Là cá nhân đang sử dụng mạng xã hội ban nhận thức như thế nào là sử dụng mạng xã hội lành mạnh

Nếu sinh ra sau năm 1995, bạn sẽ không thể nhớ được cuộc sống không có Internet. Kết nối thông qua điện thoại thông minh và mạng xã hội giờ đây đã trở thành một phần trong quá trình trưởng thành của nhiều trẻ em và thanh thiếu niên. Phần lớn các em đều có những trải nghiệm tích cực trên trực tuyến, nhưng rủi ro luôn tồn tại, bao gồm khả năng sử dụng mạng xã hội quá mức có thể dẫn đến các tác động tiêu cực đối với sức khỏe tâm thần của các em. Nghiên cứu về lĩnh vực này vẫn đang ở những giai đoạn đầu, nhưng mạng xã hội có tác động rõ rệt đến cuộc sống của nhiều người trẻ.

Được thiết kế để khuyến khích người dùng sử dụng quá mức

Chúng ta đều biết các nền tảng mạng xã hội được thiết kế với chủ đích thu hút sự chú ý của người dùng lâu nhất có thể, đánh vào thiên kiến và lỗ hổng tâm lý trong chúng ta như mong muốn được công nhận hay nỗi sợ bị từ chối. Thụ động sử dụng mạng xã hội quá mức –tức là chỉ lướt các bài đăng - có thể không lành mạnh và có mối liên hệ với cảm giác đố kỵ, thua kém và kém hài lòng với cuộc sống. Các nghiên cứu thậm chí còn cho rằng thói quen này có thể dẫn đến các triệu chứng ADHD, trầm cảm, lo âu và thiếu ngủ. 

Chúng ta cần có thêm bằng chứng trước khi có thể kết luận về những phát hiện này. Tuy nhiên, với tình trạng bệnh trầm cảm gia tăng trên thế giới và một nửa số bệnh về tâm lý xuất hiện từ tuổi 14, cần tìm hiểu thêm về các vấn đề tiềm ẩn liên quan.

Nhiều chính phủ, nhà xã hội học và nhà tâm lý học cũng bày tỏ sự lo ngại khi trẻ em ngày nay đang dành quá nhiều thời gian sử dụng điện thoại và bỏ lỡ những trải nghiệm xã hội quan trọng khác.

Gia tăng cảm giác cô đơn

Cảm xúc được khơi dậy bởi một cái “like” có thể tạm thời làm vơi đi nỗi cô đơn, nhưng không thể thay thế hoàn toàn giao tiếp xã hội. Khi thanh thiếu niên cô đơn trong cuộc sống thực sử dụng mạng xã hội để bù đắp cho điểm yếu về kỹ năng xã hội của mình, họ có thể sẽ cảm thấy càng cô đơn hơn về lâu về dài.

Các mối quan hệ có ý nghĩa mà chúng ta xây dựng thông qua giao tiếp trực tiếp, ngôn từ và phi ngôn từ, chính là nguồn thỏa mãn và hạnh phúc cá nhân có chiều sâu và lâu dài. Một biểu tượng cảm xúc hoặc một bình luận “LOL” có thể đem lại cảm giác kết nối hời hợt, nhưng giao tiếp mặt đối mặt sẽ xây dựng những kết nối có ý nghĩa hơn thông qua ngôn ngữ cơ thể, tiếp xúc thân mật và biểu cảm gương mặt, cùng với đọc cảm xúc thông qua giọng điệu và sắc thái - tất cả những điều này thường biến mất trong thế giới số.

Thanh thiếu niên thường nói chuyện trực tuyến với những người mà các em quen biết ngoài đời thực. Ở mức độ vừa phải, việc sử dụng mạng xã hội theo cách này cho phép thanh thiếu niên giữ liên lạc với bạn bè, bạn học hay người thân và có khả năng cải thiện các mối quan hệ thực của mình. Nhưng điều này có thể trở thành một vấn đề nếu việc nói chuyện trực tuyến choán hết mọi tương tác xã hội, hoặc trong trường hợp lướt mạng thụ động quá mức, nếu thanh thiếu niên đang hấp thụ nhiều thông tin hơn là tương tác với thông tin.

