Vì sao công ty hợp danh không được phát hành trái phiếu

Điều 176. Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh

1. Thành viên hợp danh có các quyền sau đây:

a] Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết về các vấn đề của công ty; mỗi thành viên hợp danh có một phiếu biểu quyết hoặc có số phiếu biểu quyết khác quy định tại Điều lệ công ty;

b] Nhân danh công ty tiến hành hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; đàm phán và ký kết hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao ước với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho công ty;

c] Sử dụng con dấu, tài sản của công ty để hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; trường hợp ứng trước tiền của mình để thực hiện công việc kinh doanh của công ty thì có quyền yêu cầu công ty hoàn trả lại cả số tiền gốc và lãi theo lãi suất thị trường trên số tiền gốc đã ứng trước;

d] Yêu cầu công ty bù đắp thiệt hại từ hoạt động kinh doanh trong thẩm quyền nếu thiệt hại đó xảy ra không phải do sai sót cá nhân của chính thành viên đó;

đ] Yêu cầu công ty, thành viên hợp danh khác cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của công ty; kiểm tra tài sản, sổ kế toán và các tài liệu khác của công ty khi xét thấy cần thiết;

e] Được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ vốn góp hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty;

g] Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được chia một phần giá trị tài sản còn lại tương ứng theo tỷ lệ phần vốn góp vào công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác;

h] Trường hợp thành viên hợp danh chết thì người thừa kế của thành viên được hưởng phần giá trị tài sản tại công ty sau khi đã trừ đi phần nợ thuộc trách nhiệm của thành viên đó. Người thừa kế có thể trở thành thành viên hợp danh nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận;

i] Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

2. Thành viên hợp danh có các nghĩa vụ sau đây:

a] Tiến hành quản lý và thực hiện công việc kinh doanh một cách trung thực, cẩn trọng và tốt nhất bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa cho công ty;

b] Tiến hành quản lý và hoạt động kinh doanh của công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết của Hội đồng thành viên; nếu làm trái quy định tại điểm này, gây thiệt hại cho công ty thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại;

c] Không được sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

d] Hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản đã nhận và bồi thường thiệt hại gây ra đối với công ty trong trường hợp nhân danh công ty, nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác để nhận tiền hoặc tài sản khác từ hoạt động kinh doanh của công ty mà không đem nộp cho công ty;

đ] Liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty;

e] Chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp vào công ty hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty trong trường hợp công ty kinh doanh bị lỗ;

g] Định kỳ hằng tháng báo cáo trung thực, chính xác bằng văn bản tình hình và kết quả kinh doanh của mình với công ty; cung cấp thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của mình cho thành viên có yêu cầu;

h] Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

Điều 181. Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh

1. Thành viên hợp danh có quyền sau đây:

a] Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết về các vấn đề của công ty; mỗi thành viên hợp danh có một phiếu biểu quyết hoặc có số phiếu biểu quyết khác quy định tại Điều lệ công ty;

b] Nhân danh công ty kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; đàm phán và ký kết hợp đồng, giao dịch hoặc giao ước với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho công ty;

c] Sử dụng tài sản của công ty để kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; trường hợp ứng trước tiền của mình để kinh doanh cho công ty thì có quyền yêu cầu công ty hoàn trả lại cả số tiền gốc và lãi theo lãi suất thị trường trên số tiền gốc đã ứng trước;

d] Yêu cầu công ty bù đắp thiệt hại từ hoạt động kinh doanh trong phạm vi nhiệm vụ được phân công nếu thiệt hại đó xảy ra không phải do sai sót cá nhân của thành viên đó;

đ] Yêu cầu công ty, thành viên hợp danh khác cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của công ty; kiểm tra tài sản, sổ kế toán và tài liệu khác của công ty khi thấy cần thiết;

e] Được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty;

g] Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được chia giá trị tài sản còn lại tương ứng theo tỷ lệ phần vốn góp vào công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác;

h] Trường hợp thành viên hợp danh chết thì người thừa kế của thành viên được hưởng phần giá trị tài sản tại công ty sau khi đã trừ đi phần nợ và nghĩa vụ tài sản khác thuộc trách nhiệm của thành viên đó. Người thừa kế có thể trở thành thành viên hợp danh nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận;

i] Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

2. Thành viên hợp danh có nghĩa vụ sau đây:

a] Tiến hành quản lý và thực hiện hoạt động kinh doanh một cách trung thực, cẩn trọng và tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa cho công ty;

b] Tiến hành quản lý và thực hiện hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên; nếu làm trái quy định tại điểm này, gây thiệt hại cho công ty thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại;

c] Không được sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

d] Hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản đã nhận và bồi thường thiệt hại gây ra đối với công ty trong trường hợp nhân danh công ty, nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác để nhận tiền hoặc tài sản khác từ hoạt động kinh doanh của công ty mà không đem nộp cho công ty;

