1 cơ số đạn ak là bao nhiêu viên năm 2024

Hiện nay, hai loại súng ngắn phổ biến nhất được trang bị cho Quân đội Nhân dân Việt Nam là khẩu K54 và K59 và loại súng trường được biết đến rộng rãi nhất là AK-47.

1. Súng ngắn Tokarev TT-33 (K54)

Thông số cơ bản: trọng lượng rỗng/nạp đạn 0,84/0,91 kg; dài 194 mm; rộng 32,1 mm; cao 134 mm; nòng dài 116 mm. Súng dùng loại đạn 7,62 x 25 mm có sơ tốc 420 m/s; tầm bắn hiệu quả 50 m; tầm bắn sát thương 150 m, hộp tiếp đạn chứa được 8 viên.

TT-33 (viết tắt của Tokarev Tulla 1933) là loại súng ngắn bán tự động cỡ 7,62 mm của Liên Xô được Fedor Tokarev thiết kế vào năm 1929 với mục đích dự kiến thay thế cho người tiền nhiệm Nagant M1895. Bản mẫu chế thử TT-30 vượt qua cuộc thử nghiệm cấp quốc gia ngày 23/12/1930, năm 1933 súng được cải tiến lần cuối dùng cơ cấu cò đẩy thay cho cò quay và năm 1934 bắt đầu được sản xuất hàng loạt.

TT-33 được sản suất và sử dụng với số lượng lớn trong Thế chiến thứ 2 với khoảng 600.000 khẩu trang bị cho Hồng quân. Tuy nhiên việc sản xuất đã bị ngừng lại từ năm 1954 do Liên Xô quyết định chuyển sang dùng súng ngắn 9 mm Makarov PM hiện đại hơn. Mặc dù vậy TT-33 vẫn tiếp tục phục vụ trong quân đội và công an Liên Xô đến tận năm 1970.

Thân súng TT-33 hoàn toàn làm bằng thép, máy súng khá đơn giản và tin cậy, không dùng một bulong hoặc đinh vít nào mà kết nối các bộ phận bằng các khe, rãnh, lẫy và chốt hãm. Việc tháo lắp, bảo dưỡng, sửa chữa cũng rất đơn giản khi chỉ cần sử dụng hộp tiếp đạn và tay không là có thể tháo rời khẩu súng thành từng bộ phận.

TT-33 sử dụng loại đạn chày đầu tròn 7,62 x 25 mm, cải tiến từ đạn 7,63 mm Mauser gồm 2 chủng loại chính là đạn xuyên và đạn vạch đường. Thiết kế điểm chạm của đạn trên mục tiêu có độ cao chênh lệch ăn lên 15,6 cm so với điểm ngắm (ở cự ly 25 m), cho phép người sử dụng có thể quan sát toàn bộ mục tiêu trong khi ngắm bắn. Mặc dù hộp tiếp đạn có sức chứa 8 viên nhưng có thể lắp thêm viên thứ 9 trực tiếp vào buồng đạn của súng.

1 cơ số đạn ak là bao nhiêu viên năm 2024

2. Súng ngắn Makarov PM (K59).

Thông số cơ bản: trọng lượng rỗng/nạp đạn 0,73/0,81 kg; dài 161,5 mm; rộng 30,5 mm; cao 126,75; nòng dài 93,5 mm. Súng dùng loại đạn 9 x 18 mm có sơ tốc 315 m/s; tầm bắn hiệu quả 50 m; hộp tiếp đạn chứa được 8 - 12 viên.

Makarov (hay còn được gọi là PM) là loại súng ngắn bán tự động do Nikolay Makarov thiết kế vào cuối thập niên 1940. Việc chế tạo súng ngắn PM (Pistol Makarov) là kết quả của cuộc cạnh tranh cho vị trí khẩu súng ngắn dành cho sĩ quan Quân đội Xô Viết. PM được chọn vì có kích thước nhỏ, gọn, trọng lượng nhẹ; cấu tạo đơn giản, ít bộ phận chuyển động, kinh tế, dễ chế tạo, độ chính xác cao, sử dụng tiện lợi, dễ bảo quản, sửa chữa và điều chỉnh.

Thân súng PM nguyên bản làm hoàn toàn bằng thép, ở các phiên bản hiện đại hóa làm bằng hợp kim; có các khe, chốt, khoang để lắp nòng súng, bệ cò, vòng cò, bệ búa, khóa nòng, hộp tiếp đạn, ốp báng, chốt an toàn. Loại súng này được trang bị phổ biến trong quân đội và cảnh sát cho đến khi xảy ra sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991.

