17 8 1945 quốc gia nào tuyên bố độc lập

Cách đây tròn 71 năm, mùa thu Tháng Tám năm 1945 toàn thể nhân loại tiến bộ trên trái đất đã được chứng kiến dân tộc Việt Nam anh hùng chứng minh cho một chân lý vĩ đại của Triết học Mác-Lênin rằng, “Sự nghiệp cách mạng là của quần chúng nhân dân”, “Quần chúng nhân dân là người quyết định lịch sử”, “Cách mạng là ngày Hội của quần chúng nhân dân”, chưa bao giờ hơn lúc này, vai trò của quần chúng nhân dân được phát huy cao độ đến như vậy, tinh thần cách mạng, sự sáng tạo và sức mạnh có thể dời “non” lấp “biển” như ngày Hội cách mạng.

17 8 1945 quốc gia nào tuyên bố độc lập
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân. Ảnh: Tư liệu

Có thể nói, cách mạng tháng 8/1945 là một cuộc cách mạng “lay trời, nổi đất” của dân tộc Việt Nam - Nó vừa mang tính thời đại lại vừa là bước ngoặt mang tính lịch sử sâu sắc, vĩ đại của lịch sử cách mạng Việt Nam, đưa Việt Nam từ một nước thuộc địa, nửa phong kiến trở thành một nước độc lập thật sự, cho ra đời nhà nước dân chủ nhân dân - nhà nước của dân, do dân, vì dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Trong đó, ngày 17/8/1945 là một ngày đặc biệt mãi mãi đi vào lịch sử của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang - Đó là ngày nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang dưới sự lãnh đạo của một chính đảng còn hết sức non trẻ mới 15 tuổi đã giành được chính quyền về tay cách mạng và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, mở màn cho cách mạng Tháng Tám thành công rực rỡ trên phạm vi cả nước, diễn ra vẻn vẹn trong vòng 15 ngày. Sau khi “Bản quân lệnh số 1” do Đồng chí Võ Nguyên Giáp đọc tại Cây Đa Tân Trào và “Lệnh tổng khởi nghĩa” của Tổng bộ Việt Minh do Đại hội Quốc dân tổ chức tại Đình Tân Trào được thông qua ngày 15/8/1945, đồng thời thông qua các chính sách lớn của Việt Minh, quyết định Quốc kỳ, Quốc ca, cử ra “Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam” tức Chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.

Nghe theo lời hiệu triệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh với “Lệnh tổng khởi nghĩa” được phát ra ngày 16/8/1945: “ Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến, toàn quốc đồng bào hày đứng dậy lấy sức ta mà giải phóng cho ta”, toàn thể nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang đã đoàn kết nhất tề đứng lên khởi nghĩa vũ trang và chỉ sau một ngày (đến ngày 17/8/1945) Tuyên Quang đã hoàn toàn được giải phóng, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã giành được trọn vẹn chính quyền về tay cách mạng.

Dưới ánh sáng của cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh mùng 2/9, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang tiếp tục phát huy tinh thần cách mạng không ngừng, ra sức cùng cả nước bước vào cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp tái xâm lược nước ta một lần nữa đến thắng lợi cuối cùng bằng chiến dịch “Điên Biên Phủ” lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, rồi lại một lần nữa là một trong những hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu Nước - sự nghiệp cách mạng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, thu giang sơn về một mối, Bắc - Trung - Nam xum họp một nhà bằng chiến dịch “ Hồ Chí Minh lịch sử” kết thúc vào hồi 11h 30 phút ngày 30/4/1975.

Từ khi đất nước hòa bình đến nay, dưới sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Đảng cộng sản Việt Nam, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, Chính phủ, đặc biệt là trong 30 năm đổi mới đất nước toàn diện do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, cùng với các địa phương trong cả nước, Tuyên Quang đã có bước phát triển khởi sắc vượt bậc - đó là từ một tỉnh nghèo, nhưng rất vinh dự tự hào là Thủ đô khu giải phóng, Thủ đô kháng chiến, phát huy truyền thống cách mạng, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang đã vượt qua mọi khó khăn, luôn sáng tạo trên con đường xây dựng và phát triển tỉnh Nhà, chỉ sau 25 năm đổi mới thị xã Tuyên Quang (đô thị loại 4) đã được Chính phủ có Nghị quyết thành lập thành phố trực thuộc tỉnh (nâng cấp từ đô thị loại 4 lên đô thị loại 3) vào tháng 7/2011. Điều đó đã thể hiện sự phấn đấu vuượt bậc của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, đưa Tuyên Quang thoát khỏi tình trạng kém phát triển vào năm 2015 (thể hiện ở kinh tế tăng trưởng với tốc độ khá, thu nhập bình quân đầu người năm 2015 gấp 2 lần so với năm 2010) - đây chính là cở sở thực tiễn để cho Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVI vững tin với chủ đề của Đại hội là: “Phát huy truyên thống quê hương cách mạng, tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiên đấu của Đảng bộ, đổi mới mạnh mẽ và vững chắc, phấn đấu đưa Tuyên Quang trở thành tỉnh phát triển khá trong các tỉnh miền núi phía Bắc” và với mục tiêu “Đưa Tuyên Quang trở thành tỉnh phát triển khá trong các tỉnh miền núi phía Bắc, xứng đáng với vị thế quê hương cách mạng - Thủ đô khu giải phóng, Thủ đô kháng chiến”.

Nhìn lại chặng đường 71 năm qua kể từ khi cách mạng Tháng Tám thành công, Tuyên Quang đã thực sự tự hào xứng đáng với quê hương cách mạng, nơi khởi nguồn của cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh mùng 2/9. Để có được như ngày hôm nay Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang đã không quên công ơn trời biển của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người thầy của cách mạng việt Nam, Lãnh tụ sáng lập và rèn luyện Đảng ta, vị Cha già kính yêu của cả dân tộc Việt Nam. Tri ân Người Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Nhà đã báo cáo xin ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng cho phép Tuyên Quang xây dựng Quảng trường Nguyễn Tất Thành và tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh với các dân tộc tỉnh Tuyên Quang nằm trên tuyến đường 17/8 - tuyến đường lịch sử, gắn với đền thờ Bác Hồ, công trình đã khánh thành và đưa vào sử dụng giai đoạn 1 nhân dịp ngày sinh của Người 19/5/2015. Đây là công trình vừa mang ý nghĩa lịch sử to lớn, vừa là thể hiện tình cảm cao quý của toàn thể Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang đối Bác, vừa là trung tâm văn hóa lớn của tỉnh để cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh sinh hoạt văn hóa, tinh thần, tưởng nhớ về Bác muôn vàn kính yêu của chúng ta mỗi khi đến Quảng trường và vào đền thờ thắp nén hương kính dâng lên Người với tất cả tấm lòng thành kính và biết ơn sâu sắc nhất, để thầm nói với Bác rằng: đốt nén hương thơm mát dạ Người/hãy về vui chút Bác Hồ ơi.