Trình bày mối quan hệ giữa công ty cổ phần và thị trường chứng khoán

Trình bày mối quan hệ giữa công ty cổ phần và thị trường chứng khoán

Đặc điểm của thị trường chứng khoán là một trong những điều mà bạn nên biết. Trước khi bạn bắt đầu tham gia vào thị trường chứng khoán. Vì thị trường chứng khoán là lĩnh vực đa dạng và cũng rất phức tạp. Đây là nơi diễn ra sự trao đổi và mua bán chứng khoán giữa các nhà đầu tư với nhau. Nhằm huy động nguồn vốn cho nền kinh tế. Vậy thị trường chứng khoán là gì? Gồm có những đặc điểm gì? Vai trò và chức năng của thị trường chứng khoán ra sao? Hãy cùng Gv Lawyers tìm hiểu bài viết sau “Đặc điểm của thị trường chứng khoán – Lưu ý bạn cần biết

Thị trường chứng khoán là gì?

Theo Wikipedia: Thị trường chứng khoán là một tập hợp gồm những người mua, người bán cổ phiếu. Thứ mà đại diện cho quyền sở hữu của họ so với một doanh nghiệp; chúng có thể gồm các cổ phiếu được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán đại chúng, hay những cổ phiếu được giao dịch một cách không công khai. Ví dụ như cổ phần của một công ty tư nhân được bán cho nhà đầu tư bằng cách thông qua các nền tảng gọi vốn cộng đồng. Những khoản đầu tư trên thị trường chứng khoán thường được thực hiện thông qua môi giới chứng khoán, và nền tảng giao dịch điện tử

Đặc điểm của thị trường chứng khoán

  • Được đặc trưng bởi hình thức tài chính trực tiếp và người cần vốn,  người cung cấp vốn đều trực tiếp tham gia vào thị trường và giữa họ không có trung gian tài chính.
  • Đặc điểm của thị trường chứng khoán cơ bản là một thị trường liên tục. Sau khi các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Nó có thể được mua đi bán lại nhiều lần ở thị trường thứ cấp. Thị trường chứng khoán đảm bảo cho các nhà đầu tư có thể chuyển chứng khoán của họ thành tiền mặt bất cứ lúc nào mà họ muốn.
  • Là một thị trường gần với Thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Mọi người tự do tham gia vào thị trường. Không hề có sự áp đặt giá cả trên thị trường chứng khoán. Giá cả ở đây được hình thành dựa trên quan hệ cung  và cầu giữa người bán, người mua.
  • Đặc điểm giao dịch công khai giúp cho thị trường chứng khoán duy trì tính minh bạch trong giao dịch tài chính. Vì tính minh bạch nên những người tham gia đều nắm được thông tin về giá cả cổ phiếu đang được giao dịch trên thị trường. Và những người tham gia có thể truy cập vào những thông tin tương tự giúp cho họ có thể giao dịch tự do, hiệu quả.
  • Khả năng thanh khoản là một trong những đặc điểm của thị trường chứng khoán, tạo nên sự hấp dẫn của thị trường chứng khoán đối với các nhà đầu tư. Việc kinh doanh tự do và  minh bạch diễn ra trên thị trường chứng khoán dựa trên nguồn cung – cầu. Bằng cách này, thì các nhà đầu tư có thể chuyển đổi những cổ phần họ sở hữu thành tiền mặt, cũng như các loại chứng khoán khác khi họ muốn thông qua cơ chế định giá đang được hoạt động.

Trình bày mối quan hệ giữa công ty cổ phần và thị trường chứng khoán

Chức năng của thị trường chứng khoán

Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế

Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán được các công ty phát hành. Lúc đó số tiền nhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua đó góp phần mở rộng sản xuất. Bằng cách hỗ trợ các hoạt động đầu tư cho công ty. Thị trường chứng khoán đã có những tác động quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân hiện nay. Thông qua đặc điểm của thị trường chứng khoán, chính phủ và chính quyền ở các địa phương cũng huy động được nguồn vốn cho mục đích sử dụng, đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế nhằm phục vụ các nhu cầu chung của xã hội.

Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng

TTCK tạo ra một môi trường đầu tư lành mạnh cùng với các cơ hội lựa chọn phong phú. Các loại chứng khoán trên thị trường rất khác nhau về tính chất và thời hạn, độ rủi ro và cho phép các nhà đầu tư có thể lựa chọn cho các loại hàng hóa phù hợp với khả năng, mục tiêu, sở thích của mình. Chính vì vậy, TTCK góp phần đáng kể trong việc làm tăng mức tiết kiệm quốc gia.

Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán

Nhờ có TTCK mà nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặt hay các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng thanh khoản là một trong những đặc điểm hấp dẫn của chứng khoán đối với người đầu tư. Đây là yếu tố cho thấy được tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư. TTCK hoạt động càng năng động, và có hiệu quả thì càng có khả năng nâng cao tính thanh khoản của các chứng khoán được giao dịch trên thị trường.

Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp

Thông qua những đặc điểm của thị trường chứng khoán về giá chứng khoán và hoạt động của các doanh nghiệp được phản ảnh một cách tổng hợp, chính xác, giúp cho việc đánh giá, so sánh hoạt động của các doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện. Từ đó tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm.

Tạo môi trường giúp chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô

Các chỉ báo của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén, chính xác. Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng và nền kinh tế tăng trưởng. Và ngược lại giá chứng khoán giảm cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Vì thế, TTCK được gọi là phong vũ biểu của nền kinh tế và cũng là một công cụ quan trọng nhằm giúp chính phủ thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô. Thông qua TTCK, chính phủ có thể mua, bán trái phiếu chính phủ để tạo ra nguồn thu nhằm bù đắp thâm hụt ngân sách và quản lý lạm phát. Ngoài ra, chính phủ cũng có thể sử dụng một số chính sách và biện pháp tác động vào TTCK. Nhằm định hướng đầu tư bảo đảm sự phát triển cân đối của nền kinh tế.