Súng ngắn Makarov sử dụng loại đạn 9 x 18 mm mới có giá thành sản xuất tương đối thấp, loại đạn này có sức xuyên phá mạnh ở tầm gần. Hộp tiếp đạn nguyên bản của súng sử dụng lò so đẩy thẳng với sức chứa 8 viên ( lên đến 12 viên ở phiên bản cải tiến), có chốt chặn khóa nòng báo hết đạn.

Đối với nhiều người yêu thích quân sự, súng máy hạng nặng chắc chắn là một trong những loại vũ khí không còn xa lạ, cho dù đó là những khẩu súng máy hạng nặng thường xuyên xuất hiện trong các bộ phim chiến tranh, hay những khẩu súng máy thông thường, đều xuất hiện với hỏa lực mạnh.

Trên thực tế, súng máy đã bước vào thời kỳ đỉnh cao; tức là khó có cải tiến đột phá nào, có thể nâng cao tính năng vật lý của súng hơn nữa. Lấy ví dụ, súng máy hạng nặng Browning M1, được phát triển từ năm 1917, nhưng hơn 100 năm qua, nó chỉ cải tiến nhỏ về cách thay nòng súng hay vật liệu chế tạo; còn nguyên lý hoạt động, vẫn giữ nguyên như thiết kế ban đầu.

Trên thực tế, súng máy có sự khác biệt giữa tốc độ bắn lý thuyết và tốc độ bắn chiến đấu. Cái gọi là tốc độ bắn lý thuyết có nghĩa là tốc độ bắn được tính toán trong điều kiện lý tưởng, mục đích của nó là bắn được nhiều đạn trong một khoảng thời gian rất ngắn, chủ yếu để kiểm tra tính năng.

Có những khẩu súng máy có tốc độ bắn lý thuyết cao tới 1.200 phát/phút, nếu với tốc độ bắn như vậy, sẽ tạo ra “cơn mưa đạn”. Nhưng tất cả các khẩu súng máy đều không có thể bắn với tốc độ như vậy và không có một quân đội nào, có thể cung cấp đủ đạn trong chiến đấu. Còn trong thực tế chiến đấu, súng máy chỉ có thể bắn 80 viên/phút.

Trên thực tế, cách sử dụng súng máy trong điều kiện chiến đấu, khác hoàn toàn cách tính toán thử nghiệm. Điều này dẫn đến việc, tốc độ bắn trong thực chiến, chậm hơn nhiều so với con số lý thuyết - vốn được đưa ra chỉ để quảng cáo là chính.

Ngoài ra, chiến trường cho dù một bên hoàn toàn chiếm ưu thế, nhưng cũng không thể đáp ứng hoàn toàn yêu cầu vật chất chiến đấu. Ví dụ bạn muốn 10.000 viên đạn, hậu cần sẵn sàng cung cấp cho bạn 10.000 viên đạn, việc này không hề có; trên thực tế, với yêu cầu như vậy, hậu cần đáp ứng được 1/10 trong thời gian yêu cầu là đã khá tốt rồi.

Do vậy, việc “vô tư xả đạn” vào đối phương mà không cần phải suy nghĩ là điều không thể. Về lý thuyết, tốc độ bắn 600 viên/phút, không có nghĩa là người lính sẽ phải bắn 600 viên/phút trên chiến trường; xét về góc độ kỹ thuật, với tốc độ bắn cực đại của một khẩu súng máy, nòng súng cũng không thể chịu nổi trong thời gian dài.

Vì vậy, trong quá trình huấn luyện, xạ thủ cần học cách bắn tiết kiệm đạn, làm sao vừa chế ngự hỏa lực địch, vừa duy trì bắn từ 3-5 điểm xạ ngắn, tức là tốc độ bắn của xạ thủ trên chiến trường tương đương với tốc độ 80-100 viên/phút.

Với lợi thế có hộp tiếp đạn lớn hoặc dây đạn dài, xạ thủ súng máy có thể tạo màn hỏa lực dày đặc liên tục, giúp chế áp đối phương, tạo điều kiện cho đồng đội cơ động.

