Vì sao kính cận là thấu kính phân kì

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Khoa Vật Lý 9
  • Giải Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 9
  • Giải Vở Bài Tập Vật Lí Lớp 9
  • Sách Giáo Viên Vật Lí Lớp 9
  • Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 9

Giải Bài Tập Vật Lí 9 – Bài 49: Mắt cận và mắt lão giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

Bài C1 [trang 131 SGK Vật Lý 9]: Hãy chọn những biểu hiện mà em cho là triệu chứng của tật cận thị.

– Khi đọc sách, phải đặt sách gần mắt hơn bình thường.

– Khi đọc sách, phải đặt sách xa mắt hơn bình thường.

– Ngồi dưới lớp, nhìn chữ viết trên bảng thấy mờ.

– Ngồi trong lớp, nhìn không rõ các vật ở ngoài sân trường.

Lời giải:

Những biểu hiện của tật cận thị:

– Khi đọc sách, phải đặt sách gần mắt hơn bình thường.

– Ngồi dưới lớp, nhìn chữ viết trên bảng thấy mờ.

– Ngồi trong lớp, nhìn không rõ các vật ở ngoài sân trường.

Bài C2 [trang 131 SGK Vật Lý 9]: Mắt cận không nhìn rõ các vật ở xa hay ở gần mắt? Điểm cực viễn Cv của mặt cận ở xa hay gần hơn mắt bình thường?

Lời giải:

Mắt cận không nhìn rõ những vật ở xa mắt. Điểm cực viễn Cv của mắt cận ở gần mắt hơn bình thường.

Bài C3 [trang 131 SGK Vật Lý 9]: Nếu có một kính cận, làm thế nào để biết đó là một thâu kính phân kì?

Lời giải:

Nếu kính đó cho ảnh ảo nhỏ hơn vật thì đó là thấu kính phân kì.

Bài C4 [trang 131 SGK Vật Lý 9]: Giải thích tác dụng của kính cận.

Lời giải:

Mắt cận là mắt nhìn gần tốt hơn mắt thường, nhưng nhìn xa kém hơn mắt thường. Vậy kính cận là dụng cụ để giúp mắt cận nhìn xa được như mắt thường.

+ Để sửa tật cận thị, cần phải đeo kính phân kỳ sao cho:

Vật AB cần quan sát ở rất xa [coi như vô cực, khoảng cách từ vật đến kính là d1 = ∞ ] qua kính sẽ tạo ảnh ảo A’B’ nằm tại điểm cực viễn của mắt người đó. Khi đó mắt sẽ nhìn thấy ảnh A’B này mà không cần điều tiết và qua thể thủy tinh của mắt cho ảnh A”B” trên màng lưới như hình vẽ:

Tức là: B’ ≡ CV [1]

Khi d1 = ∞ → d’ = f → B’ ≡ F [2]

Từ [1] và [2] → F ≡ CV

Vậy kính cận là kính phân kỳ. Muốn nhìn rõ các vật ở xa thì người cận phải đeo kính có tiêu cụ thỏa mãn điều kiện tiêu điểm F của kính trùng với điểm cực viễn của mắt: F ≡ CV

Bài C5 [trang 132 SGK Vật Lý 9]: Nếu có một kính lão, làm thế nào để biết đó là một thấu kính hội tụ?

Lời giải:

Nếu kính đó cho ảnh ảo lớn hơn vật thì đó là thấu kính hội tụ.

Bài C6 [trang 132 SGK Vật Lý 9]: Giải thích tác dụng của kính lão.

Lời giải:

Mắt lão là mắt nhìn xa tốt nhưng nhìn gần kém hơn mắt thường. Vậy kính lão là một thấu kính hội tụ có tác dụng để giúp mắt lão nhìn gần được như mắt thường.

+ Để sửa tật mắt lão, cần phải đeo kính hội tụ sao cho:

Vật AB cần quan sát gần qua kính sẽ tạo ảnh ảo A’B’ nằm trong khoảng thấy rõ CCCV của mắt người đó. Khi đó mắt sẽ nhìn ảnh A’B này qua thể thủy tinh của mắt cho ảnh A”B” trên màng lưới như hình vẽ:

Bài C7 [trang 132 SGK Vật Lý 9]: Hãy tìm cách kiểm tra xem kính của bạn em và kính của một người già là thấu kính hội tụ hay phân kì

Lời giải:

Đặt kính vào sát trang sách và kéo kính ra từ từ. Nếu nhìn thấy ảnh dòng chữ qua thấu kính nhỏ hơn dòng chữ thật trên trang sách thì đó là thấu kính phân kì, còn nếu ảnh dòng chữ qua thấu kính mà lớn hơn kích thước thật của dòng chứ thì đó là thấu kính hội tụ.

