Xuất khẩu tại chỗ sử dụng hóa đơn nào

Hẳn không ít doanh nghiệp đã gặp trường hợp bán hàng hóa theo phương thức xuất khẩu tại chỗ khi hoạt động, kinh doanh. Ở bài viết này, Vinatax hướng dẫn bạn đọc xuất hóa đơn GTGT cho hàng hóa xuất khẩu tại chỗ nhé.

I. Quy định về hóa đơn và xuất hóa đơn GTGT cho hàng hóa xuất khẩu tại chỗ

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 01/09/2014 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 3 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014

“2. Các loại hóa đơn:

  • a) Hóa đơn giá trị gia tăng (mẫu số 3.1 Phụ lục 3 và mẫu số 5.1. Phụ lục 5 ban hàng kèm theo Thông tư này) là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:

– Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa;

– Hoạt động vận tải quốc tế;

– Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;

  • b) Hóa đơn bán hàng dùng cho các đối tượng sau đây

– Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu (mẫu số 3.2 Phụ lục 3 và mẫu số 5.2 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).

– Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan” (mẫu số 5.3 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này) …”

Căn cứ Khoản 2 Điều 17 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định về điều kiện khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ

“2. Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ theo quy định pháp luật:

  • a) Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hợp đồng gia công có chỉ định giao hàng tại Việt Nam;
  • b) Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu – nhập khẩu tại chỗ đã làm xong thủ tục hải quan;
  • c) Hóa đơn giá trị gia tănghoặc hóa đơn xuất khẩu ghi rõ tên người mua phía nước ngoài, tên doanh nghiệp nhận hàng và địa điểm giao hàng tại Việt Nam;…”
    Căn cứ khoản 1 Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ

“1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ gồm:

  • c) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện hiện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam…”

II. Hướng dẫn xuất hóa đơn GTGT cho hàng hóa xuất khẩu tại chỗ

Xuất khẩu tại chỗ sử dụng hóa đơn nào

  • Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp Công ty bán hàng hóa cho doanh nghiệp nước ngoài và được doanh nghiệp nước ngoài chỉ định giao hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam thì thuộc trường hợp hàng hóa xuất khẩu tại chỗ theo quy định tại khoản 1 Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính, Công ty phải sử dụng hóa đơn GTGT như đối với trường hợp hàng hóa tiêu thụ nội địa theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính.

Trên đây là hướng dẫn của Vintax về cách xuất hóa đơn GTGT đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu tại chỗ. Hy vọng bài viết cung cấp thêm thông tin bổ ích cho bạn đọc để thực hiện nhé.

Đối với trường hợp vẫn bắt buộc phải sử dụng hóa đơn GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu mà phát hiện hóa đơn GTGT có sai sót phải điều chỉnh hoặc thay thế hóa đơn cũ thì đề nghị không cần có văn bản thỏa thuận giữa hai bên (quy định tại Điểm b1, b2, Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP), do đơn vị nhập khẩu không nhận hóa đơn GTGT trong bộ chứng từ xuất khẩu.

Cục Thuế TP. Hà Nội trả lời vấn đề này như sau:

Tại Khoản 4, Điều 16 Thông tư số 219/2013/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 119/2014/TT-BTC) quy định:

"Điều 16. Điều kiện khấu trừ, hoàn thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu

Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (trừ các trường hợp hướng dẫn Điều 17 Thông tư này) để được khấu trừ thuế, hoàn thuế GTGT đầu vào phải có đủ điều kiện và các thủ tục nêu tại Khoản 2, Điều 9 và Khoản 1, Điều 15 Thông tư này, cụ thể như sau:

1. Hợp đồng bán hàng hóa, gia công hàng hóa (đối với trường hợp gia công hàng hóa), cung ứng dịch vụ cho tổ chức, cá nhân nước ngoài…

2. Tờ khai hải quan…

3. Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu phải thanh toán qua ngân hàng…

4. Hóa đơn thương mại. Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan".

Căn cứ quy định trên thì hàng hóa xuất khẩu sử dụng hóa đơn thương mại, không sử dụng hóa đơn GTGT.

Hóa đơn điện tử hiện nay do các doanh nghiệp đang áp dụng thực hiện theo quy định tại Nghị định số 51/2020/NĐ-CP, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 32/2011/TT-BTC, Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính bao gồm hóa đơn GTGT điện tử, hóa đơn bán hàng điện tử.

Trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót thì doanh nghiệp thực hiện điều chỉnh hóa đơn theo hướng dẫn tại Thông tư số 32/2011/TT-BTC, Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Trường hợp từ ngày ban hành Nghị định số 123/2020/NĐ-CP đến ngày 30/6/2022 mà cơ quan thuế thông báo doanh nghiệp chuyển đổi để sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 119/2018/NĐ-CP, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì doanh nghiệp chuyển đổi để áp dụng hóa đơn điện tử theo hướng dẫn của cơ quan thuế, khi đó đối với hàng hóa xuất khẩu doanh nghiệp lập hóa đơn GTGT điện tử để chuyển dữ liệu cho cơ quan thuế theo quy định; trường hợp hóa đơn GTGT điện tử đã lập cho hàng xuất khẩu có sai sót phải điều chỉnh thì việc điều chỉnh thực hiện theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP nêu trên.

Đề nghị doanh nghiệp liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để được hướng dẫn thực hiện theo quy định.