XEM THÊM: Giao dịch chứng khoán phái sinh: Đường đã mở nhưng không dễ đi

-->

Câu 1. Phân tích mối quan hệ giữa thị trường sơ cấp và thứ cấp. Từ đó liên hệ với hoàn thiện và phát triển TTCK việt namTheo quá trình luân chuyển vốn, TTCK được phân chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.TT sơ cấp hay thị trường cấp 1 là thị trường phát hành ra các chứng khoán hay nơi mua bán các chứng khoán đầu tiên. Tại thị trường này, giá cả chứng khoán là giá phát hành. Việc mua bán chứng khoán trên thị trường sơ cấp làm tăng vốn cho nhà phát hành.TT thứ cấp hay thị trường cấp 2 là thị trường giao dịch, mua bán trao đổi những chứng khoán đã được phát hành nhằm mục đích kiếm lời, di chuyển vốn đầu tư hay di chuyển tài sản xã hội.Thị trường sơ cấp là cơ sở, là tiền đề cho sự hình thành và phát triển của thị trường thứ cấp vì đó là nơi cung cấp hàng hóa chứng khoán trên thị trường thứ cấp. Không có thị trường sơ cấp thì không thể có sự xuất hiện của thị trường thứ cấp. Ngược lại, thị trường thứ cấp đến lượt nó là động lực, là điều kiện cho sự phát triển của thị trường sơ cấp. Mối quan hệ đó thể hiện qua các giác độ:Thứ nhất, TT thứ cấp làm tăng tính lỏng cho các chứng khoán đã phát hành, làm tăng sự ưa chuộng của chứng khoán và giảm rủi ro của các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư sẽ dễ dàng hơn trong việc sàng lọc, lựa chọn, thay đổi danh mục đầu tư, trên cơ sở đó, doanh nghiệp giảm bớt được chi phí huy động và sử dụng vốn, tăng hiệu quả quản lý doanh nghiệp. Việc tăng tính lỏng của chứng khoán tạo điều kiện chuyển đổi thời hạn của vốn, từ ngắn hạn sang trung và dài hạn, đồng thời tạo điều kiện phân phối vốn một cách hiệu quả.Thứ hai, TT thứ cấp được coi là tt định giá các công ty, xác định giá các chứng khoán đã phát hành trên thị trường sơ cấp.Thứ ba, thông qua việc xác định giá, tt thứ cấp cung cấp một danh mục chi phí vốn tương ứng với mức đọ rủi ro khác nhau của từng phương án đầu tư, tạo cơ sở tham chiếu cho các nàh phát hành cũng như các nhà đầu tư trên thị trường sơ cấp. Thông qua “ bàn tay vô hình”, vốn sẽ được chuyển đến những công ty làm ăn hiệu quả nhất, qua đó làm tăng hiệu quả kinh tế xã hội.Thị trường chứng khoán sơ cấp và thứ cấp ở Việt Nam:TT sơ cấp hoạt đọng lặng lẽ,hầu như không mấy ai biết đến, người tham gia chủ yếu là các nhà quản lý. Khối lượng chứng khoán giao dịch ít, chưa xứng với khả năng tạo vốn của thị trường này. Thông tin trên thị trường còn thiếu và chưa chính xác để các nhà đầu tư có thể đánh giá mức đọ rủi ro của doanh nghiệp để ra quyết định đầu tư.TTTC tuy rất sôi nổi trong năm 2006-2007 nhưng sang năm 2008 đã trở nên ảm đạm. Hơn nữa, tttc phát triển chủ yếu là SGDCK, thị trường OTC chưa phát triển rộng rãi. Trên TTTC còn tồn tại nhiều giao dịch và tài khoản ảo, xảy ra hiện tượng đầu cơ gây bất ổn thị trường. Số mã chứng khoán còn ít, chủ yếu là cổ phiếu, còn trái phiếu, tín phiếu kho bạc … thì rất ít hoặc không có.TT trái phiếu VN gần như đóng băng, chỉ gói gọn trong 1 vài nhà đầu tư lớn và các nhà đầu tư nước ngoài vì khối lượng giao dịch lớn, các nhà đầu tư nhỏ trong nước không đáp ứng được. Thêm vào đó, trái phiếu chính phủ chủ yếu do các NH nắm giữ và các NH thường nắm giữ đến khi đáo hạn.Vì vậy, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chỉ được biết đến như thị trường cổ phiếu mà thôi.Câu 2. Anh chị hãy tóm tắt các mô hình và những hoạt động cơ bản của công ty chứng khoán, liên hệ thực tiễn hoạt động của công ty chứng khoán VN hiện nayCông ty chứng khoán là một tổ chức tài chính trung gian thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường chứng khoán.I.Các mô hình tổ chức kinh doanh của công ty chứng khoán1.Mô hình công ty chứng khoán đa năng: Công ty chứng khoán được tổ chức dưới hình thức một tổ hợp dịch vụ tài chính tổng hợp bao gồm kinh doanh chứng khoán, kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ tài chính. Mô hình này được biểu hiện dưới 2 hình thức sau: - Loại đa năng một phần (kiểu Anh): theo mô hình này các ngân hàng muốn kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm phải thành lập công ty con hạch toán độc lập và hoạt động tách rời với hoạt động kinh doanh tiền tệ. - Loại đa năng hoàn toàn (kiểu Đức): các ngân hàng được phép trực tiếp kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm và kinh doanh tiền tệ cũng như các dịch vụ tài chính khác.2. Mô hình công ty chứng khoán chuyên doanh Hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ do các công ty độc lập và chuyên môn hoá trong lĩnh vực chứng khoán đảm trách, các ngân hàng không được tham gia kinh doanh chứng khoán. Ưu điểm của mô hình này là hạn chế được rủi ro cho hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện cho các công ty chứng khoán đi vào chuyên môn hoá sâu trong lĩnh vực chứng khoán để thúc đẩy thị trường phát triển. II.Hoạt động cơ bản của công ty chứng khoán1. Nghiệp vụ môi giới: Môi giới chứng khoán là hoạt động trung gian hoặc đại diện mua, bán chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng. Công ty chứng khoán đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại SGDCK hoặc thị trường OTC mà chính khách hàng phải chịu trách nhiệm đối với kết quả giao dịch của mình. 2. Nghiệp vụ tự doanh Tự doanh là việc công ty chứng khoán tự tiến hành các giao dịch mua, bán chứng khoán cho chính mình. Mục đích của hoạt động tự doanh là nhằm thu lợi nhuận cho chính công ty thông qua hành vi mua, bán chứng khoán với khách hàng. Hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán được thực hiện thông qua cơ chế giao dịch trên SGDCK hoặc thị trường OTC. 3. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành Bảo lãnh phát hành là việc công ty chứng khoán có chức năng bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức việc phân phối chứng khoán và giúp bình ổn giá chứng khoán trong giai đoạn đầu sau khi phát hành.4. Nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư Đây là nghiệp vụ quản lý vốn uỷ thác của khách hàng để đầu tư vào chứng khoán thông qua danh mục đầu tư nhằm sinh lợi cho khách hàng trên cơ sở tăng lợi nhuận và bảo toàn vốn cho khách hang5. Nghiệp vụ tư vấn và đầu tư chứng khoánTư vấn đầu tư chứng khoán là việc công ty chứng khoán thông qua hoạt động phân tích để đưa ra các lời khuyên, phân tích các tình huống và có thể thực hiện một số công việc dịch vụ khác liên quan đến phát hành, đầu tư và cơ cấu tài chính cho khách hàng.6. Các nghiệp vụ phụ trợ a. Lưu ký chứng khoán: Là việc lưu giữ, bảo quản chứng khoán của khách hàng thông qua các tài khoản lưu ký chứng khoán, công ty chứng khoán sẽ nhận được các khoản thu phí lưu ký chứng khoán, phí gửi, phí rút và phí chuyển nhượng chứng khoán. b. Quản lý thu nhập của khách hàng (quản lý cổ tức): công ty chứng khoán sẽ theo dõi tình hình thu lãi, cổ tức của chứng khoán và đứng ra làm dịch vụ thu nhận và chi trả cổ tức cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng. c. Nghiệp vụ tín dụng: bên cạnh nghiệp vụ môi giới chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng, công ty chứng khoán còn triển khai dịch vụ cho vay chứng khoán để khách hàng thực hiện giao dịch bán khống (short sale) hoặc cho khách hàng vay tiền để khách hàng thực hiện nghiệp vụ mua ký quỹ (margin purchase).d. Nghiệp vụ quản lý quỹ: công ty chứng khoán cử đại diện của mình để quản lý quỹ và sử dụng vốn và tài sản của quỹ đầu tư để đầu tư vào chứng khoán. Công ty chứng khoán được thu phí dịch vụ quản lý quỹ đầu tư. III. Hoạt động các công ty chứng khoán VN hiện nay:Theo nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007 quy định, công ty chứng khoán đã được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhưng không đáp ứng đủ điều kiện về vốn sẽ phải làm thủ tục tăng vốn trong thời hạn hai năm kể từ ngày Nghị định có hiệu lực.Các CTCK nếu muốn đáp ứng đủ các điều kiện về vốn theo quy định mà không gây ảnh hưởng đến thị trường thì thường cắt giảm 2 nghiệp vụ: bảo lãnh phát hành, tự doanh. Tự doanh chính là nghiệp vụ đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty trong thời kì trước đó. Nếu vẫn muốn hoạt động trên cả 4 nghiệp vụ thì phải tăng vốn.Bảo lãnh phát hành chứng khoán ngốn nhiều vốn nhất (165 tỷ đồng) được nhiều công ty chứng khoán chọn cắt giảm,thị trường hiện tập trung vào hai nghiệp vụ chính: môi giới và tư vấn đầu tư, vốn cần thiết cho hai mảng này cũng chỉ có 35 tỷ đồng. Tính đến 30/8/2007, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã cấp phép hoạt động kinh doanh chứng khoán cho 61 công ty, với tổng số vốn điều lệ đạt 5.735 tỷ đồng. Trong đó, có 43 công ty được cấp phép 4 nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, tự doanh chứng khoán và bảo lãnh phát hành chứng khoán.Đến tháng 11/2009, Việt Nam đã có 105 công ty chứng khoán được cấp phép hoạt động (tăng gấp 2 lần so với năm 2007) với tổng số vốn điều lệ hơn 29.269 tỷ đồng. Đối với lĩnh vực môi giới trái phiếu, 10 công ty chứng khoán lớn nhất chiếm tới 95,77% thị phần (51,97% thị phần môi giới trên HOSE và 42,13% thị phần trên HNX). Lớn nhất là VCBS (39,96%), Agriseco (18,85%), Sacombank-SBS (14,52%). Đây đều là những công ty chứng khoán trực thuộc các ngân hàng. VCBS cũng đứng thứ 2 về thị phần môi giới trái phiếu tại HoSE trong quý 3 với 32,26%.