gọi là gió “phơn”.

Từ chân núi, gió thổi lên đèo, núi, không khí sẽ bị lạnh dần đi [cứ cao lên 100m thì nhiệt độ không khí giảm đi khoảng 0,6 độ C] và ngưng kết, có thể tạo thành mưa. Trong quá trình ngưng kết, khối khí sẽ thu thêm nhiệt do ngưng kết tỏa ra.

Gió sau khi vượt qua đỉnh đèo, núi không khí sẽ bị nén đoạn nhiệt. Vì vậy, qua phía sau chân núi, gió sẽ khô, nóng hơn do quá trình ngưng kết phía trước núi đã thu thêm nhiệt và quá trình không khí xuống núi bị nén đoạn nhiệt. Mặt khác, độ ẩm xuống rất thấp do đã trút ẩm [gây mưa] phía trước đèo, núi.

Đèo, núi càng cao thì chênh lệch nhiệt độ, độ ẩm của hai bên càng lớn. Hiệu ứng chênh lệch nhiệt độ, độ ẩm của 2 bên đèo, núi được gọi là hiệu ứng phơn. Hậu quả của hiệu ứng phơn là gió khô nóng. Người ta thường đặt tên gió khô nóng theo tên địa phương, nơi xảy ra gió khô nóng.

Trên thế giới, hiện tượng này được gọi bằng nhiều tên khác nhau: Ở Mỹ và Canada gọi là Chinook, Diablo hay gió Santa Ana. Còn ở Tây Ban Nha gọi là gió Bilbao. Ở Việt Nam gọi là gió Lào. Ở Việt Nam, gió Tây khô nóng thường được gọi là gió Lào. Tên gọi này là do gió ở từ phía bên Lào, Campuchia [phía Tây] thổi sang Việt Nam. Gió Lào ảnh hưởng một vùng rộng lớn về mùa hè từ Nghệ An đến cực Nam Trung Bộ.

Người đăng: hoy Time: 2020-12-02 09:24:00

Gió Tây khô nóng là một hiện tượng thời tiết nguy hiểm, thường xảy ra trong mùa hè.

     Trong khí tượng có hiện tượng gió vượt đèo được gọi là "Fơn" [foehn]: từ bên kia núi gió thổi lên [anabatic wind], không khí bị lạnh dần đi rồi ngưng kết nên trút bớt ẩm nhưng cũng thu thêm nhiệt do ngưng kết toả ra, sau khi qua đỉnh gió thổi xuống [katabatic wind] bên này núi, nhiệt độ của nó tăng dần lên do quá trình không khí bị nén đoạn nhiệt, vì vậy đến chân núi bên này gió trở nên khô và nóng hơn; núi càng cao, sự chênh lệch nhiệt độ càng lớn.      Hiện tượng trên mỗi địa phương gọi mỗi tên khác nhau, “phơn” là tên gọi địa phương của thứ gió khô và nóng thổi trong các thung lũng của nước Áo và Thụy sĩ, ở phía bắc dãy núi An-pơ, ở tây nam nước Mỹ là "chinook", ở vùng giữa Alma-Ata và Frunze [Liên xô cũ] là "kastek", ở Việt Nam ta gọi là "gió Lào" hay gió tây khô nóng.

     Ở Nước ta, những nơi nào có gió “phơn” ?

     Nước ta có lắm núi, nhiều đồi, gió Tây nam thổi qua các miền đồi núi dù cao hay thấp đều biến thành gió “phơn”. Đặc biệt miền núi, có những loại gió “phơn” nổi tiếng mà chúng ta đều biết, như: gió Than Uyên thổi xuống cánh đồng Mường Than [huyện Than Uyên tỉnh Nghĩa Lộ, Tây Bắc], gió Ô quy hồ ở vùng Sapa. Nhưng điển hình nhất là gió Lào thổi trong một vùng rộng lớn về mùa hè, từ Nghệ An đến cực Nam Trung bộ.

