Văn hóa Hàn Quốc đã và đang ảnh hưởng tới lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay như thế nào

Làn sóng Hallyu và sự ảnh hưởng của nó tại Việt Nam

Ngoài việc gắn liền với sự phát triển của ngành công nghiệp giải trí và đem lại nguồn doanh thu khổng lồ cho Hàn Quốc, làn sóng văn hóa Hallyu cũng đang ngày càng nổi tiếng và gây tác động rất lớn đến nhiều nền văn hóa quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Vậy làn sóng Hallyu thực chất là gì và tại sao nó lại có ảnh hưởng lớn đến giới trẻ Việt như vậy. Hãy cùng Phuong Nam Education tìm kiếm câu trả lời thông qua bài viết này nhé!


Làn sóng Hallyu là gì?

Làn sóng Hallyu là gì?

Thuật ngữ Hallyu trong tiếng Hàn có nghĩa là “làn sóng Hàn Quốc”, được ghép từ Hal “한국” có nghĩa là Hàn Quốc và llyu “류” có nghĩa là sóng. Hallyu ý chỉ sự xâm nhập của văn hóa Hàn Quốc vào nước ngoài thông qua các hoạt động văn hóa đại chúng như âm nhạc, phim ảnh, sách truyện và chương trình thực tế… Ngày nay, làn sóng Hallyu đã lan rộng và ảnh hưởng đến hầu hết các quốc gia trong khu vực châu Á cùng nhiều quốc gia trên thế giới.

Hallyu phát triển mạnh từ khoảng cuối thế kỷ 20, khi xuất hiện một lượng lớn người hâm mộ yêu mến và theo dõi văn hóa Hàn Quốc thường xuyên, đặc biệt là ở đối tượng thanh thiếu niên. Chúng ta không thể phủ nhận rằng văn hóa này đã, đang có những ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong cách lối sống và định hướng các xu hướng thẩm mỹ, thời trang trên thế giới gần đây. 

Sự phát triển của làn sóng Hallyu tại Việt Nam

Sự xuất hiện làn sóng Hallyu tại Việt Nam

Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên nhanh chóng bắt nhịp và hòa mình với Hallyu. Nhờ sự gần gũi về mặt địa lý và văn hóa, tương đồng trong nhiều quan niệm sống như chú trọng tình cảm gia đình, đề cao thứ bậc trong xã hội và luôn giữ gìn những nét đẹp truyền thống. Làn sóng Hallyu tại Việt Nam dễ dàng được đón nhận và thu hút nhiều sự quan tâm thông qua những bộ phim truyền hình và âm nhạc Kpop. 

Phim truyền hình

Để nói đến sự xuất hiện của Hallyu ta phải kể đến những bộ phim truyền hình Hàn Quốc. Bản tình ca mùa đông [2002], Vườn Sao Băng [2009]... đều là những bộ phim gây được tiếng vang lớn ở các nước châu Á như Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Hongkong, Việt Nam. Đặc biệt, bộ phim cổ trang làm mưa làm gió một thời “Nàng Dae Jang Geum” từng được bán sang 91 quốc gia. Góp phần mở rộng làn sóng Hallyu tại Việt Nam và các nước khác sang đa dạng các lĩnh vực như ẩm thực, thời trang, y học… Sau bộ phim, hiệu quả thu về trên nhiều phương diện được ước tính lên đến 111,9 tỷ won. 

Làn sóng Hallyu qua phim truyền hình

Phim truyền hình Hàn Quốc đã rất thành công trong việc truyền tải nét đẹp văn hóa của mình đến với bạn bè thế giới. Thể hiện một đất nước sống động từ âm thanh cho đến hình ảnh và khéo léo lồng ghép những câu chuyện để lại dấu ấn trong lòng khán giả. Ngày nay, điện ảnh Hàn vẫn luôn giữ được vị thế trên thị trường, “xứ sở kim chi” liên tục cho ra mắt những bộ phim hấp dẫn. Sự thành công của “Vì sao đưa anh tới”, “Hậu duệ mặt trời”, “Goblin”,.. đều là minh chứng cho sự yêu mến văn hóa Hallyu của fan hâm mộ trên toàn thế giới. 

