Nổi mẩn là gì

Nổi mẩn ngứa thành từng mảng, thậm chí nổi mẩn ngứa khắp người không chỉ gây mất thẩm mỹ, còn khiến người bệnh khó chịu. Và nếu tình trạng mẩn ngứa thường xuyên xuất hiện thì bạn không nên chủ quan, bởi đây có thể là biểu hiện của những “bất ổn” về sức khỏe bên trong cần thăm khám sớm.


Nổi mẩn ngứa là tình trạng trên da xuất hiện những nốt mẩn đỏ ngứa ngáy khó chịu, có thể nổi mẩn ngứa thành từng mảng hoặc nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt... đi kèm viêm da. Tùy thuộc vào tình trạng mỗi cơ địa mà thời gian ngứa sẽ khác nhau và cơn ngứa có thể lặp lại nhiều lần.[1]

Những vùng da hở như mặt, tay, chân, cổ là những vị trí dễ nổi mẩn ngứa nhất, trường hợp nặng có thể nổi mẩn ngứa khắp người.

Theo phản xạ tự nhiên của cơ thể, khi bị mẩn ngứa, người bệnh thường đưa tay lên gãi nhưng hành động này càng khiến tình trạng ngứa nặng thêm, da bị tổn thương dễ dẫn tới nhiễm trùng hoặc hình thành sẹo thâm trên da gây mất thẩm mỹ.

Nổi mẩn khiến người bệnh ngứa ngáy khó chịu

Nguyên nhân ngứa da nổi mẩn đỏ có thể đến từ các vấn đề bên ngoài như dị ứng, bệnh lý về da như:

Với những người có cơ địa nhạy cảm, khi cơ thể tiếp xúc với những tác nhân bên ngoài như: mỹ phẩm, nguồn nước ô nhiễm, thời tiết thay đổi đột ngột, lông động vật... cơ thể sẽ phản ứng lại các tác nhân không tương thích với da, dẫn đến tình trạng: nổi mẩn ngứa thành từng mảng hoặc sưng, viêm. Bệnh có thể chuyển từ cấp tính sang mãn tính, tái phát nhiều lần, khó điều trị dứt điểm gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Thời tiết nắng nóng, da tiết nhiều mồ hôi, các nang lông tắc nghẽn cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nổi mẩn ngứa.[5]

Nổi mề đay là bệnh lý liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể. Mề đay là hệ quả của việc hệ miễn dịch bị kích thích quá mức bởi các tác nhân gây dị ứng bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, gây nên hiện tượng phù mao mạch tại chỗ, da nổi mẩn thành từng mảng kèm theo ngứa ngáy khó chịu. Tình trạng nổi mề đay có thể xuất hiện tại một vùng da nhất định hoặc cùng lúc nhiều vùng da khác nhau.[3]

Nổi mề đay - một trong những nguyên nhân nổi mẩn đỏ, ngứa da

Chàm tổ đỉa hay còn gọi là tổ đỉa, bệnh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng với nhiều giai đoạn khác nhau, như: cấp – mãn tính hoặc tái phát. Khi bị tổ đỉa, người bệnh sẽ nhận thấy ở các ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay và bàn chân xuất hiện các nốt mụn nước nhỏ chứa dịch, gây ngứa và có thể làm dày da, nứt da gây đau rát thậm chí kèm nóng sốt.[4]

Đây là một trong những bệnh lý về da thường gặp, nguyên nhân chủ yếu do di truyền hoặc yếu tố môi trường. Bệnh viêm da cấp tính thường xuất hiện các đám phát ban đỏ hình tròn, trên bề mặt nổi nhiều mụn nước và vảy tiết, gây ngứa ngáy khó chịu. Với người bệnh mạn tính, sắc tố da vùng bệnh thay đổi, dày sừng bong tróc và vẫn khá ngứa.