Bài C8 [trang 132 SGK Vật Lý 9]: Hãy tìm cách so sánh khoảng cực cận của mắt em với khoảng cực cận của mắt một bạn bị cận thị và khoảng cực cận của mắt một người già, rồi rút ra kết luận cần thiết.

Lời giải:

Cách so sánh:

Ta lấy cái bút nhỏ ra để so sánh. Khi không đeo kính, bạn bị cận phải để gần mắt hơn em [vì điểm cực viễn Cv gần mắt]; người già phải để xa mắt hơn em [vì điểm cực cận Cc xa mắt]. Muốn nhìn như mắt bình thường bạn bị cận phải đeo kính cận thị [TKPK] để đưa ảnh ảo của vật vào trong khoảng từ Cc đến Cv, còn người già phải đeo TKHT cũng để đưa ảnh ảo vào khoảng từ Cc đến Cv.

Như vậy: Khoảng cực cận của mắt một bạn bị cận thì nhỏ nhất, rồi đến khoảng cực cận của mắt em và lớn nhất là khoảng cực cận của mắt một người già. Tức là:

[OCc]mắt cận < [OCc]mắt thường < [OCc]mắt lão

Kết luận:

+ Mắt cận nhìn rõ những vật ở gần, nhưng không nhìn rõ những vật ở xa, mắt cận phải đeo kính phân kì để nhìn rõ các vật ở xa.

+ Mắt lão nhìn rõ các vật ở xa nhưng không nhìn rõ các vật ở gần, mắt lão phải đeo kính hội tụ để nhìn rõ các vật ở gần.

Bên cạnh thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì lớp 9 là một kiến thức vô cùng quan trọng. Để có thể phân biệt thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì chuẩn xác, mọi người cần phải biết rõ các kiến thức về loại thấu kính này. Định nghĩa kính phân kì là gì? Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì ra làm sao? Nếu bạn chưa biết, chắc chắn thông tin mà chúng tôi đưa đến rất quan trọng, bạn đừng nên bỏ lỡ nhé. Chúng tôi sẽ giải thích kỹ càng để bạn hiểu được thấu kính phân kì là loại thấu kính gì. Cùng bắt đầu ngay thôi.

Thấu kính phân kỳ là loại thấu kính có đặc điểm gì?

Thấu kính phân kì là loại thấu kính gì?

Nhiều người thắc mắc không biết thấu kính phân kì là loại thấu kính gì. Thấu kính phân kì còn có tên gọi khác là thấu kính rìa dày. Chúng là thấu kính mà chùm tia sáng song song, sau khi đi qua thấu kính này sẽ bị phân tán ra các hướng khác nhau. Điều này khác biệt so với thấu kính hội tụ. Bởi khi tia sáng song song đi qua thấu kính hội tụ, chúng sẽ được hội tụ lại.

Thấu kính phân kỳ thường có hình dạng lõm. Khi trong điều kiện chiết suất của vật liệu làm thấu kính lớn hơn so với chiết suất của môi trường xung quanh. Còn nếu như chiết suất thấu kính nhỏ hơn chiết suất môi trường, khi đó thấu kính lồi sẽ là thấu kính phân kì. Có thể lấy ví dụ về các bọt khí ở trong môi trường nước, hoặc trong lòng các chất trong như thủy tinh có sự khác biệt rõ rệt.

Ảnh của một vật qua kính phân kì ra sao?

Có thể thấy, thấu kính phân kì là loại thấu kính rất đặc biệt. Do đó ảnh và vật của chúng sẽ không giống với thấu kính thông thường. Nhắc đến ảnh tạo bởi thấu kính phân kì, có thể nhận định như sau. Chúng là ảnh thật nếu như chùm tia ló là chùm tia hội tụ. Còn nếu như chùm tia ló là chùm tia phân kì, thì ảnh cho được là ảnh ảo.

Thấu kính phân kì là loại thấu kính gì? Vật qua thấu kính phân kì như thế nào? 

Như bạn đã biết, vật sáng là một nguồn phát sáng. Chúng là điểm đồng quy của chùm tia tới thấu kính. Thế nên, khi chùm tia tới là chùm tia phân kì, vật đã cho là vật thật. Còn nếu như chùm tia tới là chùm tia hội tụ, thì vật đã cho là vật ảo. Nhiều người cho rằng thấu kính phân kì là loại thấu kính rất khó ghi nhớ. Nhưng nếu như bạn tinh ý quan sát và hệ thống rõ ràng, chắc chắn sẽ rất nhanh vào đầu.

