Hội nhập dọc ngược chiều là gì

Chiến lược hội nhập [tiếng Anh: Integration strategy] là một trong những chiến lược thuộc nhóm chiến lược tăng trưởng được cấp doanh nghiệp xây dựng, mang tính định hướng và là căn cứ để xây dựng chiến lược ở cấp thấp hơn.

Hình minh hoạ [Nguồn: zerokconsulting]

Khái niệm

Chiến lược hội nhập trong tiếng Anh được gọi là integration strategy.

Nhìn chung về cơ bản, chiến lược hội nhập được hiểu là những nỗ lực nhằm sở hữu [một phần hoặc hoàn toàn] hoặc gia tăng khả năng kiểm soát đối với nhà cung cấp, nhà phân phối hoặc đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp.

Chiến lược hội nhập này cũng nằm trong xu thế chung của hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp [Mergers and acquisitions  - M&A].

Phân loại chiến lược

Chiến lược hội nhập được chia thành hội nhập dọc và hội nhập ngang căn cứ vào chiều hướng của hoạt động hội nhập trong chuỗi giá trị của ngành kinh doanh. 

- Hội nhập dọc về phía trước 

Là chiến lược nhằm sở hữu hoặc gia tăng khả năng kiểm soát đối với nhà phân phối hoặc người bán lẻ. 

Chiến lược này đặc biệt phù hợp trong trường hợp nhà phân phối hiện tại có chi phí cao, không đáng tin cậy hoặc không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp trong việc phân phối hàng hóa/dịch vụ.

- Hội nhập dọc về phía sau 

Là chiến lược nhằm sở hữu hoặc gia tăng khả năng kiểm soát đối với nhà cung cấp.

Chiến lược này đặc biệt thích hợp trong trường hợp nhà cung cấp hiện tại của doanh nghiệp ở mức giá cao, không đáng tin cậy hoặc không đáp ứng được các yêu cầu nhất định.  

Tuy nhiên, trong một số ngành, thay vì hội nhập dọc theo cách truyền thống nhằm sở hữu các nhà cung ứng, các doanh nghiệp lại chủ trương đàm phán với các nhà cung ứng bên ngoài một cách rộng rãi để thu được lợi ích lớn nhất. 

Khi đó, các doanh nghiệp mua sắm các yếu tố đầu vào từ khắp nơi, so sánh các nhà cung ứng với nhau để có thể đạt được thỏa thuận tốt nhất. 

Cạnh tranh toàn cầu thúc đẩy các doanh nghiệp giảm số lượng các nhà cung ứng và yêu cầu cao hơn về chất lượng và dịch vụ với các nhà cung ứng mà họ lựa chọn. 

Mặc dù về truyền thống, có nhiều nhà cung cấp có thể đảm bảo cho doanh nghiệp mức giá cạnh tranh và tránh được sự gián đoạn sản xuất, các doanh nghiệp Hoa Kỳ ngày nay cũng đã học tập phương pháp của các doanh nghiệp Nhật Bản. 

Các doanh nghiệp Nhật Bản là những người tiên phong theo chủ trương lựa chọn càng ít nhà cung cấp càng tốt nhưng thiết lập mối quan hệ rất gần gũi và dài hạn.

- Hội nhập ngang 

Là chiến lược nhằm sở hữu hoặc gia tăng khả năng kiểm soát đối với các đối thủ cạnh tranh. 

Một trong những xu hướng đáng chú ý trong quản trị chiến lược ngày nay là tăng cường sử dụng chiến lược hội nhập theo chiều ngang như một chiến lược tăng trưởng. 

Mua bán, sáp nhập, giành quyền kiểm soát giữa các đối thủ cạnh tranh cho phép tăng lợi thế kinh tế nhờ qui mô và cho phép doanh nghiệp chuyển giao các nguồn lực và năng lực cạnh tranh.  

[Tài liệu tham khảo: Tài liệu Các loại chiến lược của doanh nghiệp, Trung tâm đào tạo từ xa, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân]

Diệu Nhi

Liên kết theo chiều dọc [tiếng Anh: Vertical Integration] là một chiến lược theo đó một công ty sở hữu hoặc kiểm soát các nhà cung cấp, nhà phân phối hoặc địa điểm bán lẻ của mình để kiểm soát chuỗi giá trị và cung ứng.

Ảnh minh họa: The Street

Khái niệm

Liên kết theo chiều dọc trong tiếng Anh là Vertical Integration.

