Ý nghĩa bảo tồn đa dạng sinh học là gì năm 2024

Trong chuyến công tác tới Vườn Quốc gia Xuân Thủy (Nam Định), chúng tôi ghi nhận những tác hại của ĐDSH bị hủy hoại ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của người dân. Bà Nguyễn Thị Tất, xã Giao Thiện (Giao Thủy, Nam Định), kể với chúng tôi, trước đây, ngoài nghề đi vớt rau câu thì người dân địa phương còn cải thiện thu nhập bằng việc đi bắt cua, tôm, cá, khai thác mật ong... trong vườn quốc gia, một ngày cũng được thêm 200.000-300.000 đồng. Nhưng vài năm trở lại đây, nhiều hồ nuôi tôm, cá, bãi ngao xuất hiện, rồi các hoạt động kinh tế khiến môi trường bị ô nhiễm, không gian sống bị thu hẹp, khiến lượng thủy sản trong tự nhiên giảm mạnh, ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người dân. "Có những khi chúng tôi chẳng bắt được con tôm, con cá nào ngoài tự nhiên, ong rừng cũng ít hẳn", bà Tất nói.

Cùng với đó, các hoạt động chăn nuôi thiếu khoa học cũng gây tác hại lớn đến ĐDSH. Các cơ sở gây nuôi động vật hoang dã (ĐVHD) vì mục đích thương mại cũng khiến ĐDSH bị ảnh hưởng do nguồn gen bị lai tạp. Ví dụ, việc phát triển quá mức các cơ sở gây nuôi lấy thịt là nguyên nhân chính khiến loài cá sấu Xiêm trong tự nhiên ở Việt Nam đã tuyệt chủng. Theo Liên minh Quốc tế Bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên (IUCN), khoảng 1 triệu loài thực vật và động vật trên thế giới hiện đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Tại Việt Nam, tuy đã có nhiều nỗ lực từ chủ trương, chính sách đến hành động thực tế, nhưng ĐDSH của nước ta vẫn đang bị đe dọa nghiêm trọng. Trong đó, ĐDSH các hệ sinh thái, ĐDSH các loài, ĐDSH gen di truyền đều đang suy thoái nhanh cả về số lượng và chất lượng. Ngoài các nguyên nhân do BĐKH và thời tiết cực đoan đã được ghi nhận thì các nguyên nhân gây suy thoái khác đều do con người gây ra.

Theo bà Hoàng Thị Thanh Nhàn, Việt Nam cần có định hướng cụ thể về chiến lược bảo tồn và phát triển ĐDSH. Trong đó, các bên liên quan cần tiếp tục thúc đẩy hợp tác quốc tế, sự phối hợp liên ngành, sự tham gia của khu vực tư nhân và cộng đồng để triển khai các chương trình bảo tồn và phục hồi ĐDSH. Lồng ghép bảo tồn ĐDSH trong các quy hoạch, chiến lược, kế hoạch của các ngành kinh tế có tác động nhiều đến hệ sinh thái, như: Nông, lâm, ngư nghiệp, du lịch, giao thông, năng lượng, sử dụng đất. Đặc biệt, các khu vực bảo tồn cần được ưu tiên trong các quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.

Nhằm hưởng ứng ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2020 với chủ đề "Các giải pháp của Chúng ta sẵn có ở thiên nhiên"

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm gửi tới mọi người một bài viết về " ĐA DẠNG SINH HỌC"

Đa dạng sinh học (Biodiversity) là gì? Hiện trạng và biện pháp bảo vệ

Đa dạng sinh học (tiếng Anh: Biodiversity) là một từ khái quát để chỉ về các giống loài khác nhau trong tự nhiên. Hiện trạng suy giảm đa dạng sinh học là một trong những vấn đề môi trường toàn cầu cần chú ý.

Đa dạng sinh học

Khái niệm

Đa dạng sinh học trong tiếng Anh gọi là: Biodiversity.

Đa dạng sinh học là một từ khái quát để chỉ về các giống loài khác nhau trong tự nhiên. Các giống loài này bao gồm thực vật, động vật, vi sinh vật, các hệ sinh thái và các quá trình sinh thái mà các loài trên là một bộ phận trong đó.

Hiện nay, trên thế giới có khoảng 30 triệu giống loài sinh vật. Giữa các giống loài có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau.

Ví dụ: thực vật biến đổi năng lượng mặt trời thành thức ăn cho động vật nhưng ngược lại thực vật cũng nhờ động vật như hoa nhờ ong chuyển phấn hoa…; loài này là thức ăn của loài kia…

Thực vật, động vật và vi sinh vật có gien di truyền và những thông tin chứa trong các gien này là những thông tin hữu ích đối với sự phát triển thuốc trừ vật hại thiên nhiên, các loại động, thực vật có sức đề kháng cao.

Số lượng các loài khác nhau đo lường sự đa dạng giống loài. Trạng thái muôn vẻ của môi trường cư trú, cộng đồng sinh vật và tiến trình sinh thái được gọi là sự đa dạng sinh thái.