Quang tâm, trục chính, tiêu điểm, tiêu cự, tiêu diện của thấu kính phân kì

Thấu kính phân kì là loại thấu kính có đầy đủ tính chất giống với thấu kính hội tụ. Do đó, bạn có thể dễ dàng phân biệt được từng tính chất để ghi nhớ có hệ thống hơn.

Các loại thấu kính thường gặp

  • Quang tâm được gọi là O. Đây là điểm chính giữa của thấu kính. Nhận thấy rằng, mọi tia sáng khi đi qua quang tâm O này đều có tính chất là truyền thẳng.
  • Trục chính là đường thẳng đi qua quang tâm O. Chúng có đặc điểm là vuông góc với mọi mặt của thấu kính.
  • Tiêu điểm được gọi là F và F’. Đây là điểm hội tụ của chùm sáng. Chúng đi qua thấu kính hoặc đi qua phần kéo dài của thấu kính.
  • Tiêu cự được gọi là f. Đây là khoảng cách tính từ quang tâm đến tiêu điểm của thấu kính.
  • Độ tụ là D. Công thức tính D=1/f. Đơn vị của D là điop, hay là dp. Một lưu ý mà các bạn học sinh cần ghi nhớ, đó là độ tụ và tiêu cự của thấu kính phân kì luôn luôn có giá trị âm.

Thấu kính phân kì là loại thấu kính gì? Hệ thống thấu kính của máy ảnh là gì?

Có thể nói, hệ thống thấu kính của máy ảnh là một ứng dụng quan trọng đối với thấu kính phân kì. Do đó, muốn hiểu thêm về thấu kính này, đây là một ví dụ chất lượng mà bạn không nên bỏ qua.

Ánh sáng khi đi vào ống kính

Nhắc đến hệ thống thấu kính, có thể biết rằng thấu kính phân kì là loại thấu kính rất hợp để làm nên bộ phận này của máy ảnh. Ống kính được coi là bộ phận cửa duy nhất, có thể cho phép ánh sáng được đi vào cảm biến máy ảnh. Thế nhưng, ánh sáng khi đi qua ống kính, chúng không còn đi theo hướng ban đầu. Hệ thống các thấu kính này đã hướng chúng theo phương thức định sẵn, có mục đích đưa tia sáng ở cảm biến máy ảnh lên tầm tốt nhất.

Chất liệu tạo nên các thấu kính thường là nhựa hoặc thủy tinh mỏng. Bởi thế, chúng thường đi theo thành số lượng lớn, phân thành nhiều loại nhóm khác nhau. Đi vào trong ống kính, ánh sáng sẽ được gặp hệ thống thấu kính. Từ đó, chúng được xếp lại gần nhau hơn. Qua nhiều quá trình phân tán và hội tụ, có thể thấy rằng các tia sáng đến cuối sẽ được tổng hợp lại, điều chỉnh tốt hơn để hiển thị được rõ nhất qua cảm biến máy ảnh.

Khi ống kính được thiết kế với một hoặc một vài ống kính hội tụ, tia đơn sắc ở trong quang phổ sẽ đi vào. Từ đó, chúng tạo ra các góc lệch khác nhau đối với trục chung của thấu kính. Các tia này không được hội tụ đồng thời ở trên bề mặt cảm biến. Bởi thế, ảnh khi thu được sẽ bị mất nét ở phần rìa dù cho phần trung tâm có độ nét cao. Thế nên nhìn chung, tổng thể ảnh sẽ bị mờ nhạt.

So sánh thấu kính hội tụ và phân kỳ

Thiết kế ống kính của máy ảnh

Do đó, để cải thiện chất lượng hình ảnh, các nhà sản xuất đã tìm nhiều cách khác nhau. Một trong những cách được đồng ý và sử dụng cho đến bây giờ, là ứng dụng thấu kính phân kì. Họ cho hay thấu kính phân kì là loại thấu kính tốt nhất để cải thiện hình ảnh. Các thấu kính phân kì đơn lẻ sẽ không tạo thành những hình ảnh tốt. Thế nhưng nếu cúng kết hợp với thấu kính hội tụ sẽ tạo ra được hệ thống điều chỉnh đúng hướng. Hệ thống này cho các tia đơn sắc, thế nên tia sáng đều được hội tụ ở trên bề mặt cảm biến.