Đối với hoạt động tự doanh: trong quý I /2009 hàng loạt công ty chứng khoán đã nộp đơn lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xin rút bớt nghiệp vụ tự doanh. Cổ phiếu xuống dốc không phanh, thậm chí có những mã blue-chip giảm còn 50 - 70% giá trị sổ sách, khiến nhiều công ty chứng khoán lỗ nặng ở mảng tự doanh. Tuy nhiên đến quý II thì hoạt động tự doanh lại là mảng tạo ra lợi nhuận chính cho CTCK. Quý II/2009, TTCK Việt Nam có những chuyển biến tích cực. VN-Index và HNX-Index tăng tương ứng 59,7% và 53% đi kèm với giá trị giao dịch lên tới hàng nghìn tỷ đồng mỗi phiên.Kết thúc 6 tháng đầu năm, nhiều CTCK công bố lợi nhuận khả quan: CTCK Bảo Việt (BVSC) đạt 95,35 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, hoàn thành 338,7% kế hoạch năm; CTCK HSC đạt 123,77 tỷ đồng lợi nhuận, vượt 17% kế hoạch năm. CTCK Sài Gòn (SSI) và CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) đã hoàn thành lần lượt 90% và 87,14% kế hoạch lợi nhuận năm 2009.Câu 3. Phân tích các đặc điểm cơ bản của chứng khoánChứng khoán là những giấy tờ có giá và có khả năng chuyển nhượng, xác định số vốn đầu tư (tư bản đầu tư); chứng khoán xác nhận quyền sở hữu hoặc quyền đòi nợ hợp pháp, bao gồm các điều kiện về thu nhập và tài sản trong một thời hạn nào đó. Chứng khoán là một tài sản tài chính có các đặc điểm cơ bản: 1.Tính thanh khoản (Tính lỏng): Tính lỏng của tài sản là khả năng chuyển tài sản đó thành tiền mặt. Khả năng này cao hay thấp phụ thuộc vào khoảng thời gian và phí cần thiết cho việc chuyển đổi cũng như rủi ro của việc giảm sút giá trị của tài sản đó do chuyển đổi. Chứng khoán có tính lỏng cao hơn so với các tài sản khác, thể hiện qua khả năng chuyển nhượng cao trên thị trường. Các chứng khoán khác nhau có khả năng chuyển nhượng là khác nhau. 2.Tính rủi ro: khả năng sụt giảm giá trị của chứng khoán.Chứng khoán là các tài sản tài chính mà giá trị của nó chịu tác động lớn của rủi ro, bao gồm rủi ro có hệ thống và rủi ro phi hệ thống. Rủi ro có hệ thống hay rủi ro thị trường là loại rủi ro tác động tới toàn bộ hoặc hầu hết các tài sản. Loại rủi ro này chịu tác động của các điều kiện kinh tế chung như: lạm phát, sự thay đổi tỷ giá hối đoái, lãi suất, rr chính trị v.v. Loại rủi ro này không thể loại bỏ hoặc hạn chế bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư.Rủi ro phi hệ thống là loại rủi ro chỉ tác động đến một tài sản hoặc một nhóm nhỏ các tài sản. Loại rủi ro này thường liên quan tới điều kiện của nhà phát hành. Các nhà đầu tư thường quan tâm tới việc xem xét, đánh giá các rủi ro liên quan, trên cơ sở đó đề ra các quyết định trong việc lựa chọn, nắm giữ hay bán các chứng khoán. Điều này phản ánh mối quan hệ giữa lợi tức và rủi ro hay sự cân bằng về lợi tức - người ta sẽ không chịu rủi ro tăng thêm trừ khi người ta kỳ vọng được bù đắp bằng lợi tức tăng thêm. Loại rủi ro này có hạn chế bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư.3.Tính sinh lợi: khả năng đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư của chứng khoán (lợi tức, chênh lệch giá).Chứng khoán là tài sản tài chính mà khi sở hữu nó, nhà đầu tư mong muốn nhận được thu nhập lớn hơn trong tương lai. Thu nhập này được bảo đảm bằng lợi tức được phân chia hàng năm và việc tăng giá chứng khoán trên thị trường. Khả năng sinh lợi bao giờ cũng quan hệ chặt chẽ với rủi ro của tài sản.Khi khả năng thanh khoản của chứng khoán tăng, rủi ro tăng, từ đó danh lợi kỳ vọng của chứng khoán tăng.4.Hình thức của chứng khoán: Hình thức của các loại chứng khoán có thu nhập (cố định hoặc biến đổi) thường bao gồm phần bìa và phần bên trong. Ngoài bìa ghi rõ quyền đòi nợ hoặc quyền tham gia góp vốn. Số tiền ghi trên chứng khoán được gọi là mệnh giá của chứng khoán. Đối với giấy tờ có giá với lãi suất cố định bên trong có phiếu ghi lợi tức (Coupon) - ghi rõ lãi suất hoặc lợi tức sẽ được hưởng. Đối với giấy tờ có giá mang lại cổ tức (cổ phiếu) bên trong chỉ ghi phần thu nhập nhưng không ghi xác định số tiền được hưởng, nó chỉ đảm bảo cho người sở hữu quyền yêu cầu về thu nhập do kết quả kinh doanh của công ty và được phân phối theo nghị quyết của đại hội cổ đông. Ngoài phiếu ghi lợi tức còn kèm theo phiếu ghi phần thu nhập bổ sung (xác nhận phần đóng góp luỹ kế). Câu 4.hình thành và phát triển TTCK cho DN vừa và nhỏ1.Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ.“ DNV&N là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”.2.Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường chứng khoán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ:1. Sự ổn định và tăng trưởng kinh tế sẽ tạo ra nhiều việc làm mới, tăng thu nhập của dân cư, nâng mức tích luỹ trong dân, tăng nhu cầu đầu tư ,tăng số lượng nđt tham gia tt.Tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp, giúp mở rộng quy mô hoạt động sxkd.Tăng cầu về vốn,kích thích DN tham gia thị trường.Tạo ra một môi trường đầu tư hiệu quả, giúp làm giảm rủi ro và làm tăng hiệu quả của hoạt động đầu tư. 2. Khung pháp lý đầy đủ và đồng bộ đảm bảo cho hoạt động của thị trường được diễn ra một cách công bằng, công khai và minh bạch.Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ thể tham gia thị trường. 3.Năng lực của các cơ quan quản lý Nhà nước.Đảm bảo cho thị trường hoạt động theo đúng các quy định của pháp luật.4.Công chúng đầu tư.Nhà đt cần phải có sự hiểu biết,nắm bắt nhanh các cơ hội, tránh rủi ro. Các nhà quản lý cần phải tăng tuyên truyền, phổ biến kiến thức cơ bản về chứng khoán cho các nhà đầu tư, có những hỗ trợ cần thiết, đặc biệt là về tài chính khi họ tham gia thị trường.5.Sự tích cực tham gia của các DNV&N. Một thị trường phát triển phải dựa trên sự tương hợp giữa cung và cầu .Sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp sẽ góp phần tạo ra lượng cung lớn cho thị trường6. Hệ thống các trung gian tài chính: Các ctyCK là những tổ chức trung gian có phạm vi hoạt động rộng nhất trên TTCK cũng tác động nhiều mặt đến DN.II. Tình hình các DNV&N ở nước ta hiện nay.-Khu vực kinh tế tư nhân non trẻ nước ta hiện nay chủ yếu bao gồm các DNV&N, không ngừng phát triển cả về quy mô, số lượng, tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế,chiếm khoảng 88% tổng số doanh nghiệp cả nước.-Tuy nhiên, trong quá trình phát triển các DNV&N vẫn gặp rất nhiều khó khăn nhất là khó khăn do thiếu vốn để sản xuất và mở rộng sản xuất kinh doanh.-Các DNV&N ở nước ta hiện nay chủ yếu huy động vốn thông qua thị trường tài chính phi chính thức, rất khó có thể tiếp cận được với nguồn tín dụng ngân hang,vì đòi hỏi phải có sự đánh giá ngặt nghèo về phương án trả nợ. Thị trường bất động sản hiện nay đang bị đóng băng cũng gây ra một trở ngại cho doanh nghiệp trong việc thế chấp tài sản…phát hành chứng khoán là một hướng tiếp cận nguồn vốn phù hợp và hiệu quả nhất trong tình hình TTCK phát triển như hiện nay1. các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham ja TTCK ở Việt Nam hiện nay có1 Những lợi thế - Tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp- Tăng tính năng động trong hđ quản lý kinh doanh- Hưởng nhiều ưu đãi về thuế chính sách khi được niêm yết trên TTCK- Quảng bá tên tuổi, hình ảnh công ty , tăng tính thanh khoản của chứng khoán .2 Một số yếu tố gây e ngại -Chưa đáp ứng các thủ tục đăng ký giao dịch trên TTGDCK-Các thành viên cty, thành viên hội đồng quản trị chưa trang bị đủ kiến thức về TTCK-Chi phí lớn,ngại công bố báo cáo tài chính,hồ sơ phức tạp..2. thực trạng thị trường chứng khoán của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay.+ TTGDCK Hà Nội đã đi vào hoạt động và đạt được những kết quả rất đáng khích lệ, tạo ra được một sân chơi lành mạnh cho các DNV&N có cơ hội tham gia trên TTCK.+ hàng hoá trên thị trường ngày càng phong phú, số lượng phát hành ngày càng tăng.+ nhà đầu tư đã bắt đầu khẳng định được năng lực tham gia thị trường.+ hệ thống các trung gian tài chính ngày càng phát triển và hoạt động ngày càng chuyên nghiệp hơn trên TTCK.+ hệ thống cở sở vật chất kỹ thuật của toàn thị trường ngày càng được đầu tư hiện đại.+ hoạt động quản lý, giám sát thị trường ngày càng quy củ và chặt chẽ, công khai, minh bạch, rõ ràngCâu 6. Quan điểm phát triển thị trường OTC là một giải pháp tốt để phát triển thị trường CK việt nam trong giai đoạn hiện nay, bình luận quan điểm nàyQuy mô thị trường Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê về thực trạng doanh nghiệp năm 2001-2003, tính đến cuối năm 2002, cả nước có 2.829 công ty cổ phần. Trong đó 557 công ty nhà nước được cổ phần hoá, 2.272 công ty cổ phần không có vốn nhà nước. Tổng vốn tự có của các doanh nghiệp này là 20.937 tỷ đồng, gấp 20 lần tổng vốn điều lệ và 10 lần vốn hoá của các công ty niên yết tại thời điểm đó. Tính đến thời điểm tháng 6 năm 2005, cả nước có gần 2000 doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá và trên 3000 công ty cổ phần. Tổng vốn điều lệ của các công ty này hơn hơn rất nhiều lần khối lượng vốn hoá trên thị trường chính thức. Đây chính là nguồn cung của thị trường OTC.Xu hướng phát triển thị trường OTC Việt Nam:TT OTC VN phát triển từ hình thái thị trường quản lý lỏng lẻo, không có tổ chức chặt chẽ đến thị trường có tổ chức, có sự quản lý của Nhà nước. Cho đến này, TT đã phát triển hình thức giao dịch điện tử hiện đại.Cụ thể:- Hình thức tổ chức: HASTC khai trương và đi vào hoạt động vào năm 2005 và hoạt động theo mô hình thị trường OTC- Hàng hóa trên thị trường: HASTC tổ chức đăng kí và giao dịch cho cổ phiếu chưa niêm yết hoặc chưa đủ điều kiện niêm yết, hoặc đủ điều kiện niêm yết nhưng không có nhu cầu niêm yết trên HoSE.