Liên kết theo chiều dọc là một chiến lược theo đó một công ty sở hữu hoặc kiểm soát các nhà cung cấp, nhà phân phối hoặc địa điểm bán lẻ của mình để kiểm soát chuỗi giá trị và cung ứng. Liên kết theo chiều dọc mang lại lợi ích cho các công ty bằng cách cho phép họ kiểm soát qui trình, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả. Tuy nhiên, liên kết theo chiều dọc có những nhược điểm của nó, bao gồm cả lượng vốn đầu tư đáng kể cần có.

Netflix là một ví dụ điển hình về liên kết theo chiều dọc, theo đó công ty bắt đầu như một công ty cung cấp nội dung phim và truyền hình. Ban điều hành của công ty nhận ra rằng họ có thể tạo ra nhiều doanh thu hơn bằng cách chuyển sang tạo nội dung gốc. Ngày nay, Netflix sử dụng mô hình phân phối của mình để quảng bá nội dung gốc của họ bên cạnh các bộ phim từ các hãng phim lớn.

Đặc điểm của liên kết theo chiều dọc

Liên kết theo chiều dọc xảy ra khi một công ty đảm nhận quyền kiểm soát một số bước sản xuất liên quan đến việc tạo ra sản phẩm, dịch vụ của mình trong một thị trường cụ thể. Nói cách khác, liên kết theo chiều dọc liên quan đến việc mua một phần của qui trình sản xuất hoặc bán hàng trước đây vốn được thuê ngoài nay được hiện nội bộ. Thông thường, chuỗi cung ứng hoặc qui trình bán hàng của một công ty bắt đầu bằng việc mua nguyên liệu thô từ nhà cung cấp và kết thúc bằng việc bán sản phẩm cuối cùng cho khách hàng.

Các công ty có thể hội nhập bằng cách mua nhà cung cấp của họ để giảm chi phí sản xuất. Các công ty cũng có thể đầu tư vào bán lẻ hoặc kết thúc bán hàng của qui trình bằng cách mở các đại lí, trung tâm dịch vụ. Kiểm soát quá trình phân phối là một chiến lược liên kết theo chiều dọc phổ biến khác. Trong đó các công ty kiểm soát việc lưu kho và giao sản phẩm của họ.

Các loại Liên kết theo chiều dọc

Có nhiều chiến lược khác nhau mà các công ty sử dụng để kiểm soát nhiều phân khúc của chuỗi cung ứng. Hai trong số các phương pháp liên kết theo chiều dọc phổ biến nhất bao gồm liên kết theo chiều dọc về phía trước hoặc về phía sau.

Hội nhập dọc về phía sau

Hội nhập dọc về phía sau là khi một công ty mở rộng ngược lại vào sản xuất. Nghĩa là một nhà bán lẻ mua nhà sản xuất sản phẩm của họ. Một ví dụ về hội nhập dọc về phía sau có thể là Amazon.com Inc. Amazon đã mở rộng từ một nhà bán lẻ trực tuyến bán sách để trở thành nhà xuất bản sách. Amazon cũng sở hữu kho và các bộ phận của kênh phân phối.

Hội nhập dọc về phía trước

Hội nhập dọc về phía trước là một chiến lược mà các công ty sử dụng để mở rộng bằng cách mua và kiểm soát việc phân phối hoặc cung cấp trực tiếp các sản phẩm của công ty. Một nhà sản xuất quần áo mở các địa điểm bán lẻ của riêng mình để bán sản phẩm của mình là một ví dụ về hội nhập dọc về phía trước. Hội nhập dọc về phía trước giúp các công ty loại bỏ người trung gian được trả tiền để bán sản phẩm của công ty, giảm lợi nhuận chung của họ.

Ưu điểm và nhược điểm của Liên kết theo chiều dọc

Liên kết theo chiều dọc có thể giúp các công ty giảm chi phí và nâng cao hiệu quả. Tuy nhiên, cũng có một số nhược điểm khi thực hiện liên kết theo chiều dọc.