Âm nhạc Hàn Quốc

Tiếp đến sự phổ biến của phim truyền hình chính là âm nhạc KPop. Bắt đầu từ khoảng những năm 2008, giới trẻ Việt Nam dần biết đến và thần tượng những Idol đời đầu như Big Bang, Super Junior, SNSD, T-Ara. Nhưng mãi cho đến gần đây, văn hóa âm nhạc Hàn Quốc mới thật sự bùng nổ và lan rộng ra khắp thế giới. Những nhóm nhạc thần tượng nổi tiếng như BTS, BlackPink, EXO, Twice… đã đưa ngành công nghiệp giải trí tại Hàn tiến xa hơn trên các đấu trường quốc tế. 

Độ phủ sóng và sự yêu thích của khán giả đối với văn hóa Hàn Quốc ngày càng rầm rộ cũng là do ảnh hưởng từ các ngôi sao Hallyu. Thần tượng Hàn Quốc luôn gây ấn tượng với công chúng nhờ vẻ ngoài xinh đẹp, khả năng nhảy và hát tốt, thông thạo ngoại ngữ và nhiều tài lẻ thú vị. Đằng sau những hình ảnh hoàn hảo này là sự đầu tư của các công ty giải trí hàng đầu như SM Entertainment, YG Entertainment, JYP Entertainment… với những kế hoạch giải trí và chiến lược Marketing bài bản. 


Làn sóng Hallyu qua âm nhạc

Ảnh hưởng của làn sóng văn hóa Hàn Quốc đến giới trẻ

Phong cách làm đẹp

Làn sóng văn hóa Hàn Quốc đã có những tác động đáng kể đến ngành công nghiệp thời trang trên toàn thế giới. Những thương hiệu thời trang nổi tiếng như Chanel, GUCCI, BVLGARI, Dior, Saint Laurent… đều có đại sứ là người Hàn Quốc. Vậy nên, không ngạc nhiên khi chính họ đã trở thành tiêu chuẩn của cái đẹp mà giới trẻ Việt đang hướng đến. Học cách ăn mặc, nhuộm tóc và trang điểm theo phong cách Hàn Quốc. Cũng nhờ văn hóa thần tượng, mà những thương hiệu mỹ phẩm Hàn như Innisfree, Black Rough, 3CE... được giới trẻ ưa chuộng hơn so với mỹ phẩm Trung Quốc hay Nhật Bản.


Ảnh hưởng của làn sóng văn hóa Hàn Quốc về thẩm mỹ

Ẩm thực

Nhờ sự phổ biến của Hallyu tại Việt Nam, ẩm thực Hàn Quốc cũng được giới trẻ nhiệt tình chào đón. Các món ăn trên màn ảnh như kim chi, mì cay, cơm cuộn, bánh gạo, cơm trộn... dần xuất hiện trên đường phố hoặc ngay trong bữa ăn tự nấu tại nhà. Không chỉ dừng lại tại đó, rất nhiều người cũng lựa chọn Hàn Quốc là địa điểm du lịch yêu thích. Họ mong muốn được tận mắt tham quan những phong cảnh xuất hiện trong các bộ phim hay chính mình nếm thử những món ăn truyền thống hấp dẫn.

Ngôn ngữ, giáo dục

Bằng việc tiếp xúc với văn hóa Hallyu từ sớm, nhiều bạn trẻ đã lựa chọn học tiếng Hàn để gần gũi hơn với thần tượng, khiến cho tiếng Hàn trở thành ngôn ngữ thông dụng thứ 12 trên thế giới. Ngày nay, càng nhiều bạn theo học các ngành ngôn ngữ Hàn Quốc tại Việt Nam hoặc lựa chọn đi du học, làm việc tại Hàn. Việt Nam cũng là quốc gia có nhu cầu học tiếng Hàn lớn trong số các nước tại ASEAN.

Ảnh hưởng của làn sóng văn hóa Hàn Quốc về giáo dục


Như vậy là bài viết đã chia sẻ với bạn tất tần tật về làn sóng Hallyu và sự ảnh hưởng của nó tại Việt Nam. Nếu bạn cảm thấy thú vị và mong muốn tìm hiểu thêm về Hàn Quốc thì đừng quên theo dõi Website thường xuyên. Còn nếu bạn đang tìm kiếm một khóa học tiếng Hàn thì đừng ngại gọi ngay cho Hotline 1900 2615 để được đội ngũ tư vấn hỗ trợ miễn phí nhé. 

