Trình tự thi công nền đường đào

BÁO CÁO MÔN HỌC
THI CÔNG ĐƯỜNG SẮT

BÁO CÁO THI CÔNG ĐƯỜNG SẮT
THI CÔNG NỀN ĐƯỜNG ĐẮP
I.

Khái niệm.

Nền đường là bộ phận chủ yếu của công trình, có tác dụng khắc phục địa hinh thiên
nhiên, nhằm tạo nên một tuyến có các tiêu chuẩn, kỹ thuật phù hợp với một cấp hạng
đường nhất định, nhiệm vụ của nó là đảm bảo cường độ và độ ổn định của kết cấu bên
trên; cường độ, tuổi thọ và chất lượng sử dụng của kết cấu tầng trên phụ thuộc rất lớn
vào cường độ và độ ổn định của nền đường.
1. Yêu cầu đối với nền đường.
 Đảm bảo ổn định toàn khối.
 Nền đường phải đảm bảo có đủ cường độ nhất định.
 Đảm bảo ổn định cường độ trong suốt thời kỳ khai thác.
a. Yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới cường độ và độ ổn định của nền đường bao
gồm:
• Tính chất của nền đường (vật liệu xây dựng nền đường).
• Phương pháp thi công đặc biệt là chất lượng đầm lèn.
• Biện pháp thoát nước và biện pháp bảo vệ nền đường.
b. Trong từng điều kiện cụ thể, có thể xảy ra các hiện tượng hư hỏng sau đối
với nền đường:
• Nền đường bị lún.
• Nền đường bị trượt: do nền đường đắp trên sườn dốc mà không rẫy cỏ, đánh
bậc cấp…
• Nền đường bị nứt.
• Sụt lở mái ta luy.
• Phương án thi công nền đường đắp.

1

NHÓM 3 – LỚP XM12CLC

BÁO CÁO MÔN HỌC
THI CÔNG ĐƯỜNG SẮT

2. Xử lý nền đất thiên nhiên trước khi đắp.
Trước khi đắp đất làm nền đường, để đảm bảo nền đường ổn định, chắc chắn không bị
lún, trượt thì ngoài việc đảm bảo yêu cầu về đắp đất ra, phải xử lý tốt nền đất thiên
nhiên.
a Nền thông thường: căn cứ vào độ dốc tự nhiên.
 is <20% thì chỉ cần tiến hành rẫy cỏ, bóc đất hữu cơ ở phạm vi đáy nền tiếp
xúc với sườn dốc. nếu không rẫy hết cỏ thì mùa mưa, nước chảy trên sườn sẽ
thấm theo lớp cỏ mục rữa đó, lâu dần làm xói đáy nền làm giảm sức bám của
nền với mặt đất tự nhiên và làm cho nền có nguy cơ bị trơn trượt.
 Nếu độ dốc sườn tự nhiên is= 20-50%: cần đánh cấp bậc theo quy định sau:
• Nếu thi công bằng thủ công thì bề rộng bậc cấp b= 1m.
• Nếu thi công bằng máy thì chiều rộng bậc cấp phải đảm bảo đủ điều kiện thi
công cho máy làm việc, thường b=2-4m.
• Mỗi cấp dốc vào phía trong từ 2-3%.
 Nếu độ dốc sườn tự nhiên is >50% thì cần có biện pháp thi công riêng, làm
các công trình chống đỡ như: tường chắn, kè chân, kè vai đường…
c. Nền có đất yếu: có thể dụng một số biện pháp sau:
 Xây dựng nền đắp theo giai đoạn.
 Tăng chiều rộng của nền đường, làm bệ phản áp.
 Đào bỏ một phần hoặc toàn bộ đất yếu.
 Giảm trọng lượng nền đắp.

 Phương pháp gia tải tạm thời.
 Thay đất hoặc làm tầng đệm cát.
 Đắp đất trên bè.
 Sử dụng đường thấm thẳng đứng (cọc cát, giếng cát, bấc thấm).
 Cột ba lát, cọc bê tông cốt thép.

2

NHÓM 3 – LỚP XM12CLC

BÁO CÁO MÔN HỌC
THI CÔNG ĐƯỜNG SẮT

d. Các trường hợp địa chất đặc biệt như Karst, hang động ngầm phải có giải
pháp xử lý phù hợp
3. Chọn vật liệu đắp.
Vật liệu đắp: để đảm bảo nền đường ổn định, không phát sinh hiện tượng lún, biến
dạng trượt, … thì cần chọn loại đất đắp thích hợp vì vật, phải xét tính chất cơ lý của
đất.
Dùng đất thoát nước tốt để đắp nền đường là tốt nhất, do ma sát trong lớn, tính co rút
nhỏ, ít chịu ảnh hưởng của nước.
Đất dính khó thoát nước, kém ổn định với nước nhưng khi đảm bảo đầm chặt, thì cũng
đạt được độ ổn định tốt do đó nó thường được dùng ở những nơi nền đường khô ráo
không bị ngập, chân đường thoát nước nhanh, hoặc dùng đắp bao nền cát.
Những loại đất sau đây không thể dùng để đắp nền đường: đất dính có độ ẩm lớn, đất
có nhiều chất hữu cơ, đất có chưa muối hòa tan và thạch cao (tỷ lên muối và thạch cao
trên 5%), đất cát bột, đất bùn.
4. Nguyên tắc đắp nền đường bằng đất.
a. Nguyên tắc đắp đất nền đường mới.