Ưu điểm

- Giảm chi phí vận chuyển và giảm thời gian quay vòng giao hàng 

- Giảm sự gián đoạn nguồn cung từ các nhà cung cấp 

- Tăng khả năng cạnh tranh bằng cách đưa sản phẩm đến người tiêu dùng trực tiếp và nhanh chóng 

- Giảm chi phí cho mỗi đơn vị sản phảm bằng cách mua số lượng lớn nguyên liệu thô hoặc hợp lí hóa quy trình sản xuất 

- Cải thiện doanh số và lợi nhuận bằng cách tạo và bán thương hiệu của riêng mình

Nhược điểm

- Các công ty có thể trở nên quá lớn và khó quản lí tổng thể 

- Gia công của nhà cung cấp có thể hiệu quả hơn nếu chuyên môn của họ vượt trội  

- Chi phí Liên kết theo chiều dọc tương đối lớn 

- Số tiền nợ tăng lên nếu cần vay vốn để chi tiêu vốn  

[Theo Investopedia]

Lê Huy

Chiến lược tăng trưởng liên kết thích hợp đối với các doanh nghiệp đang kinh doanh các ngành kinh tế mạnh, khi cơ hội sẵn có phù hợp với các mục tiêu và chiến lược dài hạn mà doanh nghiệp đang thực hiện. Chiến lược này cho phép củng cố vị thế của doanh nghiệp và cho phép phát huy đầy đủ hơn khả năng kỹ thuật của doanh nghiệp.

Các loại chiến lược tăng trưởng hội nhập [liên kết]

1- Chiến lược tăng trưởng hội nhập theo chiều dọc:

Chiến lược hội nhập theo chiều dọc là chiến lược mà doanh nghiệp tự đảm nhận sản xuất và cung ứng các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất [hội nhập dọc ngược chiều] hoặc tự giải quyết khâu tiêu thụ sản phẩm của mình [hội nhập xuôi chiều]

Để phân biệt các chiến lược hội nhập dọc 1 cách chặt chẽ hơn người ta có thể có các cách phân loại khác nhau:

Căn cứ vào quy trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm: gồm có

- Hội nhập dọc ngược chiều:

Đây là chiến lược tìm sự tăng trưởng bằng cách nắm quyền sở hữu hay tăng quyền kiểm soát đối với việc cung cấp các nguồn đầu vào

Chiến lược này hấp dẫn khi:

- Thị trường cung cấp đầu vào đang trong thời kỳ tăng trưởng nhanh hoặc có tiềm năng lợi nhuận lớn.

- Khi doanh nghiệp chưa thấy có sự đảm bảo chắc chắn về nguồn hàng có sẵn hay không và về phí tổn hoặc độ tin cậy trong việc cung cấp hàng trong tương lai

- Khi số nhà cung cấp ít và số đối thủ cạnh tranh nhiều

Ưu điểm :

- Đảm bảo cung cấp hàng một cách chắc chắn từ phía nhà cung cấp

- Chiến lược này có lợi trong việc chuyển chi phí mua sắm nguồn lực đầu vào thành hoạt động tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp

Nhược điểm:

- Phải có vốn lớn

- Việc quản lý phức tạp hơn. 

- Thiếu linh hoạt về mặt tổ chức và mất cân đối về công suất ở mỗi công đoạn sản xuất.

- Hội nhập dọc xuôi [thuận] chiều:

Hội nhập dọc thuận chiều là tìm cách tăng trưởng bằng cách mua lại, nắm quyền sở hữu hoặc tăng sự kiểm soát đối với các kênh chức năng tiêu thụ gần với thị trường đích như hệ thống bán và phân phối hàng.

Hội nhập thuận chiều là biện pháp hấp dẫn khi:

- Các doanh nghiệp phân phối hoặc các nhà bán lẻ số dịch vụ của doanh nghiệp đang trải qua quá trình tăng trưởng.

- Khi việc phân phối sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp quá tốn kém không tin tưởng, không có khả năng đáp ứng đòi hỏi của doanh nghiệp

- Doanh nghiệp chưa tận dụng hết các nguồn lực sẵn có

Căn cứ vào mức độ hội nhập: gồm có

- Hội nhập toàn diện: Là khi doanh nghiệp tự đứng ra sản xuất tất cả các đầu vào đặc biệt cần thiết cho tiến trình sản xuất của nó hoặc khi doanh nghiệp tự đảm nhận tất cả các đầu ra

- Hội nhập một phần [từng phần]: Là khi doanh nghiệp chỉ chủ động tham gia 1 phần nào đó của đầu vào hoặc đầu ra của nó. Có nghĩa là doanh nghiệp vẫn mua các yếu tố đầu vào từ các nhà cung cấp độc lập bên ngoài bổ xung cho khả năng tự cung cấp 1 phần cho nhu cầu sản xuất của nó hoặc ngoài việc tự tổ chức bán hàng thông qua kênh phân phối của doanh nghiệp, doanh nghiệp còn phải nhờ đến các kênh phân phối độc lập khác bán sản phẩm của nó.