Tags: làn sóng Hallyu, làn sóng Hallyu là gì, Hallyu là gì, ngôi sao Hallyu là gì, làn sóng Hallyu tại Việt Nam, làn sóng Hallyu tại Hàn Quốc, làn sóng Hàn Quốc, làn sóng văn hóa Hàn Quốc

Được xuất bản vào Thứ Hai, 22/09/2014 - 12:41

Vài năm trở lại đây, chúng ta đã và đang chứng kiến sự lan tỏa vô cùng mạnh mẽ và sâu rộng của làn sóng “Hàn Quốc hóa” mà thuật ngữ được sử dụng để miêu tả là “Hallyu” hay còn gọi là “Hàn lưu” đến giới trẻ Việt Nam.

Bắt đầu từ những bộ phim truyền hình ăn khách, làn sóng Hàn Quốc đã lan tỏa đến mọi lĩnh vực trong đời sống, từ thời trang, âm nhạc, điện ảnh đến ẩm thực, ngôn ngữ… và sau đó là ăn sâu bén rễ vào nếp nghĩ, lối sống của đông đảo bạn trẻ Việt. Trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa, việc tiếp thu ảnh hưởng của các nền văn hóa tiên tiến trên thế giới là xu thế tất yếu, tuy nhiên, việc tiếp thu ồ ạt không chọn lọc của một bộ phận giới trẻ thiếu sự định hướng đúng đắn dẫn đến những hiện tượng cuồng nhiệt thái quá, phản cảm lại là vấn đề cần được xem xét nghiêm túc.

Báo điện tử - loại hình truyền thông của tương lai đang ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng của mình trong việc truyền bá thông tin, định hướng tiếp nhận cho người đọc. Câu hỏi đặt ra là, báo điện tử đã làm tốt vai trò định hướng thông tin cho người đọc trẻ hay chưa? Làm thế nào để việc “nhập khẩu” và giao lưu văn hóa thông qua các phương tiện truyền thông hiện đại không trở thành vấn nạn khi mà một bộ phận không nhỏ giới trẻ còn thiếu phông nền tri thức văn hóa nhất định trong tiếp nhận?

Truyền bá văn hóa Hàn đến giới trẻ Việt Nam qua phương tiện BĐT

Cùng với những lợi thế riêng có về mặt loại hình, báo điện tử là phương tiện cung cấp thông tin nhanh chóng, được giới trẻ đặc biệt ưu ái. Có thể coi báo điện tử hiện nay là sự tích hợp của cả báo giấy, báo tiếng và báo hình. Truy cập một trang báo điện tử, các bạn trẻ không chỉ được cập nhật tin tức về Hàn Quốc dưới dạng chữ viết mà còn có thể nghe rất nhiều kênh phát thanh và xem truyền hình ngay trên website đó.

Những người hâm mộ từ Thái Lan qua Việt Nam xem Super Junior [ban nhạc của Hàn Quốc] biểu diễn - Ảnh: T.T.D [Báo Tuổi Trẻ]

Nắm bắt đúng thị hiếu đó, số lượng các trang báo mạng phát triển với tốc độ “như nấm sau mưa” mang tới tin tức nóng hổi về điện ảnh, thời trang, âm nhạc, ẩm thực Hàn Quốc… Một số trang còn dành riêng một chuyên mục kiểu “sao Hàn” để thỏa mãn trí tò mò của các fan. Chuyên trang giải trí của hầu hết các trang báo điện tử đều dành “đất” khá rộng rãi cho các bài viết về xứ kim chi, đặc biệt là về hậu trường các bộ phim và âm nhạc với nội dung phong phú, hình ảnh sống động, bắt mắt... Điều này lý giải tại sao văn hóa Hàn Quốc có thể nhanh chóng lan tỏa và “bám rễ” trong cộng đồng người Việt trẻ nhanh đến vậy.