 Đất khác nhau phải đắp thành từng lớp nằm ngang nhau, không đắp lẫn lộn
(tránh hiện tượng lún không đều làm hư hỏng mặt đường).
 Nếu đất thoát nước tốt (đất cát, á cát) đắp trên đất thoát nước khó (sét, á sét)
thì bề mặt lớp thoát nước khó phải dốc nghiêng sang hai bên với độ dốc
không nhỏ hơn 4% để đảm bảo nước trong lớp đất trên thoát ra ngoài dễ
dàng.
 Nếu đất thoát nước tốt đắp dưới lớp thoát nước khó, thì bề mặt lớp dưới có
thể bằng phẳng.
 Không nên dùng đất khó (đất sét) bao quanh, bít kín loại đất thoát nước tốt
(đất cát, á cát).
 Khi dùng đất khác nhau đắp trên những đoạn khác nhau, thì những chỗ nối
phải đắp thành mặt nghiêng (dạng hình nêm) để chuyển tiếp dần từ lớp này
sang lớp kia và dễ đầm chặt, tránh hiện tượng lún không đều.

3

NHÓM 3 – LỚP XM12CLC

BÁO CÁO MÔN HỌC
THI CÔNG ĐƯỜNG SẮT

b. Nguyên tắc đắp đất nền đường nâng cấp mở rộng.
 Đất dùng để mở rộng tốt nhất là loại cùng với đất nền dường cũ. Trường hợp
không có thì dùng đất thoát nước tốt.
 Trước khi mở rộng thì phải rẫy cỏ và đánh cấp.
 Khi đắp đất, cần đắp từng lớp và đầm đạt độ chặt tiêu chuẩn cần thiết.
 Trong trường hợp thi công bằng máy mà chiều rộng mở thêm không đủ cho
máy làm việc thì chuyển sang thi công bằng thủ công hoặc mở rộng thêm
nền đường đủ diện tích cho máy hoạt động, sau đó thì bạt đi.

 Tùy theo điều kiện cụ thể mà có thể mở rộng 1 bên hoặc 2 bên (mở rộng 2
bên thì mặt đường mới nằm trọn trên nền đường cũ  tăng độ ổn định, bù
vênh ít. Nếu phần mở rộng qua hẹp, không đủ diện thi công cho máy thì tiến
hành mở rộng 1 bên).
II.

Trang thiết bị thi công.
1 Nguyên tắc chọn và sử dụng máy thi công nền đường.

khi thi công nền đường thì phải tiến hành công tác: xới, đào, vận chuyển, san, đầm nén
và hoàn thiện nền đường phù hợp với thiết kế, cho nên thường phải sử dụng nhiều laoij
máy phối hợp với nhau.
 Với các công tác chính như: đào, đắp, vận chuyển, đầm lèn… thì dùng các
loại máy chính.
 Với các công tác phụ có khối lượng nhỏ như: máy xới, san, hoàn thiện… thì
dùng máy phụ.
a. Khi chọn máy phải chọn máy chính trước, máy phụ sau, trên nguyên tắc máy
phụ phải đảm bảo cho máy chính phát huy tối đa năng suất của máy chính.
b. Khi chọn máy, phải xét một cách tổng hợp: tính chất công trình, điều kiện
thi công khả năng cung cấp máy móc đồng thời phải tiến hành so sánh kinh
tế kỹ thuật.
Tính chất công trình bao gồm:
• Loại nền đường (đào hay đắp)

4

NHÓM 3 – LỚP XM12CLC

BÁO CÁO MÔN HỌC

THI CÔNG ĐƯỜNG SẮT

• Chiều cao đào đắp.
• Cự ly vận chuyển: L<100m: máy ủi, L<500m : xúc chuyển có công suất nhỏ
3-6m3 hoặc L<1000m nếu máy xúc có dung tích lớn, L<1000m: dùng máy
xúc+ ô tô vận chuyển.
• Khối lượng công việc và thời hạn thi công.
Điều kiện thi công bao gồm:
• Loại đất (mềm hay cứng, lẫn đá hay không..).
• Điều kiện địa chất thủy văn.
• Điều kiện thoát nước mặt.
• Điều kiện vận chuyển (độ dốc mặt đất trạng thái mặt đường, địa hình địa
vật).
• Điều kiện khí hậu (mưa, nắng, gió, nhiệt độ, sương mù … ).
• Điều kiện cung cấp vật liệu cho máy làm việc.
Điều kiện thi công có ảnh hưởng rất lớn tới việc chọn máy, nhất là đối với
máy chính. Đối với đất sét lẫn đá hay đất tương đối cứng có thể dùng máy
đào. Máy xúc chuyển chỉ có thể thi công với đất ứng với năng suất cao sau
khi đã được xới tơi. Đối với công tác đào đất ngập nước, dùng máy đào gầu
dây thì thích hợp hơn các loại máy khác.
Trong cùng một điều kiện thi công và tính chất công trình như nhau, có thể
có nhiều phương án chọn máy khác nhau thì phải tiến hành so sánh kinh tế
chọn từng phương án thích hợp nhất.
c. Khi chọn máy nên giảm số máy khác nhau trong cùng một đội máy và nên
dùng loại máy làm được nhiều công việc khác nhau.
d. Khi sử dụng máy thì phải tìm mọi biện pháp để máy làm việc với năng suất
cao nhất.
 Muốn tăng năng suât có thể có các biện pháp sau:
• Tăng số ca làm việc trong một ngày để tăng năng suất làm việc trong một
ngày (2 hoặc 3 ca).