Thay vì thúc đẩy những cuộc trò chuyện có ý nghĩa, tính năng “like” có thể thay thế cho việc trao đổi bình luận. Tính năng này cũng giống như một hệ thống xếp hạng công khai và khiến một bộ phận thanh thiếu niên cảm thấy bị đánh giá và loại trừ, điều vốn đã rất nhạy cảm đối với các em. Tâm lý này được đã thể hiện qua bài đăng này của Ashley, 17 tuổi, đến từ Singapore: "Làm thế nào để chúng ta có thể ngăn bản thân và bạn bè mình lún sâu hơn vào cái hố sâu thẳm của sự hoài nghi và khao khát này?"

Bắt nạt trực tuyến

Những người bạn trên mạng xã hội dễ khiến trẻ cảm thấy tự tin hơn. Những kẻ bắt nạt có thể phát tán những lời nói và hình ảnh bạo lực, gây tổn thương và hạ nhục trẻ chỉ bằng một lần nhấn phím.

Bạo lực tuy xảy ra trên không gian ảo, nhưng sẽ để lại hậu quả thực. Nghiên cứu cho thấy các nạn nhân của bắt nạt trực tuyến có nguy cơ sử dụng rượu bia, ma túy và trốn học cao hơn các học sinh khác. Các em còn có khả năng bị điểm kém, cảm thấy tự ti về bản thân và gặp các vấn đề về sức khỏe cao hơn. Trong những trường hợp nghiêm trọng, bắt nạt trực tuyến còn dẫn đến tự tử.

Không gian mạng ngày nay trở thành một không gian xã hội mới, nơi con người có thể thực hiện các hành vi giao tiếp, sáng tạo, lao động, sản xuất, tiêu dùng, học tập và vui chơi giải trí, không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Tuy nhiên, cùng với những lợi ích to lớn, không gian mạng đang tạo ra các nguy cơ và thách thức đối với an ninh quốc gia, an ninh con người và trật tự an toàn xã hội. Các thế lực thù địch lợi dụng Internet và mạng xã hội để xuyên tạc cương lĩnh, đường lối, quan điểm, nền tảng tư tưởng của Đảng; lôi kéo, kích động các phần tử bất mãn, tập hợp lực lượng, thành lập các tổ chức chống đối; phát tán tài liệu, kêu gọi tuần hành, biểu tình, gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Ngay sau khi Luật An ninh mạng của nước ta được ban hành cũng bị một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí xuyên tạc, phản đối, phủ nhận. Không những thế, không gian mạng còn có thể bị lợi dụng gây nên những thiệt hại về tài sản, tinh thần, sức khỏe, thậm chí cả tính mạng con người. Thời gian qua, không ít những vụ lừa đảo qua mạng, những người đăng tải những lời nhận xét, bình luận, chia sẻ, thậm chí tự dựng lên những câu chuyện, clip sai sự thật gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, danh dự, uy tín của tổ chức, cá nhân khác. Từ các vấn đề nêu trên, có thể nhận thấy bảo vệ an ninh mạng càng quan trọng hơn bao giờ hết, đây không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước, các cơ quan chức năng, mà còn là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi công dân. Vì vậy, để xây dựng “không gian mạng lành mạnh”, theo tôi thì mỗi người dân cần làm tốt một số nội dung sau:

Một là, Mỗi cá nhân cần nghiên cứu, hiểu rõ ý nghĩa, giá trị, nội dung của Luật An ninh mạng, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm và những hành vi bị cấm khi tham gia hoạt động trên không gian mạng.

Theo đó, Luật An ninh mạng nhằm bảo vệ người dùng hợp pháp trên không gian mạng; phòng ngừa, đấu tranh, làm thất bại hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, chống Nhà nước, tuyên truyền phá hoại tư tưởng, phá hoại nội bộ, kích động biểu tình, phá rối của các thế lực phản động. Phòng ngừa, ngăn chặn, ứng phó, khắc phục hậu quả của các đợt tấn công mạng, khủng bố mạng và phòng, chống nguy cơ chiến tranh mạng. Luật An ninh mạng quy định rõ những hành vi bị cấm như: sử dụng không gian mạng để tuyên truyền chống Nhà nước; tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước; xuyên tạc lịch sử...]. Những quy định này không xâm phạm đến quyền con người, không cản trở tự do ngôn luận, không tạo rào cản, không cản trở hoạt động bình thường, đúng luật của các tổ chức, cá nhân như những thông tin trên mạng xã hội, blog, web phản động tuyên truyền, xuyên tạc trong thời gian vừa qua. Thực hiện đúng Luật, nghĩa là bảo vệ chính mình, người thân và gia đình, đồng thời, góp phần bảo vệ an  ninh mạng quốc gia.

