Trong cơ thể gồm những cơ quan nào thực bài tiết

Hãy luôn nhớ cảm ơnvote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!

XEM GIẢI BÀI TẬP SGK SINH 8 - TẠI ĐÂY

Trong cơ thể gồm những cơ quan nào thực bài tiết
Đặt câu hỏi

Đề bài

Chọn câu trả lời đúng nhất:

1. Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan:

a) Thận, cầu thận, bóng đái.

b) Thận, ống thận, bóng đái.

c) Thận, bóng đái, ống đái.

d) Thận, Ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.

2. Cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu là:

a) Thận.

b) Ông dẫn nước tiểu.

c) Bóng đái

d) Ống đái.

3. Cấu tạo của thận gồm:

a) Phần vỏ, phần tuỷ, bể thận, ống dẫn nước tiểu.

b) Phần vỏ, phần tuỷ, bể thận.

c) Phần vỏ, phần tuỷ với các đơn vị chức năng, bể thận.

d) Phần vỏ và phần tuỷ với các đơn vị chức năng của thận cùng các ống góp, bể thận.

4. Mỗi đơn vị chức năng của thận gồm:

a) Cầu thận, nang cầu thận.

b) Nang cầu thận, ống thận.

c) Cầu thận, ống thận.

d) Cầu thận, nang cầu thận, ống thận.

Lời giải chi tiết

Câu 1: d;   Câu 2: a;    Câu 3: d;    Câu 4: d.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 8 - Xem ngay

Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái, bài tiết là hoạt động của cơ thể lọc và thải các chất cặn bã do quá trình trao đổi chất của tế bào và cơ thể tạo ra hoặc một số chất được đưa vào cơ thể quá nhiều có thể gây hại cho cơ thể.

Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan?

A. Thận, ống thận, bóng đái.

B. Cầu thận, thận, bóng đái.

C. Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.

D. Thận, bóng đái, ống đái.

Đáp án đúng C.

Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái, bài tiết là hoạt động của cơ thể lọc và thải các chất cặn bã do quá trình trao đổi chất của tế bào và cơ thể tạo ra hoặc một số chất được đưa vào cơ thể quá nhiều có thể gây hại cho cơ thể.

Giải thích lý do chọn đáp án đúng là C

Bài tiết là hoạt động của cơ thể lọc và thải các chất cặn bã do quá trình trao đổi chất của tế bào và cơ thể tạo ra (CO2, nước tiểu, mồ hôi…) hoặc một số chất được đưa vào cơ thể quá nhiều có thể gây hại cho cơ thể (các ion, thuốc…).

Thận thải tới 90% các sản phẩm bài tiết hòa tan trong máu trừ CO2, khoảng 10% còn lại do da đảm nhiệm.

– Khi sự bài tiết các chất thải bị trì trệ bởi một lí do nào đó thì các chất thải bị tích tụ trong máu biến đổi tính chất của môi trường trong cơ thể → cơ thể bị nhiễm độc dẫn tới mệt mỏi, nhức đầu, thậm chí hôn mê và chết.

– Vai trò của hệ bài tiết:

+ Giúp cơ thể thải các chất độc hại ra ngoài.

+ Nhờ hoạt động hệ bài tiết mà tính chất môi trường bên trong cơ thể luôn ổn định để hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.

– Hệ bài tiết nước tiểu bao gồm: Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.

Trong đó cơ quan quan trọng nhất là thận.

+ Cấu tạo của thận gồm: Phần vỏ và phần tủy với các đơn vị chức năng của thận cùng các ống góp và bể thận.

+ Thận gồm 2 quả, mỗi quả thận có tới hai triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.

+ Mỗi đơn vị chức năng gồm: Cầu thận, nang cầu thận và các ống thận.

Cầu thận thực chất là một túi mao mạch dày đặc, khoảng 50 mao mạch xếp song song thành một khối cầu thận nằm trong nang cầu thận.