5

NHÓM 3 – LỚP XM12CLC

BÁO CÁO MÔN HỌC
THI CÔNG ĐƯỜNG SẮT

• Tăng hệ số sử dụng thời gian Kt; thông thường người ta nên tận dụng tối đa
thời gian làm việc của máy thi công để tăng hiệu suất làm việc của máy
trong một ca và có thể có các giải pháp sau:
o Phải bảo dưỡng sửa chữa và cung cấp vật tư, kỹ thuật tốt, bảo đảm máy
móc làm việc ở trạng thái bình thường, tận dụng thời gian làm việc của
máy.
o Bố trí mặt bằng tập kết máy móc hợp lý, gần công trường thi công nhằm
làm giảm thời gian đi và về của máy.
• Tăng khối lượng công việc hoàn thành được trong một chu kỳ làm việc Q:
giá trị này càng lớn thì năng suất máy càng lớn, vì vậy cần căn cứ vào khối
lượng thi công thực tế để lựa chọn máy có năng suất phù hợp đồng thời với
mỗi loại máy, có thể lắp thêm các thiết bị phụ trợ để làm giảm rơi vãi trong
quá trình làm việc…
• Rút ngắn thời gian của một chu kỳ làm việc để hoàn thành khối lượng công
việc Q. muốn tăng năng suất thì phải cố gắng làm giảm thời gian làm việc
của một chu kỳ bằng cách:
o Công nhân lái máy cần được huấn luyện thành thạo, có kỹ thuật cao.
o Nâng cao tinh thần trách nhiệm của người lái máy.
o Xác định phương pháp thi công hợp lý.
o Chọn sơ đồ làm việc của máy hợp lý.
5. Sử dụng máy thi công trong công tác xây dựng nền.

a Sử dụng máy xới trong công tác xây dựng nền đường.
 Năng suất của các loại máy làm đất như máy ủi, máy xúc chuyển, máy san
phụ thuộc vào loại đất, trạng thái và tính chất của nó. Đối với đất cứng, đất
lẫn sỏi, lẫn rễ cây máy làm đất đào khó khăn, có khi không đào được, năng
suất rất thâp, cho nên để nâng cao năng suất của máy cần phải xới tơi đất
trước khi máy bắt đầu làm việc. Tùy từng loại máy mà có yêu cầu mức độ
xới khác nhau. Đối với máy san yêu cầu xới lên toàn bộ, đối với máy ủi thì
yêu cầu thấp hơn, có khi không cần xới cũng được.

6

NHÓM 3 – LỚP XM12CLC

BÁO CÁO MÔN HỌC
THI CÔNG ĐƯỜNG SẮT

 Chiều sâu xới thường từ 0.15-0.5m; có thể xác định bằng phương pháp thí
nghiệm cũng có thể tính theo công thức sau:
h=

F − f .g
bK

(m)

h- Chiều sâu xới đất (m)
F- Sức kéo của máy kéo (kG)
f- Hệ số ma sát của sắt đối với đất (kG/t)
g- Trọng lượng của máy xới (t)

b- chiều rộng xới đất (m)
K- Hệ số lực cản của đất (kG/m2) đối với đất set cứng K=8000 kG/m2
 Máy xới thường được dùng đối với các loại đất cấp III, IV
 Khi tiến hành xới đất tùy theo yêu cầu và phạm vi xới đất mà có những
phương án thi công khác nhau.
Năng suất máy xới có thể tính theo công thức sau:
N=

T .H .B.L.K t .β
 1

+ t ÷.n

 1000v 

(m3/ca)

T- Số giờ làm việc trong một ca.
L- Chiều dài đoạn xới (m)
H- Chiều sâu xới đất (m)
B- Chiều rộng xới của một lần chạy (m)
Kt- Hệ số sử dụng thời gian.
β- Hệ số giảm của năng suất do phải cạo đất ở bánh răng máy xới.
v- Tốc độ chạy của máy (km/h)
t- Thời gian của một lần quay đầu.
n- Số lần xới cần thiết.