         Nguồn gốc của gió Lào:

    Nguồn gốc của gió Lào chính là gió mùa mùa hè, mà thực chất là khối khí Ben-gan, sau khi thổi qua lãnh thổ Campuchia và Lào, gặp dãy Trường Sơn, không khí bị đẩy lên cao và bị lạnh nên hầu hết hơi ẩm đều bị ngưng lại thành mưa trút xuống bên sườn phía Tây của dãy núi. Khi gió thổi sang bên sườn núi phía Việt Nam, gió trở nên khô và nóng, gọi là “gió Lào”.       Động lực chủ yếu sinh ra gió Lào là vùng áp thấp thường hình thành ở miền Hoa nam- Trung Quốc, có khi trung tâm áp thấp nằm ngay ở đồng bằng Bắc bộ. Vùng áp thấp có tác dụng “gọi gió” hay “hút gió” vượt qua dẫy Trường Sơn. Vùng áp thấp này càng sâu thì gió Lào càng thổi mạnh, và có trường hợp tỏa rộng ra Bắc bộ, lên tới vùng Việt Bắc.

   Trước khi gió Lào thổi thường có hiện tượng gì ?

     Trước khi có gió Lào, bầu trời thường trong xanh, gió yếu hay lặng gió. Trên trời chỉ có một vài vệt mây nhỏ li ti. Phía Tây thường có mù khô màu vàng da cam, khí quyển rất trong. Đó là dấu hiệu báo trước sau một thời gian ngắn sẽ có gió Lào.

       Đồng thời, nếu theo dõi diễn biến của các yếu tố khí tượng sẽ thấy như sau:

    - Gió đổi hướng, yếu dần, rồi quay ngược chiều kim đồng hồ, chứng tỏ có vùng áp thấp đang ngự trị.     - Khí áp liên tục giảm xuống, khi nào mức giảm lớn nhất thì gió Lào sẽ thổi mạnh nhất.

    - Tầm nhìn xa rất tốt.

       Gió Lào xảy ra vào thời gian nào ?       Theo quy luật, ở Bắc Bộ gió Lào bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 8; ở Trung bộ, bắt đầu từ hạ tuần tháng 4 đến trung tuần tháng 9; trong đó gió Lào thổi nhiều nhất vào tháng 6 và tháng 7. Gió Lào thường thổi thành từng đợt, đợt ngắn từ 2 đến 3 ngày, có đợt từ 10 đến 15 ngày, có đợt kéo dài tới 20 đến 21 ngày.

            Gió Lào thổi theo hướng Tây nam. Trong một ngày, gió Lào thường bắt đầu thổi từ 8-9 giờ sáng cho đến chiều tối, thổi mạnh nhất từ khoảng gần giữa trưa đến xế chiều; có khi gió Lào thổi liên tục suốt cả ngày đêm. Khi có gió Lào, nhiệt độ cao nhất trong ngày thường vượt quá 35 độ C, có khi lên tới 43 độ C và độ ẩm thấp nhất trong ngày thường giảm xuống dưới 50%, bầu trời không một gợn mây, trời nắng chói chang. Gió thổi đều đều như quạt lửa, cây cỏ héo khô, ao hồ cạn kiệt, con người và gia súc bị ngột ngạt, rất dễ sinh hoả hoạn. Các nơi khác ở nước ta cũng có gió khô nóng, song mức độ thấp hơn so với Trung bộ, nên để định lượng hoá hiện tượng gió khô nóng các nhà khí tượng nước ta đưa ra chỉ tiêu: ngày có nhiệt độ lớn hơn hoặc bằng 35 độ C, độ ẩm nhỏ hơn hoặc bằng 55% được xem là ngày có gió Tây khô nóng.

Nguồn tin: Trung tâm KTTV Hà Nam

Video liên quan

Chủ Đề