Hai là, Tự trau dồi kỹ năng nhận diện âm mưu, thủ đoạn gây nguy cơ mất an ninh mạng, nhất là âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Nhận diện được các tổ chức chống đối hoạt động trên không gian mạng như Việt Tân, Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời...; các thủ đoạn tạo vỏ bọc “xã hội dân sự”, “diễn đàn dân chủ”,... để chống phá; các website giả mạo, các trang mạng có nhiều nội dung thông tin xấu, độc.

Mỗi người cần nắm chắc các thủ đoạn tấn công mạng như đánh sập các website; cài gắm vào máy tính cá nhân hoặc lấy tài khoản và mật khẩu; đánh cắp dữ liệu cá nhân [hình ảnh, video]; tấn công bằng mã độc [theo tệp đính kèm trong email hoặc ẩn trong quảng cáo Skype]; tấn công ẩn danh bằng những phần mềm độc hại [phần mềm diệt virus, các trình duyệt]; tấn công qua USB, đĩa CD…

Ba là, Nâng cao ý thức phòng tránh, tự vệ khi tham gia mạng xã hội. Nghiên cứu kỹ trước khi like hoặc chia sẻ các file, các bài viết hoặc các đường link; cảnh giác với trang web lạ [web đen], E-mail chưa rõ danh tính và đường dẫn đáng nghi ngờ; tuyệt đối không a dua, hiếu kỳ, hoặc tham tiền bạc cùng với những lời kích động, xúi giục của các đối tượng xấu. Kịp thời cung cấp thông tin, thực hiện yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người có trách nhiệm.

Sử dụng tốt các biện pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn thông tin như tạo thói quen quét virus; thực hiện sao lưu dự phòng trên ổ cứng ngoài, trên mạng nội bộ hoặc trên các dịch vụ lưu trữ đám mây; kiểm tra lộ lọt thông tin tài khoản cá nhân qua Trung tâm xử lý tấn công mạng Việt Nam. Khi phát hiện bị tấn công mạng, nhanh chóng ngắt kết nối mạng; sử dụng các công cụ giải mã độc; báo cho người có trách nhiệm qua đường dây nóng.

Bốn là, cần biết cách tận dụng, sử dụng mạng xã hội một cách đúng đắn và hiệu quả, biến mạng xã hội thành một phương tiện, một kênh hữu ích để mở mang kiến thức, cùng nhau xây dựng môi trường văn hóa mạng xã hội lành mạnh, tránh bị các thông tin ảo chi phối tác động, góp phần phòng chống, ngăn chặn những tư tưởng, quan điểm sai trái, thù địch một cách có hiệu quả.

Năm là, Phổ biến, tuyên truyền trong gia đình, người thân, bạn bè và Nhân dân nơi cư trú các quy định của Luật An ninh mạng để mọi người nắm, hiểu và không thực hiện các hành vi vi phạm liên quan đến an ninh mạng, góp phần xây dựng “không gian mạng lành mạnh từ cơ sở”.

Với đặc tính không biên giới, không gian mạng có phạm vi ảnh hưởng toàn cầu và tác động đến toàn thế giới. Những nguy cơ từ không gian mạng gia tăng tỷ lệ thuận đối với sự phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong đời sống xã hội. Vì vậy, đảm bảo an ninh mạng đòi hỏi phải có giải pháp tổng thể, từ việc ban hành và thực thi chính sách, pháp luật của cơ quan quản lý nhà nước, sự sáng tạo, tự chủ trong sản xuất, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ trên không gian mạng bảo đảm an toàn, an ninh mạng của các doanh nghiệp đến ý thức tham gia xây dựng một không gian mạng an toàn, lành mạnh của mỗi người dân.

Video liên quan

Chủ Đề