7

NHÓM 3 – LỚP XM12CLC

BÁO CÁO MÔN HỌC
THI CÔNG ĐƯỜNG SẮT

e. Thi công nền đường bằng máy ủi.
Máy ủi hay cong gọi là máy gạt, máy húc là loại máy có năng suất cao, thi công
được trong địa hình khó khăn, phức tạp do đó được dùng phổ biến trong các
công trình làm đường. Máy ủi thuộc loại máy chủ đạo trong công tác đào và vận
chuyển đất.
 Phân loại máy ủi.
Máy ủi thực chất là máy kéo được lắp lưỡi ủi ở phía trước. Phân loại máy ủi
thường dựa và cấu tạo của máy.
• Dựa vào kích thước của lưỡi ủi, chia làm 3 loại:
o Máy ủi loại nhỏ (nhẹ) có chiều dài lưỡi ủi 1.7-2m; công suất động cơ 3575ml; lực kéo từ 2.5-13.5 tấn.
o Máy ủi loại vừa có chiều dài lưỡi ủi 2-3.2m; công suất 75-150ml; lực kéo
từ 13.5-20 tấn.
o Máy ủi loại lớn (nặng) có chiều dài lưỡi ủi 3.2-4.5; công suất >300ml;
lực kéo 30 tấn.
• Dựa vào phương thức cố định của lưỡi ủi trên máy kéo, chia làm hai loại:
o Máy ủi thường: lưỡi ủi chỉ có thể di chuyển theo phương vuông góc với
trục dọc của máy.
o Máy ủi vạn năng: lưỡi ủi có thể đặt chéo hay nghiêng, do đó máy có thể
vừa ủi vừa chuyển đất sang một bên, thường được dùng nhiều trong thi
công nền đường đào hình L, đào rãnh…
• Dựa vào cấu tạo của bộ phận di động, chia thành:
o Máy ủi bánh xích: có khả năng làm việc trên các địa hình khó khăn do có
sức bám tốt nhưng tính cơ động không cao.
o Máy ủi bánh lốp: có ưu điểm là cơ động, tiêu hao ít năng lượng hơn.
• Dựa vào hệ thống điều khiển nâng hạ lưỡi ủi, chia làm hai loại: loại điều

khiển bằng dây cáp và loại điều khiển bằng thủy lực.

8

NHÓM 3 – LỚP XM12CLC

BÁO CÁO MÔN HỌC
THI CÔNG ĐƯỜNG SẮT

Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể mà chọn loại máy ủi cho phù hợp, nhưng nên ưu
tiên chọn máy điều khiển bằng thủy lực.
 Phạm vi sử dụng của máy ủi.
Máy ủi có thể làm được các công tác sau:
• Đào và vận chuyển đất trong cự ly 100m, tốt nhất là cự ly 10-70m với các
nhóm đất từ I-IV.
o Lấy đất từ thùng đấi đắp nền đường cao không quá 1.5m, tối đa không
quá 3m, với cự ly vận chuyển nhỏ hơn 50m.
o Đào đất ở nền đào đem đắp ở nền đắp với cự ly vận chuyển không quá
100m.
o Đào nền đường hình chữ L trên sườn dốc lớn.
• San lấp mặt bằng, hố móng công trình.
• ủi hoặ san rải vật liệu như đá dăm, cát, sỏi…
• làm công tác chuẩn bị mặt bằng thi công: mở đường tạm, bóc đất hữu cơ, rãy
cỏ, đánh cấp, nhổ rễ cây, đào khuôn áo đường, tăng sức kéo cho máy khác,
thu dọn vật liệu….
f. Thi công nền bằng máy xúc chuyển.
Máy xúc chuyển hay còn gọi là máy cạp chuyển, là một loại máy đào và vận
chuyển đất có năng suất tương đối cao, có thể đao được các loại đất trừ đất lẫn
đá to. Máy này được sử dụng khá phổ biến trong công tác xây dựng nền đường.

Máy có các ưu điểm sau:
• Tự đào và vận chuyển đất với cự ly tương đối lướn nên thuận loại cho việc
tổ chức thi công.
• Rất linh hoạt, cơ động, di chuyển dễ dàng.
• Sử dụng, bảo dưỡng, và sửa chữa đơn giản.
• Năng suất cao, giá thành thi công hạ.
Tuy nhiên máy xúc chuyển có nhược điểm sau:

9

NHÓM 3 – LỚP XM12CLC

BÁO CÁO MÔN HỌC
THI CÔNG ĐƯỜNG SẮT

• Cần một hệ thống đường công vụ, đường tạm khá tốt.
• Không thích hợp với địa hình đồi núi, thường thích hợp với địa hình bằng
phẳng, khối lượng đào đắp lớn.
 Phân loại máy xúc chuyển.
• Theo khả năng di chuyển có thể chia làm hai loại:
o Máy xúc chuyển kéo theo: thường do máy kéo bánh xích kéo, có thể
chạy trên địa hình phức tạp, thường không cần phải máy khác giúp sức
khi đào đất, nhưng tốc độ vận chuyển tương đối thấp nên cự ly vận
chuyển không lớn.
o Máy xúc chuyển tự hành: thường không đủ sức kéo khi đào đất nên cần
nhờ máy ủi tăng sức đây, nhưng nó có tốc độ vận chuyển rất lớn, tới
50km/h, do vậy có thể vận chuyển với cự ly lớn.
• Theo cấu tạo:
o Theo dung tích thùng chia làm 3 loại: loại nhỏ (V<6m 3); loại vừa (V=68m3) và loại lớn (V>18m3).

