Bán pháo dưới 10kg bị phạt như thế nào năm 2024

Việc sản xuất, buôn bán pháo ở nước ta đã bị cấm từ lâu. Hiện nay nếu một người có hành vi buôn bán pháo nổ bị xử phạt như thế nào?

Câu hỏi: Tôi ở Hưng Yên, nhà tôi chạy tàu chở than ra Quảng Ninh, tiện đường nên bố tôi mua 1 ít pháo ( 12kg các loại) để về bán kiếm thêm ít lời. Nhưng lúc đang về bến thì bị công an kiểm tra và phát hiện số pháo đó. Hiện số pháo đã bị tịch thu và bố tôi cùng những người trên thuyền đang bị bắt giam. Tôi muốn hỏi việc buôn bán pháo nổ bị xử phạt như nào trong trường hợp của bố tôi?

Bán pháo dưới 10kg bị phạt như thế nào năm 2024

Luật sư tư vấn

Chào bạn, pháo nổ là loại hàng hóa đã bị nhà nước ta cấm buôn bán, sản xuất từ lâu. Hiện nay hành vi buôn bán, sản xuất pháo nổ là vi phạm pháp luật và tùy vào các trường hợp mà việc xử lý buôn bán pháo nổ bằng các chế tài khác nhau. Đối với hành vi buôn bán pháo nổ, theo quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 25/12/2008 thì: “Người nào có hành vi mua bán hoặc tàng trữ, vận chuyển trái phép pháo nổ với mục đích buôn bán ở trong nước thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội “buôn bán hàng cấm” quy định tại Điều 155 BLHS.” Việc truy cứu trách nhiệm hình sự với những người này chỉ đặt ra khi họ mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo nổ có số lượng từ 10 kg đến dưới 50 kg (được coi là số lượng lớn) hoặc dưới số lượng đó, nhưng đã bị xử phạt hành chính, hoặc gây hậu quả nghiêm trọng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 tương ứng của Điều 153, Điều 154 hoặc Điều 155 BLHS. Trường hợp của bố bạn thì số lượng pháo nổ lên tới 12 kg. Theo quy định thì với số lượng pháo như này thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 153 (phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm) hoặc khoản 1 Điều 155 (phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng hoặc phạt tù từ từ 6 tháng đến 5 năm). Một người cùng lúc phạm nhiều tội thì phải bị xét xử với mức hình phạt cao của khung hình phạt quy định cho mỗi tội. Công ty luật Thái An là một trong những công ty luật hàng đầu tư vấn về pháp lý, giải quyết tranh chấp dân sự, thương mại, hôn nhân gia đình…Hãy liên hệ với chúng tôi để được hưởng nhữn dịch vụ pháp lý tốt nhất.

Trong những năm gần đây, tình hình mua bán pháo nổ trái phép vào mỗi dịp cuối năm thường có xu hướng tăng cao và có diễn biến phức tạp. Pháp luật Việt Nam cũng có những quy định để hạn chế tình trạng tiêu cực này. Vậy dưới góc độ pháp lý, hành vi mua bán pháo nổ trái phép sẽ bị xử lý như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu rõ hơn qua bài viết để có cái nhìn khách quan hơn về pháp luật Việt Nam.

1. Mua bán pháo nổ là gì?

Căn cứ theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo quy định: Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian; Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ;

Đối với pháo nổ: Pháp luật quy định nghiêm cấm nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển và sử dụng dưới mọi trường hợp.

Vậy có thể hiểu mua bán pháo nổ là hành vi nhập pháo nổ về nhằm mục đích để bán thu lợi nhuận.

2. Mua bán pháo nổ có phải là hành vi trái pháp luật?

Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 137/2020/NĐ-CP về các hành vi bị nghiêm cấm, theo đó:

  • Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ; trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định này.
  • Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo hoa, thuốc pháo.

Bán pháo dưới 10kg bị phạt như thế nào năm 2024

Như vậy, qua phân tích trên có thể thấy được hành vi mua bán pháo nổ là hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật trừ trường hợp nằm trong điều kiện mà pháp luật cho phép.

Ví dụ về mua bán pháo nổ trái pháp luật

Thông tin từ Cơ quan công an tỉnh Lào Cai cho biết, khoảng 18h ngày 17/11, Phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh Lào Cai) đã phối hợp với Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) và Công an TP Lào Cai triệt phá thành công chuyên án 161P, bắt quả tang 6 đối tượng trên đang bốc dỡ 29 thùng giấy chứa gần 500kg pháo nổ. Nguyễn Đình Kiên (SN 1989), Hà Minh Hải (SN 1991), Lý Văn Ba (SN 2002), Hoàng Văn Cao (SN 1992), Lò Sành Dìn (SN 1998) cùng trú tại Lào Cai và Đặng Văn Nam (SN 1998, trú tại Điện Biên) khai nhận được 1 người đàn ông không rõ danh tính đặt hàng. Sau đó, Hà Minh Hải liên hệ với một số chủ hàng bên phía Trung Quốc đặt mua pháo nổ, thuê người vận chuyển về Lào Cai. Khoảng 18h ngày 17/11, các đối tượng liên hệ với khách hẹn vận chuyển số hàng trên ngay trong đêm tới điểm tập kết tại Hà Nội, thì bị phát hiện.