Tốc độ bắn của xạ thủ có thể thay đổi tùy theo tình hình thực tế, tuy nhiên khi khai hỏa súng máy với tốc độ quá cao, độ chính xác chắc chắn sẽ giảm đi. Khi này, màn hỏa lực dày đặc sẽ không còn độ chính xác, nhưng tiếng khai hỏa liên tục sẽ tác động đến tâm lý của đối phương.

Ví dụ, nhiều xạ thủ súng máy khi chống lại chiến thuật tiến công kiểu “biển người” của đối phương, đã phải bắn “đỏ nòng” để chi viện hỏa lực cho đồng đội chiến đấu. Trong điều kiện chiến đấu như vậy, để bảo đảm khẩu súng máy có thể hoạt động được, phải liên tục dùng nước để làm mát nòng súng hoặc thường xuyên phải thay nòng.

Mặc dù trong một số trường hợp như trên, tốc độ bắn chiến đấu cũng rất lớn, điều đó cũng cho thấy súng máy có thể đạt tốc độ bắn lý thuyết trong các trường hợp đặc biệt; nhưng điều này không có nghĩa là xạ thủ phải liên tục duy trì bắn ở tốc độ này.

Điều đáng chú ý là để duy trì tốc độ bắn tốc độ bắn lý thuyết, là khẩu súng đó sẽ phải bắn liên tục mà không tính đến thời gian nạp đạn, thời gian ngắm bắn và các yếu tố bên ngoài khác; nghĩa là khẩu súng đó đã được khóa chặt, rất an toàn và không bị rung lắc - một điều kiện chỉ có trong thí nghiệm.

Nhưng trên thực tế, chiến trường luôn thay đổi và do vậy, sau khi chi viện hỏa lực, xạ thủ sẽ phải di chuyển vị trí bắn để đảm bảo không bị lộ vị trí trước đối phương; vì thế khó có thể đạt được tốc độ bắn lý thuyết.

Không chỉ tốc độ bắn của súng máy có thể đạt 600 phát/phút, ngay tốc độ bắn lý thuyết của tiểu liên AK-47 nổi tiếng, cũng có thể lên tới khoảng 600 phát/phút, một vài tài liệu còn cho rằng tốc độ lý thuyết của AK-47 lên tới 800 viên/phút.

Nên nhớ hộp tiếp đạn của súng AK-47 chỉ có 30 viên và cơ số đạn chiến đấu của một người lính trong một trận chiến đấu chỉ là 120 viên (số đạn này được lắp vào 4 hộp tiếp đạn, 1 hộp lắp theo súng và 3 hộp mang theo người); nếu bắn với tốc độ lý thuyết, người lính sẽ hết đạn chỉ sau 12 giây.

Thực tế chiến trường chỉ ra, những người lính có kinh nghiệm chiến đấu, họ cũng không bao giờ bắn nhiều theo kiểu “xả đạn”, mà thường là “điểm xạ ngắn”. Do vậy, tốc độ lý thuyết của súng máy hay súng trường tấn công, chỉ là thông số mang tính tham khảo.

1 cơ số đạn AK bao nhiêu viên?

Đó là một khẩu súng trường hoạt động dựa trên nguyên tắc trích khí và khóa nòng mở để nạp đạn giống như mẫu carbine năm 1944 của ông, cùng với một hộp đạn cong chứa 30 viên.

1 viên đạn AK nặng bao nhiêu gam?

Nó có đường kính 12,7 mm, còn khối lượng - từ 17,8 g đến 45 g. Để tiện so sánh, ta nên biết khối lượng trung bình của đạn shotgun nòng trơn cỡ 12 là 32 gram với đường kính viên đạn 18,7 mm, còn đạn súng tiểu liên AK có đường kính 7,85 mm và chỉ nặng 7,9 g.

21 súng tiểu liên AK bao gồm bao nhiêu bộ phận chính?

- Súng tiểu liên AK gồm 11 bộ phận chính, là: nòng súng; bộ phận ngắm; hộp khóa nòng và nắp hộp khóa nòng; bệ khóa nòng và thoi đẩy; khóa nòng; bộ phận cò; bộ phận đẩy về, ống dẫn thoi đẩy và ốp lót tay; báng súng và tay cầm; hộp tiếp đạn; lê.

Súng AK

1.8. Khối lượng của súng AK: 3,8 kg; AKM: 3,1 kg; AKMS: 3,3 kg. Khi lắp đủ 30 viên đạn khối lượng của súng tăng 0,5 kg.