o Theo hệ thống điều chỉnh chia làm 3 loại điều khiển bằng thủy lực và loại
điều khiển bằng hệ thống dây cáp.
o Theo số trục của bánh xe mà chia loại một trục và loại hai trục.
o Dựa vào phương thức đổ đất có thể chi làm loại đổ tự do, loại đổ cưỡng
bức dùng sức máy đầu đẩy đất ra và loại nửa cưỡng bức.
Trong công tác làm đường dùng nhiều loại máy xúc chuyển tự hành loại vừa,
đổ cưỡng bức hoặc nửa cưỡng bức.
 Phạm vi sử dụng máy xúc chuyển.
Máy xúc chuyển có thể làm được công tác sau:
• Lấy đất từ thùng đấu đắp nền đường, cao hơn 1.5m (không dùng máy ủi, vì
năng suất máy ủi trong trường hợp này rất thấp, thi công khó khăn).

10

NHÓM 3 – LỚP XM12CLC

BÁO CÁO MÔN HỌC
THI CÔNG ĐƯỜNG SẮT

• Dùng làm máy chủ đạo để đắp nền đường, san lấp mặt bằng với khối lượng
lớn tập trung cần phải vận chuyển đất tương đối xa, từ nền đào hay từ bãi lấy
đất.
• Máy làm việc thích hợp với đất thuộc nhóm I và II, với chiều dày phoi cắt
0.15m-0.3m. Khi làm việc với đất cứng hơn thì cần phải xới trước, chiều dày
phoi cắt có thể đạt 0.45-0.5m.
g. Thi công nền đường bằng máy xúc (máy đào).
 Phân loại máy xúc.
• Theo số gầu có thể chia máy xúc một gầu và nhiều gầu.
o Máy xúc một gầu làm việc có tính chu kỳ bao gồm các thao tác: hạ gầu

đào đất, nâng gầu, quay gầu đến chỗ đổ đất và đổ đât. Máy xúc này có
thể làm việc độc lập, cự ly vận chuyển không lớn, thường dùng nhiều
trong công tác làm đường.
o Máy xúc nhiều gầu làm việc có tính chất liên tục, đất được đào và đổ vào
nơi quy định do vậy năng suất rất lớn. Máy xúc này phải thích hợp với
đất mềm, không thích hợp với đất lẫn nhiều đá cứng, đất có độ dính cao;
chủ yếu được dùng trong các công trình đặt biệt: đào hào, kênh mương,
khai thác mỏ…
• Phân loại theo dung tích gầu gồm các loại có dung tích gầu 0.25; 0.5; 1; 1.5;
2; 3… m3; có loại dung tích gầu tới 6m 3. Trong công tác làm đường thường
sử dụng các loại 0.5;1 m3.
• Phân loại theo cấu tạo: chia máy xúc thành đào gầu thuận, gầu ngược, gầu
dây, gầu ngoạm, máy bào đất.
o Máy xúc gầu thuận thường dùng đào đất, đá ở mức cao hơn nơi máy
đứng (taluy dương).
o Máy xúc gầu ngược thường dùng đào đất, đá ở mức thấp hơn máy đứng
(đào rãnh, hố móng…).
o Máy xúc gầu ngoạm thường dùng để bốc xúc vật liệu lên phương tiện
hoặc nạo vét bùn.

11

NHÓM 3 – LỚP XM12CLC

BÁO CÁO MÔN HỌC
THI CÔNG ĐƯỜNG SẮT

o Máy xúc gầu dây thường dùng nạo vét bùn ở kênh mương.
• Phân loại theo bộ phận di động: máy xúc bánh xích, bánh lốp hoặc đi trên

ray.
o Bánh xích: có khả năng làm việc trên các địa hình khó khăn nhưng tính
cơ động không cao.
o Bánh lốp: tính cơ động cao, nhưng cần bộ phận giữ ổn định trong quá
trình đào (chân vịt).
o Loại đi trên ray: cho năng suất lớn. thường chỉ áp dụng trong hầm mỏ.
• Phân loại theo cơ cấu truyền động: truyền động bằng thủy lực hoặc truyền
động cáp.
 Phạm vi sử dụng của máy xúc.
Máy xúc là một trong những loại máy chủ yêu trong xây dựng nền đường.
• Đào nền đường và kết hợp với ô tô chuyển đên đắp ở nền đắp hoặc đổ đi.
• Thi công nền đường nửa đào nửa đắp, đào hoặc lấp hố móng.
• Bốc xúc vật liệu đất đá lên phương tiện.
• Đào bùn (đặc biệt là máy xúc gầu dây).
• Làm công tác dọn dẹp: đào gốc cây, đào đá mồ côi.
• Thi công cống: đào móng cống, lắp cống.
• Làm công tác hoàn thiện nền đường.
h. Thi công nền bằng máy san.
 Phạm vi sử dụng của máy san.
Máy san là một loại máy được sử dụng khá nhiều trong công tác làm đường,
máy san có thể làm được công tác sau:
• San bằng bãi đất rộng, san rải vật liệu.
• Tủ sửa bề mặt nền đường, làm mui luyện theo yêu cầu thiết kế.