- Tính thanh khoản của chứng khoán trên OTC còn chưa cao. Nhiều ck trên thị trường tốt nhưng không có người mua.- Tiêu chuẩn niêm yết trên OTC: HASTC tập trung giao dịch chủ yếu những doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 5 tỷ đồng trở lên, hđ kinh doanh 1 năm có lãi, có 50 cổ đông bên ngoài.- Phương thức giao dịch: Thỏa thuận thương lượng song phương- Quản lý thị trường: Nhà nước có pháp luật về quản lý thị trường, sự quản lý minh bạch và chặt chẽ.Nhận xét chung:Ở VN, TTCK tập trung có quy mô khoảng 145 triệu $, nhưng trên thị trường tự do lại có khoảng 1 tỷ $ cổ phiếu được mua bán, thị trường chính thức có khoảng 15000 nhà đầu tư, trong khi đó thị trường không chính thức có hơn 200000 nhà đầu tư. Như vậy, thị trường chứng khoán tự do của Việt Nam không hề nhỏ nhưng lại không được kiểm soát. Vì vậy, phát triển thị trường OTC là một giải pháp tốt để phát triển thị trường OTC ở Việt Nam.Theo đánh giá, tiềm năng của thị trường OTC ở Việt Nam hiện nay và trong tương lai là rất lớn, nhất là trong điều kiện số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa nhưng chưa đủ điều kiện niêm yết trong thời gian tới sẽ tăng lên. Với thực trạng phát triển OTC hiện nay, nếu không có một khung pháp lý hoàn chỉnh bao gồm cả các điều khoản bảo vệ nhà đầu tư và một hệ thống giám sát hiệu quả hoạt động trên thị trường, thì nguy cơ xảy ra lũng đoạn thị trường là rất lớn mà rủi ro nghiêng về phía các nhà đầu tưCâu 7. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá CKGiá trị thực hay giá trị kinh tế của một tài sản là giá trị hiện tại của những luồng tiền trong tương lai dự tính thu được từ tài sản đó, được chiết khấu về thời điểm hiện tại với tỷ lệ lợi tức yêu cầu thích hợp của NĐT. Giá trị này là lượng tiền mà NĐT xem xét là cân bằng trong điều kiện cho trước về số lượng, thời điểm, mức độ rủi ro của những luồng tiền trong tương tai.Mục đích của NĐT là xác định giá trị kinh tế hay giá trị thực của một tài sản. Quan điểm này đúng cho việc định giá tất cả tài sản và nó là cơ sở cho việc xác định giá chứng khoán. Theo đó, giá trị chứng khoán bị tác động bởi 3 nhân tố:1. Độ lớn và thời điểm của những luồng tiền dự tính trong tương lai của chứng khoán.Độ lớn luồng tiền dự tính càng cao, giá chứng khoán càng cao.2. Mức độ rủi ro của luồng tiền, hay độ không chắc chắn của luồng thu nhậpMức độ rủi ro của thu nhập càng lớn, giá chứng khoán càng lớn3. Tỷ lệ lợi tức yêu cầu của NĐT đối với việc thực hiện đầu tư. Tỷ lệ lợi tức này phụ thuộc vào mức độ rủi ro, vào ý muốn chủ quan của mỗi NĐT. Tỷ lệ này biểu hiện thái độ của NĐT trong việc dự đoán rủi ro và nhận biết rủi ro của tài sản.Tỷ lệ lợi tức yêu cầu là tỷ lệ lợi tức tối thiểu cần thiết để thu hút NĐT mua hoặc giữ chứng khoán. Tỷ lệ này phải cao để bù đắp cho NĐT, vì rủi ro chứa đựng trong những luồng tiền tương lai của tài sản, nên đây là tỷ lệ lợi tức cân bằng với rủi ro.Về mặt lý thuyết, mỗi NĐT có thể yêu cầu một tỷ lệ lợi tức khác nhau đối với mỗi loại chứng khoán cụ thể. Tuy nhiên, giám đốc tài chính chỉ quan tâm đến tỷ lệ lợi tức yêu cầu được biểu hiện bằng giá cả thị trường của chứng khoán công ty. Nói cách khác, sự nhất trí của các NĐT về một tỷ lệ lợi tức dự tính được phản ánh trong giá cả thị trường hiện tại của chứng khoán. Đối với tổ chức phát hành, việc xác định tỷ lệ lợi tức yêu cầu có ý nghĩa quan trọng trong việc hoạch định và thực thi chính sách quản trị vốn, chính sách đầu tư, bởi tỷ lệ này là thông số quan trọng trong việc xác định lãi suất danh nghĩa khi công ty phát hành trái phiếu mới, đồng thời cũng là cơ sở xác định chi phí vốn đối với tổ chức phát hành. Đối với NĐT, việc xác định đúng tỷ lệ lợi tức yêu cầu không chỉ giúp họ xác định đúng giá trị chứng khoán mà còn giúp họ hoạch định và thực thi chính sách quản lý danh mục đầu tư. Đối với Chính phủ, tỷ lệ lợi tức yêu cầu là thông số quan trọng trong hoạch định và thực thi chính sách tài chính tiền tệ.Mô hình định giá cơ bản có thể định nghĩa về mặt toán học như sau: Trong đó: Ct: Luồng tiền dự tính nhận được tại thời điểm tPV: Giá trị thực hay giá trị hiện tại của mỗi tài sản tạo ra những luồng tiền tương lai dự tính C từ năm thứ nhất đến năm thứ n.k: Tỷ lệ lợi tức yêu cầu của NĐTn: Số năm mà luồng tiền xuất hiện.Câu 8. Trình bày phương thức phát hành cổ phiếu của doanh nghiệpTheo đối tượng mua bán chứng khoán, phương thức phát hành được phân chia thành phát hành riêng lẻ (phát hành mang tính nội bộ) và phát hành ra công chúng (hay còn gọi là hình thức chào bán công khai). 