Ngoài ra, hình ảnh qua cam sẽ không bị nhòe đi, bất cứ góc nào trên ảnh cũng sắc nét. Khác với những bức ảnh ngày xưa, khi mà bốn góc ảnh sẽ bị mờ và có phần tối màu hơn so với trung tâm. Thì hiện tại, ảnh đã được hạn chế sự mờ tối đến mức tối đa. Sự kết hợp này không chỉ tạo ra hình ảnh có chất lượng màu sắc tốt. Chúng còn mang đến một sự phân bố cực kỳ đồng đều. Tạo nên độ nét cao nhất và chất lượng nhất cho bề mặt của ảnh.

Tia đặc biệt khi đi qua thấu kính phân kì

Có 3 loại tia đặc biệt đi qua thấu kính phân kì này. Có thể thấy, thấu kính phân kì là loại thấu kính có những điểm tương đồng với thấu kính hội tụ. Tuy nhiên đặc điểm của từng tia không phải giống hoàn toàn, bạn cần phải chú ý nhé.

  • Tia tới khi đi song song với trục chính, sẽ cho tia ló đi qua tiêu điểm chính. Đây là tia số 1.
  • Tia tới khi đi qua quang tâm, sẽ cho tia ló truyền thẳng. Đây là tia số 2.
  • Tia tới khi đi qua tiêu điểm của thấu kính, sẽ cho tia ló đi song song với trục chính. Đây là tia số 3. 

Thấu kính phân kỳ được sử dụng trong máy ảnh

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi đem tới cho bạn đọc về thấu kính phân kì là loại thấu kính gì. Chúng tôi tin rằng những chia sẻ này hoàn toàn bổ ích và chất lượng. Nếu bạn thấy thích thú, đừng quên chia sẻ cho mọi người xung quanh nhé. Chắc chắn ai cũng nên biết kiến thức độc đáo này, không chỉ các em học sinh lớp 9. Đừng quên đọc những bài viết thú vị khác trên trang web của chúng tôi. Thông tin về bài viết thấu kính hội tụ luôn được bạn đọc đón nhận. Bài viết về nhận được lượng tương tác cao và thông tin hữu ích, bạn đừng bỏ qua nhé!

Giải pháp toàn diện giúp con đạt điểm 9-10 dễ dàng cùng Toppy

Với mục tiêu lấy học sinh làm trung tâm, Toppy chú trọng việc xây dựng cho học sinh một lộ trình học tập cá nhân, giúp học sinh nắm vững căn bản và tiếp cận kiến thức nâng cao nhờ hệ thống nhắc học, thư viện bài tập và đề thi chuẩn khung năng lực từ 9 lên 10.

Kho học liệu khổng lồ

Kho video bài giảng, nội dung minh hoạ sinh động, dễ hiểu, gắn kết học sinh vào hoạt động tự học. Thư viên bài tập, đề thi phong phú, bài tập tự luyện phân cấp nhiều trình độ.Tự luyện – tự chữa bài giúp tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian học. Kết hợp phòng thi ảo [Mock Test] có giám thị thật để chuẩn bị sẵn sàng và tháo gỡ nỗi lo về bài thi IELTS.

Học online cùng Toppy

Nền tảng học tập thông minh, không giới hạn, cam kết hiệu quả

Chỉ cần điện thoại hoặc máy tính/laptop là bạn có thể học bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu. 100% học viên trải nghiệm tự học cùng TOPPY đều đạt kết quả như mong muốn. Các kỹ năng cần tập trung đều được cải thiện đạt hiệu quả cao. Học lại miễn phí tới khi đạt!

Tự động thiết lập lộ trình học tập tối ưu nhất

Lộ trình học tập cá nhân hóa cho mỗi học viên dựa trên bài kiểm tra đầu vào, hành vi học tập, kết quả luyện tập [tốc độ, điểm số] trên từng đơn vị kiến thức; từ đó tập trung vào các kỹ năng còn yếu và những phần kiến thức học viên chưa nắm vững.

Trợ lý ảo và Cố vấn học tập Online đồng hành hỗ trợ xuyên suốt quá trình học tập

Kết hợp với ứng dụng AI nhắc học, đánh giá học tập thông minh, chi tiết và đội ngũ hỗ trợ thắc mắc 24/7, giúp kèm cặp và động viên học sinh trong suốt quá trình học, tạo sự yên tâm giao phó cho phụ huynh.

Video liên quan

Chủ Đề