– Sự tạo thành nước tiểu diễn ra ở các đơn vị chức năng của thận. Đầu tiên là quá trình lọc máu ở cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu ở nang cầu thận, tiếp đó là quá trình hấp thụ lại vào máu các chất cần thiết và bài tiết tiếp các chất không cần thiết và chất có hại ở ống thận, tạo ra nước tiểu chính thức và duy trì ổn định nồng độ các chất trong máu.

Mỗi ngày các cầu thận một người trưởng thành phải lọc khoảng 1440 lí máu và tạo ra khoảng 170 lít nước tiểu đầu. Nhờ quá trình hấp thụ lại sau đó mà chỉ khoảng 1,5 lít nước tiểu chính thức được dẫn xuống bể thận rồi theo ống dẫn nước tiểu xuống bóng đái.

Chỗ bóng đái thông với ống đái có hai cơ vòng bịt chặt, cơ nằm ngoài là cơ vân hoạt động theo ý muốn. Lượng nước tiểu trong bóng đái lên tới khoảng 200ml sẽ làm căng bóng đái, tăng áp suất trong bóng đái và cảm giác buồn đi tiểu xuất hiện. Nếu cơ vòng mở ra thi nước tiểu sẽ thoát ra ngoài.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Các cơ quan nào thực hiện bài tiết

Các câu hỏi tương tự

Hệ bài tiết là một hệ thống sinh học thụ động giúp loại bỏ các vật liệu dư thừa, không cần thiết khỏi dịch cơ thể của sinh vật, để giúp duy trì cân bằng nội môi hóa học và ngăn ngừa nguy hại cho cơ thể. Chức năng kép của các hệ thống bài tiết là loại bỏ các chất thải của quá trình trao đổi chất và đẩy ra khỏi cơ thể các thành phần đã sử dụng và các thành phần đã bị phá vỡ ở trạng thái lỏng và khí. Ở người và các loài động vật màng ối khác (động vật có vú, chim và bò sát) hầu hết các chất này thoát ra khỏi cơ thể dưới dạng nước tiểu và ở một mức độ nào đó, động vật có vú cũng trục xuất chúng qua mồ hôi.

Chỉ các cơ quan được sử dụng đặc biệt cho bài tiết được coi là một phần của hệ bài tiết. Theo nghĩa hẹp, thuật ngữ này đề cập đến hệ tiết niệu. Tuy nhiên, vì bài tiết liên quan đến một số chức năng chỉ liên quan đến bề ngoài, nó thường không được sử dụng trong các phân loại chính thức hơn về giải phẫu hoặc chức năng.

Vì hầu hết các cơ quan hoạt động khỏe mạnh đều tạo ra sự trao đổi chất và các chất thải khác, toàn bộ sinh vật phụ thuộc vào chức năng của hệ bài tiết này. Một trong những hệ bài tiết nếu bị phá vỡ là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, ví dụ như suy thận.

Thận là cơ quan hình hạt đậu ở mỗi bên của cột sống trong khoang bụng. Con người có hai quả thận và mỗi quả thận được cung cấp máu từ động mạch thận. Thận loại bỏ khỏi máu các chất thải chứa nitơ như urê, cũng như muối và nước dư thừa, và bài tiết chúng dưới dạng nước tiểu. Điều này được thực hiện với sự giúp đỡ của hàng triệu nephron có trong thận. Máu được lọc đi ra khỏi thận bằng cách đi qua tĩnh mạch thận. Nước tiểu từ thận được thu thập bởi niệu quản (hoặc ống bài tiết), một từ mỗi thận và được đưa đến bàng quang tiết niệu. Bàng quang tiết niệu thu thập và lưu trữ nước tiểu cho đến khi đi tiểu. Nước tiểu thu thập trong bàng quang được cơ thể đẩy ra môi trường bên ngoài thông qua một lỗ mở gọi là niệu đạo.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Hệ_bài_tiết&oldid=67730554”