1. Phát hành riêng lẻ: là việc phát hành trong đó chứng khoán được bán trong phạm vi một số người nhất định (thông thường là cho các nhà đầu tư có tổ chức), với những điều kiện hạn chế và khối lượng phát hành phải đạt một mức nhất định.Việc phát hành chứng khoán riêng lẻ thông thường chịu sự điều chỉnh của Luật công ty. Chứng khoán phát hành dưới hình thức này không phải là đối tượng được niêm yết và giao dịch trên thị trường chứng khoán sơ cấp. Luật pháp các nước cũng có những quy định cụ thể đối với hình thức phát hành riêng lẻ. Các doanh nghiệp thường lựa chọn phát hành riêng lẻ bởi một số nguyên nhân sau: - không đủ tiêu chuẩn để phát hành ra công chúng- Số lượng vốn cần huy động nhỏ, mục đích chọn phát hành riêng lẻ để giảm chi phí. - phát hành cổ phiếu nhằm mục đích duy trì các mối quan hệ trong kinh doanh - Phát hành cho cán bộ công nhân viên chức của công ty. 2. Phát hành ra công chúng: Là hình thức phát hành trong đó chứng khoán được phát hành rộng rãi ra công chúng cho một số lượng lớn các nhà đầu tư nhất định, trong đó phải đảm bảo một tỷ lệ cho các nhà đầu tư nhỏ. Ngoài ra, tổng khối lượng phát hành chứng khoán cũng phải đạt một tỷ lệ theo quy định. Việc phát hành chứng khoán ra công chúng phải được cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán cấp giấy phép hoặc chấp thuận. Sau khi phát hành trên thị trường sơ cấp, chứng khoán sẽ được giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán khi đã đáp ứng được các quy định về niêm yết chứng khoán của SGDCK. Tổ chức phát hành chứng khoán ra công chúng phải thực hiện một chế độ báo cáo, công bố thông tin công khai và chịu sự quản lý, giám sát riêng theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Việc phát hành cổ phiếu ra công chúng được thực hiện theo một trong hai phương thức sau: + Phát hành lần đầu ra công chúng (IPO): là việc phát hành trong đó cổ phiếu của công ty lần đầu tiên được bán rộng rãi cho công chúng đầu tư. Nếu cổ phần được bán lần đầu cho công chúng nhằm tăng vốn thì đó là IPO sơ cấp, còn khi cổ phần được bán lần đầu từ số cổ phần hiện hữu thì đó là IPO thứ cấp. + Chào bán sơ cấp (phân phối sơ cấp): là đợt phát hành cổ phiếu bổ sung của công ty cho rộng rãi các công chúng đầu tư.Để phát hành cổ phiếu ra công chúng, dn phải đảm bảo các điều kiện sau:- Quy mô vốn: đáp ứng yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu, sau khi phát hành phải đạt % nhất định về vốn cổ phần và số lượng công chúng nắm giữ - Tính liên tục của hoạt động sản xuất kinh doanh: dn được thành lập và hoạt động trong tg nhất định (3-5 năm).- Đội ngũ quản lý công ty : có năng lực và trình độ quản lý các hoạt động cty.- Hiệu quả sản suất kinh doanh: cty phải làm ăn có lãi với mức lợi nhuận không thấp hơn quy định và trong 1 số năm liên tục.- Dự án khả thi: dn phải có dự án khả thi trong việc sử dụng nguồn vốn huy động đượcViệc phân biệt phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng là để xác định những người phát hành rộng rãi ra công chúng phải là những công ty có chất lượng cao, hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, nhằm bảo vệ cho công chúng đầu tư nói chung, nhất là những nhà đầu tư nhỏ thiếu hiểu biết. Đồng thời, đây cũng là điều kiện để xây dựng một thị trường chứng khoán an toàn, công khai và có hiệu quả.Phần 2 - Câu 13. Những hoạt động của NHTM trên TTCKHoạt động của NHTM trên thị trường chứng khoán có thể được xem xét trên thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp:1.Trên thị trường sơ cấp:·Hoạt động phát hành trái phiếu:nhằm phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng, đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn. Mặc dù chưa phổ biến và liên tục, nhưng đây là một kênh huy động vốn lớn cho các NHTM. Các NHTM phát hành trái phiếu có ý nghĩa quan trọng: góp phần tăng hàng hoá cho thị trường chứng khoán, là một kênh dẫn vốn quan trọng cho các NHTM cho mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế.·Hoạt động tham gia đầu tư trực tiếp trên thị trường chứng khoánCác NHTM, với tiềm lực tài chính mạnh và khả năng sử dụng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn, có thể đóng vai trò là nhà đầu tư lớn trên thị trường trái phiếu, đặc biệt là đối với trái phiếu Chính phủ, vốn đòi hỏi tầm nhìn đầu tư trung và dài hạn. Trong năm 2005, tổng lượng trái phiếu Chính phủ phát hành là 17.226 tỷ đồng, trong đó các NHTM mua 12.058 tỷ đồng, chiếm khoản 70%.