12

NHÓM 3 – LỚP XM12CLC

BÁO CÁO MÔN HỌC

THI CÔNG ĐƯỜNG SẮT

• San taluy nền đường và thùng đấu.
• Đắp nền đường cao dưới 0.75m, đào nền đường sâu 0.5m-0.6m, thi công nền
đường nửa đào nửa đắp.
• Đào rãnh thoát nước.
• Đánh cấp bậc trên sườn dốc.
• Ngoài ra còn có thể dùng máy san để xới đất, rẫy cỏ, bóc hữu cơ, trộn vật
liệu, duy tu đường đất.
Máy san thi công được với đất tới xốp, còn đất cứng thì phải xới trước.
Do máy san có khả năng làm tốt công tác hoàn thiện, nên hầu hết các đội thi
công cơ giới đều có loại máy này.
Máy san thường có hai loại: máy san tự hành và máy san kéo theo. Hiện nay chủ
yếu dùng loại máy san tự hành với động cơ có công suất lớn.
III.

Các phương pháp đắp nền.
1. Đổ đất theo từng lớp bằng ô tô.
 Chia ra từng quãng ngắn:
• Đầu tiên là xử lý nền đất dưới cùng
• Tiếp theo là đổ đất xuống nền đã được xử lý
• Dùng máy móc hoặc nhân lực để san đất ra
• Cuối cùng là đầm lèn cho đạt độ chặt
• Tiếp tục quá trình trên cho đến khi đạt cao độ thiết kế
 Chú ý :
• Chiều dày một lớp đất đắp phụ thuộc vào loại đất, khả năng đầm nén của
phương tiện và độ chặt yêu cầu, thông thường từ 15-20 cm
• Sau khi đầm nén lớp dưới đạt độ chặt, tiến hành xử lý bề mặt lớp đất trước
khi đắp lớp mới lên
2. Đổ từng lớp bằng tàu hỏa hoặc xe goòng

13

NHÓM 3 – LỚP XM12CLC

BÁO CÁO MÔN HỌC
THI CÔNG ĐƯỜNG SẮT

Áp dụng trong khi thi công những đoạn có khối lượng đất chở rất lớn.
 Các bước thi công :
• Xúc đất đổ lên toa: đất được múc ra thành đống dài dọc theo đường ray, sau
đó dùng máy múc múc đất lên toa để đi tới chỗ đắp
• Đổ đất trên toa xuống đắp nền:
o Đặt đường ray một bên(theo trắc ngang) ở nơi cần đắp nền, nền đất tự
nhiên ổn định đủ sức chịu tải của đoàn tàu gây nên.
o Sau khi đất được đổ xuống thì dùng máy ủi san đều ra 1 lớp hết trắc
ngang
o Đầm chặt rồi kích ray lên cao, cho vật liệu chèn giữ ray
o Tháo kích và chuyển đường ray qua phía bên kia của trắc ngang và tiến
hành san lấp đầm chặt vị trí mà đoàn tàu đứng trước đó
o Đảm bảo độ chặt ở chỗ đầm trước và sau có độ chặt đồng đều đúng theo
quy định
6. Đổ lấn dần theo lớp xiên
 Áp dụng cho địa hình dốc, nền đắp qua khe vực, hoặc phía dưới đáy có
nước. Chỉ khi không dùng được phương pháp đắp theo từng lớp nằm ngang
thì mới áp dụng cách này.
• Đất được ô tô hoặc máy kéo chở tới rồi đổ thẳng xiên xuống phía dưới, với
kiểu đổ này thì đất sẽ được chất theo từng lớp khá dày.
• Vật liệu phải là loại hạt cứng, to ( như cát, đá, cát lẫn sỏi đá..)

• Khi đã có thể đắp theo lớp thì dừng việc đổ lấn dần và tiến hành đắp theo lớp
nằm ngang
• Phải sử dụng thiết bị đầm đủ khả năng đầm chặt
7. Kiểu thi công đất chuyển ngang từ mỏ ( bãi đất) bên đường vào đắp:

14

NHÓM 3 – LỚP XM12CLC

BÁO CÁO MÔN HỌC
THI CÔNG ĐƯỜNG SẮT

• Dùng vật liệu ở ngay bên đường để làm nền đắp
• Dùng máy ủi đẩy ngang vào đường nếu mỏ chạy dọc theo tuyến đang thi
công
• San thành từng lớp rồi tiến hành đầm chặt
• Máy ủi thường lấy đất từ thùng đấu đắp nền đường cao 1-1,5 m . Máy ủi chỉ
có thể leo dốc tối đa 1/3
o Nếu chiều cao nền đường nhỏ hơn 0,75m thì bố trí thùng đấu cả 2 bên có
chiều rộng 5-7m và chiều sâu 0,7m
o Nếu nền đường cao hơn 0.75m để đảm bảo thoát nước tốt, không nên đào
quá sâu, cần phải mở rộng thùng đấu, khi chiều rộng thùng đấu vượt quá
15m thì nên tiến hành phương pháp phân đoạn đào đất, đào phần giáp
nền đường trước rồi tiến dần ra phía ngoài để tạo độ dốc nghiêng thuận
lợi cho việc đào những lần sau
8. Nâng cấp, cải tạo nền đường cũ
• Ngoài các yêu cầu tương tự đối với nền đắp thông thường ở trên, đối với
những đoạn thi công mở rộng đường cũ cần tuân thủ thêm các quy định như
sau:

