Bố tôi đang ở đâu

bạn đang đâu

anh đang đâu

đang đâu không

em đang đâu

chúng đang đâu

hắn đang đâu

tôi biết bố mẹ tôi

tôi biết bố tôi đang

tôi biết rằng , bố tôi

bố mẹ tôi biết

biết bố tôi tới

nếu bạn biết bố tôi

Chính Đức Giê-hô-va sẽ đi trước anh; Ngài sẽ ở với anh, không lìa anh, không từ bỏ anh đâu. Đừng sợ và đừng kinh khiếp! Phục Truyền 31:8

“Bố ơi! Bố đang ở đâu?”

Tôi đang rẽ sang đường vào nhà thì con gái lo lắng gọi điện cho tôi. Tôi cần có mặt ở nhà trước 6 giờ để cho con tập luyện, và tôi đang đúng giờ. Nhưng giọng của con gái bộc lộ sự thiếu tin tưởng. Theo phản xạ, tôi trả lời: “Bố đang ở đây. Sao con không tin bố?”

Nhưng khi nói những lời đó, tôi tự hỏi: Phải chăng Cha Thiên Thượng cũng thường hỏi tôi như thế? Trong những lúc lo lắng, tôi cũng mất kiên nhẫn, cũng tranh chiến để tin rằng Chúa sẽ giữ lời hứa của Ngài. Vì vậy, tôi kêu lên: “Cha ơi, Ngài ở đâu?”

Giữa lúc lo lắng và bất an, đôi khi tôi nghi ngờ sự hiện diện của Chúa, hay thậm chí nghi ngờ sự nhân từ và mục đích của Ngài dành cho tôi. Dân Y-sơ-ra-ên cũng vậy. Trong Phục Truyền 31, khi chuẩn bị tiến vào Đất Hứa, họ biết rằng người lãnh đạo của họ là Môi-se sẽ không đi cùng họ. Môi-se trấn an dân sự bằng cách nhắc nhở họ: “Chính Đức Giê-hô-va sẽ đi trước anh; Ngài sẽ ở với anh, không lìa anh, không từ bỏ anh đâu. Đừng sợ và đừng kinh khiếp” [c.8].

Lời hứa Đức Chúa Trời luôn ở cùng vẫn là nền tảng cho đức tin của chúng ta ngày nay [xem Mat. 1:23; Hê. 13:5]. Thật vậy, Khải Huyền 21:3 chính là đỉnh điểm của lời hứa này: “Đền tạm của Đức Chúa Trời ở với loài người! Ngài sẽ ở với họ và họ sẽ làm dân Ngài”.

Chúa đang ở đâu? Ngài đang ở ngay tại đây, ngay lúc này với chúng ta và luôn sẵn sàng lắng nghe lời cầu nguyện của chúng ta.

Những câu Kinh Thánh nào nhắc nhở bạn về sự hiện diện của Chúa? Hãy chọn một câu Kinh Thánh và viết ra, đặt ở nơi dễ thấy để nhắc nhở bạn về chân lý này.

Lạy Cha, thật dễ để con quên đi sự thành tín của Ngài. Xin giúp chúng con nhớ rằng Ngài luôn ở cùng chúng con, luôn hiện diện và sẵn sàng vùa giúp.

bởi Adam R. Holz | Xem tác giả khác

Trong Phục Truyền Luật Lệ Ký, Môi-se đã có 3 bài giảng thuật lại lịch sử của dân Y-sơ-ra-ên khi sắp bước vào Đất Hứa [chương 1-4; 5-26; 27-34]. Bốn mươi năm chịu hình phạt đã chấm dứt, tất cả những người Y-sơ-ra-ên từ hai mươi tuổi trở lên khi ra khỏi Ai Cập đã ngã chết trong đồng vắng, trừ Môi-se, Giô-suê và Ca-lép [Dân. 14:29-35]. Môi-se thúc giục dân sự rút kinh nghiệm từ sự bất trung của tổ phụ họ và ông nài khuyên họ tin cậy Chúa [Phục. 31:4-6]. Môi-se không được vào xứ Ca-na-an vì không vâng lời Chúa [c.2]. Trên đường đi về Đất Hứa, ông đã không tôn kính Chúa tại Ca-đe khi đập vào tảng đá thay vì phán với tảng đá để có nước [Dân. 20:1-13; Thi. 106:23-33]. Tuy vậy, Môi-se được Chúa cho phép nhìn thấy xứ Ca-na-an từ trên núi Nê-bô [Phục. 34:1-5].

K. T. Sim

Video liên quan

Chủ Đề