đ] Liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty;

e] Chịu khoản lỗ tương ứng với phần vốn góp vào công ty hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty trong trường hợp công ty kinh doanh bị lỗ;

g] Định kỳ hằng tháng báo cáo trung thực, chính xác bằng văn bản tình hình và kết quả kinh doanh của mình với công ty; cung cấp thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của mình cho thành viên có yêu cầu;

h] Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

Với mỗi loại hình doanh nghiệp khi lựa chọn để kinh doanh sẽ có những ưu điểm, những hạn chế và đặc trưng riêng. Đối với mô hình là doanh nghiệp tư nhân, các thương nhân thường gặp phải vấn đề phát triển nguồn vốn của mình, đó là việc không được phát hành chứng khoán để huy động vốn. Vậy tại sao doanh nghiệp tư nhân lại không được phát hành chứng khoán theo quy định pháp luật?

Tại sao doanh nghiệp tư nhân không được phát hành chứng khoán?

>>Xem thêm: TP HCM: Công ty Hải Nhân “vượt rào” gọi vốn từ 13 năm trước, khách hàng lao đao

Quy định pháp luật về doanh nghiệp tư nhân

Theo quy định tại Điều 183 Luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tư nhân sẽ không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào; mỗi cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân và chủ doanh nghiệp không đồng thời là chủ hộ kinh doanh hay thành viên công ty hợp danh; không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.

Từ quy định trên ta có thể nhìn thấy được các đặc trưng của loại hình doanh nghiệp tư nhân như sau:

  • Ưu điểm: Do là chủ sở hữu duy nhất nên doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động về nguồn vốn và quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Nhược điểm: Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh nghiệp tư nhân cao, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp.

Quy định pháp luật về phát hành chứng khoán

Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành [khoản 1 điều 6 Luật Chứng khoán 2010].

Doanh nghiệp khi muốn phát hành chứng khoán phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về mức tỉ lệ vốn góp, hoạt động có lãi không có lỗ lũy kế, có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán,… tại điều 12 Luật Chứng khoán 2010.

Tại sao doanh nghiệp tư nhân không được phát hành chứng khoán?

Từ các phân tích trên ta có thể lý giải được việc doanh nghiệp tư nhân không được phát hành chứng khoán bởi các nguyên do sau:

Nguyên nhân doanh nghiệp tư nhân không được phát hành chứng khoán

Thứ nhất, doanh nghiệp tư nhân là loại hình kinh doanh thường có sự hạn chế về vốn điều lệ, quy mô hoạt động và số lượng thành viên. Bởi doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Nghĩa là giữa tài sản của chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp không có sự phân định rõ ràng cho nên nếu doanh nghiệp tư nhân phát hành chứng khoán thì không phân định được tỉ lệ gánh chịu rủi ro giữa chủ doanh nghiệp và những nhà đầu tư chứng khoán.

Thứ hai, do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh nghiệp tư nhân cao, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp.

Thứ ba, tại khoản 1 điều 6 Luật Chứng khoán 2010 thì chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Theo điều này thì việc doanh nghiệp nghiệp tư nhân phát hành chứng khoán sẽ trái với quy định pháp luật về việc doanh nghiệp tư nhân do cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp tại khoản 1 điều 183 Luật Doanh nghiệp 2014.

Như vậy, doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Tuy nhiên, chủ doanh nghiệp vẫn có thể mở rộng phạm vi kinh doanh bằng cách nhân danh cá nhân hoặc doanh nghiệp tư nhân để kêu gọi vốn từ các tổ chức, cá nhân khác đầu tư vào doanh nghiệp,… với điều kiện phải thay đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.

Trên đây là những giải đáp của chúng tôi về vấn đề “Phát hành chứng khoán của doanh nghiệp tư nhân“. Mọi thắc mắc quý khách hàng vui lòng liên hệ Luật sư Phan Mạnh Thăng qua hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: .

#Lsvomongthu – Thạc sĩ luật sư đang cộng tác tại Chuyên Tư Vấn Luật, có 10 năm kinh nghiêm tư vấn pháp luật lao động; trực tiếp tham gia xây dựng nội quy, biểu mẫu hành chính nhân sự đúng luật, kinh nghiệm trong tư vấn thành lập doanh nghiệp; tố tụng trong giải quyết tranh chấp đất đai, tranh chấp lao động.

Video liên quan

Chủ Đề