Viêm da cơ địa gây ngứa da nghiêm trọng

Tình trạng nổi mẩn, ngứa da ngoài dị ứng, mắc các bệnh lý về da, đây còn là dấu hiệu cho thấy vấn đề gan không thể xem thường. 

Tình trạng mẩn ngứa do gan thường xuất hiện đột ngột, nhiều nhất khi đi ngoài gió, ngấm nước mưa, nhiệt độ môi trường thay đổi.... Mẩn ngứa do gan đặc trưng bởi các triệu chứng: Nổi mề đay, sẩn cục. Nổi mẩn đỏ, mảng rộng tại các vùng ngứa. Ngứa râm ran hoặc ngứa nhiều, đôi khi các vùng ngứa có thể lan rộng ra khắp mặt, chân, tay, lưng... 

Nếu bạn đã được khám và chẩn đoán mẩn đỏ có liên quan đến bệnh gan, mời bạn theo dõi tiếp thông tin nổi mẩn ngứa do gan dưới đây,.

Việc bị mẩn ngứa là một trong những triệu chứng phổ biến của khá nhiều loại bệnh về da. Tuy nhiên, nếu mẩn ngứa kéo dài, thường xuyên kèm theo các triệu chứng như rối loạn tiêu hóa, chán ăn, mệt mỏi, sốt, vàng mắt, vàng da, đau tức hạ sườn phải… bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa xét nghiệm đánh giá chức năng gan, kiểm tra có nhiễm viêm gan siêu vi B, C hay không. Đồng thời, siêu âm gan, phân tích cấu trúc của gan và các bộ phận xung quanh, tìm dấu hiệu xơ gan hoặc biểu hiện bất thường khác. 

 Gan như “nhà máy vạn năng” của cơ thể, có nhiệm vụ chống độc, hỗ trợ tiêu hóa, chuyển hóa chất dinh dưỡng, dự trữ máu và dưỡng chất, điều hòa miễn dịch bảo vệ cơ thể… Khi gan bị suy yếu dẫn đến khả năng giải độc trong cơ thể kém khiến các độc tố bị tích tụ trong cơ thể. Khi độc chất tích tụ lâu ngày sẽ phát tán qua da và gây nên các triệu chứng như nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt,…về lâu ngày nếu bệnh gan không được quan tâm chữa trị, cải thiện chức năng gan sẽ dẫn đến mắc các bệnh lý nguy hiểm như viêm gan, xơ gan, ung thư gan. 

Ngứa da, kèm rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi cần thăm khám kiểm tra chức năng gan sớm

Nổi mẩn ngứa không chỉ gây cảm giác khó chịu, việc gãi nhiều khi ngứa còn gây tổn thương cho da, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hằng ngày. Điều trị mẩn ngứa cần dựa vào nguyên nhân cụ thể  mà có chỉ định khác nhau. Vì vậy, người bệnh cần đến khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác, tư vấn điều trị phù hợp.[2]

Bên cạnh tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, bổ sung nhiều chất xơ, rau củ quả và hạn chế các thực phẩm chiên rán, giàu chất béo hay các thực phẩm đóng gói sẵn nhiều chất bảo quản. Không lạm dụng các loại đồ uống chứa cồn như rượu bia, thuốc lá. Duy trì chế độ sinh hoạt khoa học, nghỉ ngơi hợp lý. Chủ động chống độc, bảo vệ gan trước các tác nhân gây hại, phòng và cải thiện các bệnh về gan.

Ứng dụng thành tựu ngành sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã phát minh công thức đột phá chứa tinh chất Wasabia và S. Marianum thiên nhiên có khả năng kiểm soát hoạt động tế bào Kupffer [một đại thực bào nằm ở xoang gan - hoạt động quá mức là tác nhân chính dẫn đến nhiều bệnh lý gan nguy hiểm], từ đó mang đến hiệu quả kép giúp chủ động chống độc, kháng khuẩn từ bên ngoài bảo vệ gan từ bên trong. Hỗ trợ phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện các tình trạng bệnh lý ở gan như viêm gan, xơ gan…

Ngoài ra, bộ đôi tinh chất Wasabia và S. Marianum còn giúp giảm mẩn ngứa, mụn nhọt, duy trì làn da khỏe nhờ tăng cường hoạt động tế bào gan, tăng khả năng chống độc trước các tác nhân gây hại. 