Căn cứ vào phạm vi hội nhập

- Hội nhập trong nội bộ:

Là hội nhập bằng cách thành lập các công ty con tách ra từ các công ty gốc

- Hội nhập với bên ngoài:

Là hội nhập bằng cách tiếp quản hoặc mua đứt công ty khác để sát nhập vào hệ thống quản lý của công ty mình.

2- Chiến lược tăng trưởng hội nhập theo chiều ngang

Chiến lược hợp nhất

Chiến lược hợp nhất có thể thực hiện bằng cách sáp nhập hai hoặc nhiều cơ sở sản xuất một cách tự nguyện. Mục đích của mô hình chiến lược này là tăng thêm sức mạnh để đối mặt với các thách thức và rủi ro có thể xảy ra hoặc tận dụng triệt để hơn các cơ hội kinh doanh trong thời kì chiến lược.

Chiến lược này được thực hiện trong các trường hợp mà các doanh nghiệp có cùng mục đích vươn lên trong kinh doanh, có cùng nguyện vọng khai thác thời cơ chia sẻ rủi ro và có các lợi thế cạnh tranh bổ sung cho nhau.

Tuy nhiên chiến lược này thường làm gia tăng các chi phí hành chính và phối hợp các hoạt động. Các nhà quản trị chỉ nên chọn chiến lược này khi các lợi ích dự kiến vượt trội các chi phí có khả năng phát sinh.

Chiến lược thôn tính 

Chiến lược tăng trưởng qua thôn tính được hình thành và phát triển thông qua cạnh tranh trên thị trường. Nhờ cạnh tranh các doanh nghiệp mạnh, có tiềm lực lớn thôn tính các doanh nghiệp nhỏ dể phát triển thành doanh nghiệp có quy mô lớn hơn, mạnh hơn.

Một doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện chiến lược thôn tính nếu nó đủ mạnh. Mặt khác, thực hiện chiến lược qua thôn tính sê gặp phải cản trở rất lớn bởi yếu tố luật pháp. Doanh nghiệp cản có thể tiến hành nếu phù hợp với các quy định của pháp luật.

Chiến lược này hấp dẫn khi:

- Doanh nghiệp cạnh tranh trong ngành đang phát triển.

- Khi doanh nghiệp có vốn và nhân lực cần thiết để quản lý thành công một tổ chức được mở rộng

- Khi các đối thủ cạnh tranh đang gặp khó khăn.

Khi thực hiện chiến lược này cần chú ý:

- Tuỳ theo mục tiêu của doanh nghiệp, các nhà quản trị chiến lược cần chọn đối tượng phù hợp để mua lại

- Đánh giá đúng giá trị các tài sản hữu hình và vô hình của doanh nghiệp mua lại

- Các nhà quản trị cần biết rõ có đối thủ cạnh tranh nào muốn tranh giành thực hiện chiến lược này không.

* Chú ý: Chiến lược này sẽ không thích hợp nếu các đối thủ cạnh tranh làm ăn thất bại vì việc kinh doanh của ngành đang suy thoái.

Chiến lược liên doanh và liên kết kinh tế [các liên minh chiến lược]:

Mô hình chiến lược liên doanh, liên kết phát triển rất phổ biến ở nền kinh tế thị trường.

Chiến lược này được thực hiện giữa hai hoặc nhiều đối tác bình đẳng có tư cách pháp nhân liên kết tương hỗ lẫn nhau giữa các đối tác nhằm phân tán rủi ro, tăng thêm sức mạnh, tăng thì phần,...

Căn cứ vào cấu thành tổ chức, có thể có hai kiểu liên kết là liên kết có hình thể và liên kết phi hình thể:

Liên kết phi hình thể là kiểu liên kết giữa hai hoặc nhiều đối tác với nhau mà kết quả giữa chúng không hình thành một tổ chức mời. Liên kết này tạo tổ chức phi chính thức.

Liên kết có hình thể là kiểu liên kết giữa hai hoặc nhiều đối tác mà kết quả là giữa chúng hình thành một tổ chức mới. Liên kết này tạo tổ chức chính thức, có tính độc lập tương đối, có tư cách pháp nhân.

Các doanh nghiệp liên doanh liên kết cùng chia sẻ các chi phí, các rủi ro và các lợi ích trong quá trình nghiên cứu và nắm bắt các cơ hội kinh doanh mới trên thị trường quốc gia, quốc tế và toàn cầu. 

Nguồn: Ths. Lê Thị Bích Ngọc [Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa]  

Video liên quan

Chủ Đề