Không thể phủ nhận, văn hóa Hàn Quốc đang thổi một làn gió mới, tươi mát và dễ chịu vào nhiều lĩnh vực đời sống người Việt, đặc biệt là người Việt trẻ, giúp chủ động hơn trong việc thỏa mãn sở thích và mở mang vốn hiểu biết của mình về văn hóa xứ kim chi.

Bên cạnh đó, sự tương đồng với Việt Nam về văn hóa ứng xử trọng tình nghĩa, kính trên nhường dưới, coi trọng cảm xúc, lối sống tiết kiệm, giản dị... giúp các tín đồ của văn hóa xứ kim chi có một sân chơi, một không gian giao lưu, kết nối giữa những người trẻ cùng sở thích.

Tuy nhiên, bên cạnh đó “làn sóng” Hàn Quốc đang để lại những tác động không mong muốn tới một bộ phận giới trẻ mà báo điện tử chính là một trong những công cụ lan truyền tích cực nhất trong một thế gới phảng như hiện nay.

Thứ nhất, việc đăng tải các thông tin về Hàn Quốc với mật độ và cường độ lớn trên các trang báo mạng vô hình chung làm lu mờ các giá trị văn hóa Việt, tạo nên mất cân đối của văn hóa Việt trong sự tương quan qua lại với văn hóa Hàn, khiến một bộ phận giới trẻ xao nhãng những giá trị văn hóa truyền thống nước nhà.           

Giới trẻ ngày nay đua nhau xem phim truyền hình Hàn Quốc, tìm mọi cách để có được tấm vé xem thần tượng biểu diễn, thuộc lòng lai lịch, sở thích, phong cách thời trang của những Song Hye Kyo, Goo Hye Sun, Kim So Eun, Kara, Yoon A, BOA, SNSD… và cuồng nhiệt đến mê muội khi cổ vũ thần tượng âm nhạc của mình. Trong khi đó, trên nhiều diễn đàn, âm nhạc Việt Nam, điện ảnh Việt Nam bị chê bai nhạt nhẽo, đơn điệu, đặc biệt là các loại hình nghệ thuật truyền thống.

Chưa nói đến việc đánh giá các giá trị văn hóa của hai dân tộc, chỉ tính riêng việc liên tục cổ xúy cho cái mới, cái “nóng” của phim Hàn, sao Hàn, thời trang ẩm thực Hàn cũng đủ cho thấy sự “xâm thực” của văn hóa Hàn nói riêng và văn hóa ngoại nói chung trong một bộ phận giới trẻ đang diễn ra theo chiều hướng đáng lo ngại tới mức nào.

Thứ hai, với mật độ quá đậm đặc các bài báo ca ngợi hình tượng người yêu lý tưởng kiểu Hàn Quốc, vẻ đẹp lý tưởng kiểu Hàn Quốc, báo điện tử vô tình góp phần mang đến quan niệm về tình yêu và thẩm mỹ sai lệch cho một bộ phận giới trẻ.

Hàng loạt các tít bài giật gân, câu khách kiểu: Những hợp đồng hôn nhân gây sốt màn ảnh; Rung động với lời yêu trong phim Hàn; Thời trang đôi cực đẹp của diễn viên “Những người thừa kế”; Những sao Hàn mặc đồ xuyên thấu tinh tế; Sao Hàn dũng cảm thừa nhận dao kéo; Body đẹp từng centimet của mỹ nam Hàn; Top mỹ nam Hàn “gây sốt” với gái Việt… được tung lên mạng liên tục trong một khoảng thời gian ngắn đã khiến không ít bạn trẻ ngộ nhận về chuẩn mực của tình yêu và vẻ đẹp.

Thứ ba, báo điện tử đang trong tình trạng đưa thông tin một chiều về văn hóa Hàn Quốc, thừa thông tin vô bổ nhưng thiếu những thông tin định hướng nhận thức thẩm mỹ lành mạnh, từ đó gián tiếp gây ra những trào lưu kệch cỡm, phản cảm trong một bộ phận giới trẻ.