Bán pháo dưới 10kg bị phạt như thế nào năm 2024

Về quy định các yếu tố định lượng gồm: sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam; từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam và từ 120 kilôgam trở lên. Tương đương với đó là các mức xử lý tương đương, trong đó, mức xử lý cao nhất đối với hành vi mua bán pháo nổ này lên tới 15 năm tù giam.

3. Mua bán pháo nổ trái phép bị xử lý như thế nào?

Liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính, Theo quy định tại điểm c khoản 8 Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán pháo nổ từ 6 kilôgam trở lên.

Ngoài ra người vi phạm còn bị xử phạt bổ sung như

  • “Tịch thu phương tiện vận tải được sử dụng để vận chuyển hàng cấm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp hàng cấm có số lượng, khối lượng, trị giá hoặc số thu lợi bất chính được quy định tại khoản 6, 7 và 8 Điều này hoặc trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
  • Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản này;

và bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như:

  1. Buộc tiêu hủy tang vật là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
  1. Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này."

Bán pháo dưới 10kg bị phạt như thế nào năm 2024

Liên quan đến truy tố trách nhiệm hình sự, tại Điều 190 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bởi điểm a khoản 40 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) có quy định phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với hành vi sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam.

Như vậy, việc mua bán pháo nổ tùy vào tính chất mức độ mà sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

4. Giải đáp thắc mắc hay gặp về mua bán pháo nổ

- Cá nhân có được mua pháo hoa về để kinh doanh hay không?

Theo khoản 2 Điều 14 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định việc kinh doanh pháo hoa phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

"a) Chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường;

  1. Kho, phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh pháo hoa phải phù hợp, bảo đảm điều kiện về bảo quản, vận chuyển, phòng cháy và chữa cháy;
  1. Người quản lý, người phục vụ có liên quan đến kinh doanh pháo hoa phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn;
  1. Chỉ được kinh doanh pháo hoa bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định.

3. Việc xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, thuốc pháo hoa phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

  1. Tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được phép nghiên cứu, sản xuất pháo hoa, thuốc pháo hoa thì được xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, thuốc pháo hoa;
  1. Pháo hoa xuất khẩu, nhập khẩu phải bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; chủng loại, nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu, nước sản xuất, năm sản xuất, hạn sử dụng trên từng loại pháo hoa."

Theo như quy định trên thì chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường. Cá nhân không được phép kinh doanh pháo hoa.

- Mua bán 20kg pháo nổ trong dịp tết thì bị xử lý hình sự với tội danh gì?

Theo Điều 1 Mục III Thông tư liên tịch 06/2008/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC thì hành vi mua bán thuốc nổ bị truy cứu với các tội danh sau:

  • Người nào sản xuất hoặc chiếm đoạt pháo nổ; chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt thuốc pháo, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội “chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ” quy định tại Điều 232 Bộ luật Hình sự hiện hành;
  • Người nào mua bán trái phép qua biên giới pháo nổ, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội “buôn lậu” quy định tại Điều 153 Bộ luật Hình sự hiện hành;
  • Người nào vận chuyển trái phép qua biên giới pháo nổ, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội “vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới” quy định tại Điều 154 Bộ luật Hình sự hiện hành;
  • Người nào có hành vi mua bán hoặc tàng trữ, vận chuyển trái phép pháo nổ với mục đích buôn bán ở trong nước thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội “buôn bán hàng cấm” quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự hiện hành.

Như vậy, theo hướng dẫn tại Thông tư này thì hành vi mua bán 20kg pháo nổ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn bán hàng cấm.

- Ai được quyền sử dụng pháo hoa mà không phải chịu phạt vi phạm?

Căn cứ tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về việc sử dụng pháo hoa như sau:

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Như vậy, theo các điều khoản trên bạn có thể sử dụng pháo hoa mua tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Còn pháo hoa nổ phải được cấp phép mới được bắn. Người nào vi phạm về việc bắn pháo hoa nổ trái phép sẽ bị xử phạt hành chính.

- Lấy pháo nổ từ cửa khẩu về bán vào dịp tết có bị phạt hay đi tù không?

Căn cứ Điểm a Khoản 40 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tàng trữ pháo nổ để sử dụng và bán thì hành vi Sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Do đó tùy theo tính chất, mức độ vi phạm của hành vi mà người thực hiện hành vi mua bán pháo nổ có thể bị xử phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Trên đây là những quy định liên quan đến hoạt động mua bán pháo nổ trái phép. Quý bạn đọc nếu chưa nắm rõ các quy định cũng như cần tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan đến mua bán pháo nổ, có thể liên hệ cho đội ngũ của NP Law để được giải đáp bảo vệ quyền lợi của mình. Xin cảm ơn.