• Trước khi thi công phải đào bỏ các kết cấu hiện tại theo các quy định tại các
mục 02100 – Dọn dẹp mặt bẳng và mục 02200 – Dỡ bỏ chướng ngại vật;
• Bố trí các công trình dẫn dòng tạm để đảm bảo không cho bất kỳ nguồn
nước nào chảy vào khu vực thi công;
• Trước khi đắp phải gạt bỏ mái taluy nền đắp cũ hết bề dày lớp hữu cơ sau đó
tạo bậc cấp theo thiết kế rồi mới đắp từ dưới lên;

15

NHÓM 3 – LỚP XM12CLC

BÁO CÁO MÔN HỌC
THI CÔNG ĐƯỜNG SẮT

• Phải có các biện pháp đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn trên đường
hiện tại. Thi công trong mùa mưa phải có biện pháp hạn chế đất rơi vãi trên
mặt đường đang khai thác;
9. Thi công giải thử nghiệm đầm nén
• Đối với mỗi nguồn vật liệu đắp nền, trước khi thi công rộng rãi, Nhà thầu
phải trình đề xuất bằng văn bản về kế hoạch thi công dải đầm thử nghiệm để
xác định dây chuyền thiết bị thi công, số hành trình yêu cầu và phương pháp
điều chỉnh độ ẩm.
• Dải thử nghiệm đầm nén có chiều rộng ≥ 10m và chiều dài ≥ 100m, trên đó
áp dụng biện pháp thi công đã đề xuất với một số điều chỉnh hoặc bổ sung
cần thiết nếu được Kỹ sư TVGS yêu cầu. Việc thử nghiệm đầm nén phải
hoàn thành trước khi được phép áp dụng thi công chính thức.
• Khi kết thúc đầm nén, độ chặt trung bình của dải thử nghiệm sẽ được xác
định bằng cách lấy trung bình kết quả của 10 mẫu thí nghiệm kiểm tra độ
chặt tại chỗ, vị trí thử nghiệm được chọn ngẫu nhiên.

• Nếu độ chặt trung bình của dải thử nghiệm thấp hơn 98% độ chặt của các
mẫu đầm nén trong phòng thí nghiệm được xác định qua các quy trình thử
nghiệm thích hợp với loại vật liệu đắp đang sử dụng thì TVGS có thể yêu
cầu xây dựng một dải thử nghiệm khác.
• Trong quá trình thi công, nếu có thay đổi về vật liệu đắp hoặc thiết bị thi
công thì Nhà thầu phải tiến hành các thử nghiệm đầm nén bổ sung và trình
kết quả thử nghiệm cho Kỹ sư TVGS kiểm tra, trình đại diện Chủ đầu tư
chấp thuận.
• Trong suốt quá trình thi công, Nhà thầu phải triệt để tuân theo quy trình đầm
nén đã xây dựng, và TVGS có thể yêu cầu hoặc Nhà thầu có thể đề nghị xây
dựng một dải thử nghiệm mới khi:
o Có sự thay đổi về vật liệu hay công thức trộn vật liệu.
o Có lý do để tin rằng độ chặt của một dải kiểm tra không đại diện cho lớp
vật liệu đang được rải.
10. Độ chặt yêu cầu của vật liệu đắp nền

16

NHÓM 3 – LỚP XM12CLC

BÁO CÁO MÔN HỌC
THI CÔNG ĐƯỜNG SẮT

• Độ chặt của vật liệu lớp nền thượng được quy định trong mục 03300.
• Các lớp vật liệu nằm bên dưới lớp nền thượng phải được đầm nén tới độ chặt
K≥0,95 (22 TCN 333-06, đầm nén tiêu chuẩn, phương pháp I).
• Trong suốt quá trình thi công, Nhà thầu phải thường xuyên kiểm tra độ chặt
của các lớp vật liệu đã được đầm nén bằng các phương pháp thí nghiệm tại
hiện trường theo tiêu chuẩn 22 TCN 346-06 (phễu rót cát), AASHTO T191,

T205 hoặc các phương pháp đã được chấp thuận khác. Nếu kết quả kiểm tra
cho thấy ở vị trí nào đó mà độ chặt thực tế không đạt thì Nhà thầu phải tiến
hành sửa chữa để đảm bảo độ chặt yêu cầu.
• Việc kiểm tra độ chặt phải được tiến hành trên toàn bộ chiều sâu của lớp đất
đắp, tại các vị trí mà Kỹ sư TVGS yêu cầu. Khoảng cách giữa các điểm kiểm
tra độ chặt không được vượt quá 200m. Đối với đất đắp bao quanh các kết
cấu hoặc mang cống, phải tiến hành kiểm tra độ chặt cho từng lớp đất đắp.
Đối với nền đắp, ít nhất cứ 500 m3 vật liệu được đổ xuống phải tiến hành
một thí nghiệm xác định độ chặt.
• Ít nhất cứ 1500 m2 của mỗi lớp đất đắp đã đầm nén phải tiến hành một nhóm
gồm 3 thí nghiệm kiểm tra độ chặt tại hiện trường. Các thí nghiệm phải được
thực hiện đến hết chiều dày của lớp đất. Đối với đất đắp xung quanh các kết
cấu hoặc mang cống thì với mỗi lớp đất đắp phải tiến hành ít nhất một thí
nghiệm kiểm tra độ chặt.
• Kết quả các thí nghiệm độ chặt tại hiện trường sẽ được sử dụng để đánh giá
chất lượng của toàn bộ hạng mục, Nhà thầu phải có trách nhiệm tập hợp và
chuẩn bị Bảng tổng hợp kết quả thí nghiệm độ chặt, nộp kèm với hồ sơ thanh
toán vào cuối mỗi tháng.
IV.