Tràn lan trên các trang báo điện tử là các bài viết về các ngôi sao điện ảnh, âm nhạc Hàn, đa phần là cung cấp thông tin về đời tư, phong cách ăn mặc, làm đẹp... Tình trạng này vô hình chung đã dẫn tới định hướng nhận thức thẩm mỹ lệch lạc cho một bộ phận giới trẻ. Sự bắt chước máy móc và không phù hợp đã tạo nên kiểu trào lưu “cuồng thần tượng”, trào lưu phẫu thuật thẩm mỹ cho giống thần tượng khiến nhiều bạn trẻ trở nên biến dạng, quái dị. Thậm chí, bị ảnh hưởng bởi phim Hàn nhiều bạn trẻ rủ nhau sống thử, buông thả cũng là điều đáng để những người làm báo chúng ta phải suy nghĩ.

Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả tiếp nhận của giới trẻ

Để nâng cao hiệu quả tiếp nhận của bạn đọc trẻ trong vấn đề văn hóa Hàn Quốc nói riêng cũng như mọi đối tượng thông tin nói chung, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp sau đây:

Quản lý tốt việc tuyên truyền “nhập khẩu” văn hóa Hàn Quốc qua các kênh thông tin, đặc biệt là báo điện tử. Ban biên tập cần có qui định, kiểm duyệt chặt chẽ về nội dung, số lượng tin bài, không nên chạy theo doanh số, lợi nhuận mà xao nhãng quản lý. Các cơ quan quản lý báo chí cần định kỳ rà soát những trang thông tin điện tử chưa được cấp phép hoặc hoạt động sai tôn chỉ mục đích, có chế tài xử phạt nghiêm khắc với các trường hợp vi phạm.

Tăng cường tin bài mang tính định hướng giáo dục nâng cao nhận thức cho giới trẻ về văn hóa truyền thống, bồi đắp niềm tự hào dân tộc, tinh thần yêu nước, quý trọng văn hóa nước nhà trong thế hệ trẻ. Cung cấp thông tin đa chiều về một vấn đề, một hiện tượng văn hóa để các bạn trẻ có thể tự chọn lựa, từ đó hạn chế sự tiếp nhận cực đoan, một chiều, lệch lạc.

Chúng ta hoàn toàn có thể học hỏi kinh nghiệm Hàn Quốc để chủ động giới thiệu văn hóa Việt với thế giới bằng con đường truyền bá văn hóa. Việt Nam hoàn toàn có thể xây dựng lộ trình để quảng bá về hình ảnh đất nước, con người và văn hóa thông qua các thế mạnh về ẩm thực, thời trang, du lịch...

Có thể nói, báo điện tử chính là phương tiện quan trọng kết nối văn hóa Hàn đến giới trẻ Việt. Tuy nhiên, để báo điện tử thực sự trở thành kênh truyền thông của tương lai trong việc cung cấp thông tin, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của người đọc trẻ, cần rất sự chung tay góp sức của các nhà quản lý hoạt động báo chí, những nhà báo giàu kinh nghiệm… và đặc biệt là sự tự nhận thức của lớp công chúng.

[*] Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

 ---------------

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cát Khuê [2012], “Văn hóa Hàn - “quyền lực mềm” và mối lo”

//tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/498926/van-hoa-han--quyen-luc-mem-va-moi-lo.html

2. Hà Thanh Vân [2012], “Sự tiếp nhận văn hóa HQ của các bạn trẻ Việt Nam hiện nay - những điểm nhìn từ một cuộc khảo sát xã hội học văn hóa”.

//www.hanquochoc.edu.vn/

3. Nguyễn Thị Trường Giang [2014], Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản, NXB Chính trị Quốc Gia.

4. Phan Thị Thu Hiền [2008]. “Sức hấp dẫn nữ tính của Hàn lưu [làn sóng văn hóa HQ] ở Đông Nam Á”. Báo cáo tại Hội thảo khoa học Quốc tế HQ học ở Đông Nam Á, tổ chức tại ĐHTH Chulalongkorn, Bangkok, Thailand, tháng 10.2008.

5. Phạm Thị Thùy Linh [2013], “Văn hóa BĐT hiện nay và việc nâng cao tính định hướng của BĐT đối với giới trẻ”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, tháng 09.2013..

  ThS. Phạm Thùy Linh [*]

Nguồn: nguoilambao.vn

Video liên quan

Chủ Đề