Hoạt động của con người đã làm cho tốc độ tuyệt chủng các giống loài tăng nhanh. Con người săn bắt, khai thác bừa bãi các loài thú, rừng, hay sự xuất hiện quá mức của các giống loài làm ảnh hưởng đến các loài khác (ốc bươu vàng ở Việt Nam, Philippines; hoa trinh nữ, bèo Nhật Bản, thỏ ở Úc…

Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) ước tính có khoảng 22 triệu loài động vật. Trong đó có 1,5 triệu loài đã được mô tả; 7 triệu có nguy cơ tuyệt chủng trong khoảng 30 năm tới; 3/4 loài chim trên thế giới đang suy tàn; 1/4 loài có vú có nguy cơ bị tiêu diệt.

Trong nông nghiệp, mỗi năm mất đi một số giống cây trồng, trong đó có những giống được mô tả trong các bộ sưu tập các tư liệu di truyền. Vì vậy, giữ gìn môi trường sống và bảo tồn giống loài đã trở thành vấn đề môi trường cấp bách nhất hiện nay.

Nguyên nhân giảm sự đa dạng sinh học

− Kĩ thuật canh tác hiện đại

− Nạn phá rừng

− Sự hủy hoại môi trường sống ở những vùng đầm lầy và trên đại dương

Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học

Các nước đang phát triển nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nên sự đa dạng sinh học khá phong phú, do đó áp lực bảo vệ sự đa dạng sinh học lớn.

Bảo tồn sự đa dạng sinh học có thể thực hiện theo 2 cách chính:

- Đặt ra những giới hạn trong việc sử dụng môi trường cư trú. Ví dụ: tuyên bố những khu vực là "công viên quốc gia" hay "khu di tích".

- Khuyến khích sự sử dụng một cách bền vững. Lên danh sách các tài nguyên một vùng, xác định những giống loài ưu tiên phải bảo vệ để có thể quyết định việc khai thác như thế nào để trữ lượng của chúng không giảm đi.

Tại "cuộc họp cấp cao về trái đất" năm 1992 ở Rio, công ước về đa dạng sinh vật được 169 nước phê chuẩn.

Do các nước đang phát triển có sự đa dạng sinh học rất phong phú.

Người ta nhất trí rằng các nước giàu phải trả cho các nước nghèo nhiều hơn thông qua Tổ chức Môi trường thế giới để các nước nghèo bảo tồn sự đa dạng sinh học, giảm ô nhiễm cho các vùng nước thuộc quốc tế, kiểm soát việc thải chất dioxit carbon, chống phá rừng và sa mạc hóa…

Khi thực hiện bảo tồn cần phải tính đủ chi phí cơ hội của việc bảo tồn để thấy rõ lợi ích và chi phí. Qui luật cơ bản để bảo tồn như sau:

(Bc – Cc) > ( Bd – Cd)

Bc: lợi ích khi có bảo tồn

Cc: chi phí bảo tồn

Bd: lợi ích nếu không thực hiện bảo tồn

Cd: chi phí nếu không bảo tồn

Bd – Cd: chi phí cơ hội của việc bảo tồn, có nghĩa là giá trị phải đánh đổi nếu thực hiện bảo tồn

Thực tế Bd cao hơn vì các chương trình có thể được trợ cấp hay khuyến khích bằng các chính sách như trợ giá sản phẩm, miễn thuế, tín dụng lãi suất ưu đãi, trợ giá máy móc phân bón, thủy lợi… trong khi hoạt động bảo tồn thường không được trợ giá.

Sự bảo tồn đa dạng sinh học phải đối phó với sự cạnh tranh không công bằng, điều đó giải thích vì sao sự đa dạng sinh học ngày càng giảm.

Giải pháp cho vấn đề này là phải ban hành các giới hạn thương mại đối với những giống loài quí hiếm, phạt nặng những trường hợp vi phạm. Ví dụ: ngăn cấm đánh bắt cá bằng chất xyanua là cách bảo vệ san hô.

Nguồn: https://vietnambiz.vn/

(Tài liệu tham khảo: Kinh tế Tài nguyên và Môi trường, TS. Lê Ngọc Uyển - TS. Đoàn Thị Mỹ Hạnh - ThS. Hoàng Đinh Thảo Vy, Đại Học Mở TP. Hồ Chí Minh)

Ý nghĩa của việc bảo tồn đa dạng sinh học là gì?

Đa dạng sinh học đảm bảo năng suất bền vững của đất và cung cấp nguồn gen cho cây trồng, loài trên cạn không phải cây trồng, vật nuôi và các loài sinh vật biển làm thực phẩm. Đảm bảo được cung cấp đầy đủ các loại thực phẩm bổ dưỡng là yếu tố quyết định cơ bản của sức khỏe con người.

Khái niệm về đa dạng sinh học là gì?

Đa dạng sinh học là sự phong phú của nhiều nhiều dạng, loài và các biến dị di truyền của mọi sinh vật trong đời sống tự nhiên, sự đa dạng và phong phú này được chia làm nhiều cấp độ tổ chức sinh giới đặc biệt là với các dạng hệ sinh thái của môi trường trên trái đất.

Bảo vệ đa dạng sinh học là gì?

Bảo tồn đa dạng sinh học là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ...

Khu bảo tồn đa dạng sinh học là gì lớp 5?

Khu bảo tồn đa dạng sinh học là rừng nguyên sinh, ở đó là nơi sinh sống của loài động vật có vú, chim, bò sát và nhiều loại lưỡng cư, cá nước ngọt. Có thảm thực vật phong phú, hàng trăm loại thú rừng. Vì thế, gọi là đa dạng sinh học, nghĩa là nhiều loại động vật, thực vật sinh sôi nảy nở ở đó.