Xem thêm

Viêm gan do rượu điều trị thế nào?

Rượu bia là căn nguyên của nhiều loại bệnh tật trong cơ thể, điển hình là các bệnh về gan như gan nhiễm mỡ hay viêm gan. Bài viết này sẽ đi sâu phân tích cơ chế gây viêm gan của rượu bia và...

Chi tiết

Vàng da vàng mắt là bệnh gì?

Một ngày bạn giật mình phát hiện một số vùng da trên cơ thể bị vàng khác thường, tuy nhiên, tình trạng “da đổi màu” là một quá trình “tích tụ” lâu ngày, liên quan đến nhiều bệnh lý nguy...

Chi tiết

Đừng phớt lờ triệu chứng men gan cao

Men gan tăng cao có thể cho thấy tình trạng viêm hoặc tổn thương tế bào gan, về lâu dài có thể gây ra các bệnh lý nguy hiểm ở gan. Điều đáng nói là triệu chứng men gan cao không dễ phát hiện,...

Chi tiết



This post is also available in: English [English]

Nổi ban đỏ ngứa hay phát ban, là hiện tượng xuất hiện những mảng hoặc chấm đỏ trên da trong khi bị viêm da do dị ứng hoặc các bệnh nhiễm trùng. Nổi ban đỏ thường cấp tính và biến mất sau khoảng một tuần. Các triệu chứng thường kèm với nổi ban là ngứa ngáy và nổi bóng nước.

Nổi ban là một tình trạng thường gặp

Nổi ban đỏ ngứa là gì?

Nổi ban đỏ ngứa là tình trạng xuất hiện những đốm đỏ bất thường và có hiện tượng viêm da do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có nhiều loại phát ban khác nhau bao gồm:

  • Chàm
  • Thủy đậu
  • Ban dạng herpes
  • Ban đỏ
  • Ban đào
  • Hăm da
  • Ban bệnh lyme
  • Ban dị ứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của nổi ban đỏ ngứa là gì?

Nổi ban đỏ ngứa thường có các dấu hiệu sau:

  • Ngứa
  • Những mảng da dày, tăng sừng hoặc tróc vảy khô
  • Hồng ban bóng nước
  • Viêm da do nhiễm trùng

Có thể có những triệu chứng không đề cập ở trên. Nếu bạn có bất kỳ lo ngại nào, hãy thảo luận thêm với bác sĩ.

Khi nào bạn cần đi khám bác sĩ?

Bạn nên khám bác sĩ nếu có các triệu chứng nổi ban đỏ ngứa sau đây:

  • Phát ban nhiều hơn
  • Có các triệu chứng khác kèm theo như: bóng nước xuất huyết, sưng đỏ, bong da, sốt, ngứa, đau khớp
  • Ban da bị đau
  • Bóng nước lớn, lan rộng trên ban da.
  • Phát ban làm hạn chế các sinh hoạt hàng ngày hoặc ngủ.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng da nổi ban đỏ ngứa nào kể trên hoặc có bất kỳ thắc mắc nào, hãy đi gặp bác sĩ. Mỗi người sẽ có biểu hiện riêng. Tốt nhất là bạn nên thảo luận với bác sĩ những gì tốt nhất trong tình huống của mình.

Nổi ban gây ngứa ngáy, khó chịu

Nguyên nhân gây nổi ban đỏ ngứa là gì?

Những tác nhân gây ngứa nổi ban đỏ ngứa có thể kể đến gồm:

  • Dị ứng
  • Côn trùng cắn
  • Ngộ độc
  • Căng thẳng [stress]
  • Phản ứng với hóa chất
  • Nhiễm nấm
  • Nhiễm bệnh như thủy đậu, sởi
  • Tác dụng phụ của thuốc

Những ai dễ bị nổi ban đỏ ngứa?