Kiểm tra chất lượng và nghiệm thu:
1. Kiểm tra chất lượng
 Kiểm tra chất lượng vật liệu đắp theo khối lượng đắp cứ 10.000m3 làm thí
nghiệm 1 lần, mỗi lần lấy 3 mẫu (ngẫu nhiên) và tính trị số trung bình của 3
mẫu. Những chỉ tiêu cần kiểm tra:
• Tỷ trọng hạt đất (∆);

17

NHÓM 3 – LỚP XM12CLC

BÁO CÁO MÔN HỌC
THI CÔNG ĐƯỜNG SẮT

• Thành phần hạt;
• Trạng thái của đất, độ ẩm tự nhiên (W), giới hạn chảy (W i), giới hạn dẻo
(Wp), chỉ số dẻo Ip;
• Dung trọng khô lớn nhất (γmax) và độ ẩm tốt nhất (Wo);
• Góc nội ma sát ϕ, lực dính C;
• CBR hoặc mô đuyn đàn hồi (Eđh).
 Kiểm tra độ chặt đầm nén: Mỗi lớp đất đầm nén xong đều phải kiểm tra độ
chặt với mật độ ít nhất là hai vị trí trên 1000 m 2, nếu không đủ 1000 m2 cũng
phải kiểm tra hai vị trí; khi cần có thể tăng thêm mật độ kiểm tra và chú
trọng kiểm tra cả độ chặt các vị trí gần mặt ta luy. Kết quả kiểm tra phải đạt
trị số độ chặt K tối thiểu qui định mục 3.6 tùy theo vị trí lớp đầm nén. Nếu
chưa đạt thì phải tiếp tục đầm nén hoặc xới lên rồi đầm nén lại cho chặt.
 Những phần của công trình cần lấp đất cần phải nghiệm thu, lập biên bản
trước khi lấp kín gồm:
• Nền móng tầng lọc và vật thoát nước
• Tầng lọc và vật thoát nước
• Thay đổi loại đất khi đắp nền
• Những biện pháp xử lý đảm bảo sự ổn định của nền (xử lý nước mặt, cát
chảy, hang hốc, ngầm...)
• Móng các bộ phận công trình trước khi xây, đổ bê tông...
• Chuẩn bị mỏ vật liệu trước khi bước vào khai thác.
• Những phần công trình bị gián đoạn thi công lâu ngày trước khi bắt đầu tiếp
tục thi công lại.
 Mọi mái taluy, hướng tuyến, cao độ, bề rộng nền đường v.v… đều phải
đúng, chính xác, phù hợp với bản vẽ thiết kế và qui trình kỹ thuật thi công,

hoặc phù hợp với những chỉ thị khác đã được chủ đầu tư và TVGS chấp
thuận. Nếu có sai số phải nằm trong giới hạn cho phép như quy định ở mục
3.1.3

18

NHÓM 3 – LỚP XM12CLC

BÁO CÁO MÔN HỌC
THI CÔNG ĐƯỜNG SẮT

Nhà thầu phải có những sửa chữa kịp thời và cần thiết nếu phát hiện ra những sự sai
khác trong quá trình thi công trước khi nghiệm thu.
2. Sai số cho phép
 Sai số bề rộng đỉnh nền không nhỏ hơn thiết kế, cứ 50m đo kiểm tra một vị
trí.
 Sai số về độ dốc ngang và độ dốc siêu cao không quá ±0,3%, cứ 50m đo một
mặt cắt ngang bằng máy thuỷ bình.
 Sai số độ dốc ta luy không được dốc hơn thiết kế (+10,*), cứ 20m đo một vị
trí bằng các loại máy đo đạc.
 Sai số về vị trí trục tim tuyến, cứ 50m kiểm tra một điểm và các điểm TD,
TC…của đường cong.
 Sai số cao độ trên mặt cắt dọc nằm trong khoảng -15mm đến +10mm (hoặc
-20 đến +10,**), cứ 50m đo 1 điểm tại trục tim tuyến.
 Sai số độ bằng phẳng mặt mái taluy đo bằng khe hở lớn nhất dưới thước 3m
đối với ta luy nền đắp là 30mm. Trên cùng một mặt cắt ngang, đặt thước 3m
rà liên tiếp trên mặt mái ta luy để phát hiện khe hở lớn nhất.

19

NHÓM 3 – LỚP XM12CLC