Tình trạng bệnh này rất thường gặp. Phụ nữ thường có da dễ bị mẫn cảm hơn. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bệnh có thể phòng ngừa bằng cách giảm thiểu yếu tố nguy cơ. Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ nổi ban?

Nếu bạn có tiền sử dị ứng hoặc hen suyễn sẽ làm tăng nguy cơ phát ban da. Ở bên ngoài nhiều cũng có nguy cơ nổi ban do tiếp xúc với hóa chất bên ngoài hoặc cây cối, côn trùng.

Điều trị da nổi ban đỏ ngứa hiệu quả

Những thông tin cung cấp không thay thế được những lời khuyên bác sĩ. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để có thêm thông tin.

Chẩn đoán da nổi ban đỏ bằng kỹ thuật y tế

Ban da có thể chẩn đoán dễ dàng dựa vào hình thái lớp da bên ngoài. Bác sĩ da liễu sẽ xác định loại ban dựa trên hình dạng, mật độ, màu sắc, kích cỡ, cảm giác đau và phân bố của ban trên cơ thể.

Phương pháp điều trị tình trạng nổi ban đỏ ngứa

Phần lớn phát ban ngứa không nghiêm trọng và có thể tự hết. Bác sĩ sẽ tập trung điều trị triệu chứng nếu là phát ban thông thường. Các phương tiện chuyên sâu hơn thường được dùng điều trị những tình trạng ban tiến triển nhanh hoặc nặng.

Người bệnh có thể dùng những thuốc không kê toa như acetaminophen, ibuprofen. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc. Tăng liều thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ. Những thuốc này không nên dùng trên người bị bệnh dạ dày hoặc bệnh gan.

Cách chữa trị tình trạng nổi ban

Chế độ sinh hoạt phù hợp cho người bị nổi ban đỏ ngứa

Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của ban đỏ ngứa ở trẻ nhỏ

Một số lối sống và thói quen sinh hoạt sau đây có thể giúp bạn giảm nguy cơ tiến triển của ban đỏ trên da:

  • Tránh các yếu tố dị ứng
  • Chườm lạnh
  • Tắm bột yến mạch với nước ấm
  • Thoa kem chống ngứa như calamine hay hydrocortisone
  • Mặc quần áo thoải mái.

Nổi ban đỏ ngứa trên da là bệnh rất thường gặp, đặc biệt là khi bị dị ứng. Bệnh có thể tự hết sau một vài ngày đến một tuần khi ngừng tiếp xúc với dị ứng nguyên. Ngoài ra, một số bệnh nhiễm virus như sởi, rubella, trái rạ cũng có thể gây nổi ban đỏ ngứa toàn thân. Khi có vấn đề về da, bạn nên đi khám bác sĩ da liễu để có chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Pacific Cross Việt Nam cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp với từng yêu cầu và ngân sách của khách hàng.

Cho dù là chương trình bảo hiểm cho cá nhân bạn, cho gia đình bạn hoặc doanh nghiệp của bạn, chúng tôi ở đây để đảm bảo rằng bạn nhận được sản phẩm bảo hiểm tốt nhất.

Nếu bạn chưa chắc chắn về chương trình bảo hiểm nào phù hợp với nhu cầu của mình, hãy sử dụng Chương trình Lựa Chọn Bảo Hiểm của chúng tôi hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí qua email: .

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Ngón tay cò súng [ngón tay bật] là bệnh gì?
  • Nổi mề đay là bệnh gì?

Nguồn tham khảo:

Rash:

//www.healthline.com/health/rashes#overview

7 signs your mystery rash is something more serious:

//www.today.com/health/7-rashes-you-shouldnt-ignore-warning-signs-your-skin-t39581

Video liên quan

Chủ Đề