·Hoạt động phân phối, bảo lãnh phát hành:NHTM đóng vai trò quan trọng trên thị trường trái phiếu với tư cách là đại lý phát hành (đại lý sơ cấp) hoặc bảo lãnh phát hành.Tại Việt Nam, bảo lãnh phát hành là phương thức phổ biến nhất đối với trái phiếu Chính phủ. Với độ tín nhiệm cao và tiềm lực tài chính mạnh, các NHTM có ưu thế lớn khi tham gia bảo lãnh phát hành.2.Trên thị trường thứ cấp:Với vai trò là trung gian trên thị trường, các NHTM có thể thực hiện các nghiệp vụ sau:·Kinh doanh trái phiếu:Kinh doanh trái phiếu thực chất là hoạt động chiết khấu, tạo tính thanh khoản cho thị trường. Hình thức kinh doanh này có ưu điểm là không bị giới hạn bởi thời gian giao dịch của thị trường chứng khoán tập trung. Tính đến hết năm 2005, VCB thực hiện kinh doanh trái phiếu với hơn 13 NHTM và cty chứng khoán với tổng doanh số giao dịch đạt khoảng 2.700 tỷ đồng,·Thực hiện các nghiệp vụ phái sinh:Các NHTM có thể thực hiện các sản phẩm phái sinh như: hoán đổi, kỳ hạn, quyền chọn, hợp đồng tương lai đối với các trái phiếu, cổ phiếu trên thị trường. Sự kết hợp liên thị trường giữa thị trường tiền tệ với thị trường chứng khoán sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư nhiều công cụ để kinh doanh (đầu cơ) và bảo hiểm rủi ro, đồng thời tăng tính thanh khoản của thị trường.·Hoạt động cho vay chứng khoán, cho vay cầm cố chứng khoán: Tài sản thế chấp thường là tiền mặt. Nghiệp vụ cho vay chứng khoán giữa các trung gian tài chính có phạm vi rộng hơn cả về danh mục chứng khoán cho vay cũng như danh mục tài sản thế chấp. Bên vay thế chấp tài sản khi nhận chứng khoán và phải trả lại chứng khoán, đồng thời nhận lại tài sản thế chấp khi đáo hạn. Việc cho vay chứng khoán thực sự góp phần làm tăng tính thanh khoản của thị trường, đồng thời có thể giúp các bên tham gia (đặc biệt là đối với các trung gian tài chính) tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc kinh doanh chứng khoán đi vay hoặc nhận thế chấp.Ở Việt Nam, cơ chế cho vay chứng khoán mới được NHNN thông báo sáng ngày 29/1/2008, theo đó quy định Dư nợ cho vay chứng khoán tương ứng 15-20% so với vốn điều lệ của các tổ chức tín dụng. Biện pháp này gắn liền với quy mô và rủi ro cho vay kinh doanh chứng khoán và khả năng vốn của tổ chức tín dụng.·Quản lý tài khoản của nhà đầu tư:Theo quy định của Uỷ ban chứng khoán nhà nước, đến trước ngày 1.10.2008, các công ty chứng khoán phải hoàn tất việc quản lý tách bạch tiền gửi nhà đầu tư tại các NHTM. Như vậy là các NHTM phải thực hiện thêm hoạt động quản lý tài khoản của nhà đầu tư. Việc ban hành quy định này nhằm tránh trường hợp rủi ro cho nhà đầu tư khi công ty chứng khoán sử dụng số dư tiền gửi trên tài khoản của nhà đầu tư để cho vay qua đêm, hay gửi ngắn hạn hưởng lãi suất khá tại NHTM.¨Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động của NHTM trên TTCK Việt Nam:Một là, đẩy mạnh thị trường OTC với nòng cốt là hoạt động của các NHTM và công ty chứng khoán. Đồng thời, cần sớm triển khai đưa trung tâm lưu ký chứng khoán vào hoạt động. Trung tâm lưu ký chứng khoán độc lập này sẽ tập trung hoá tất cả hoạt động lưu ký đối với các chứng khoán niêm yết và đăng ký giao dịch của hai TTGD tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch ngoài sàn do các NHTM, công ty chứng khoán thực hiện.Hai là, thu hút mạnh đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân nhỏ và phát triển dịch vụ quản lý danh mục đầu tư cho khách hàng cá nhân. Với dịch vụ này, các NHTM sẽ thiết kế các sản phẩm để thu hút vốn để đầu tư trong nước hoặc liên kết với các đối tác nước ngoài để bán các sản phẩm quỹ đầu tư ra nước ngoàiBa là, tạo khuôn khổ pháp lý khuyến khích NHTM tham gia hoạt động chứng khoán việc khuyến khích các NHTM tham gia hoạt động chứng khoán, đặc biệt là hoạt động cổ phiếu sẽ phát huy được các thế mạnh của các NHTM.Bốn là, mở rộng hoạt động của công ty chứng khoán. Việc tăng năng lực tài chính cũng như phạm vi hoạt động của các công ty chứng khoán với mục tiêu trở thành các ngân hàng đầu tư, đủ sức bảo lãnh phát hành và thực hiện các dịch vụ đầu tư chứng khoán không chỉ trong thị trường Việt Nam mà còn tiến tới tham gia vào quá trình phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam.Câu 1 . Trình bày các vấn đề cơ bản về sở giao dịch chứng khoán.1.khái niệm:SGDCK là thị trường jao dịch CK được thự hiện tại 1 địa điểm tập trung gọi là sàn jao dịch hoặc thông qua hệ thống máy tính2.hình thức sở hữu: SGDCK là 1 tổ chức fáp nhân được thành lập theo qui định nhà nước.có các hình thức sở hữu sau:+ hình thức sở hữu thành viên: SGDCK do các thành viên là các cty CK sở hữu,được tổ chức dưới hình thức cty TNHH,có hội đồng quản trị do các cty CK thành viên bầu ra theo từng nhiệm kì.ưu điểm là:thành viên vừa là người tham ja jao dịch vừa là người quản lí sở nên chi fí thấp và dễ ứng fó với tình hình thay đổi trên thị trường.Hình thức này là fổ biến nhất.+ hình thức cty cổ fần: SGDCK được tổ chức dưới hình thức 1 cty cổ fần đặc biệt do các cty CK thành viên ngân hàng ,cty tài chính,bảo hiểm tham ja sở hữu với tư cách là cổ đông hướng tới vì mục tiêu lợi nhuận+ hình thức sở hữu nhà nước: chính fủ hoặc 1cơ quan chính fủ đứng ra thành lập ,quản lí và sở hữu 1 fần hay toàn bộ vốn của SGDCK.0 chạy theo mục đích lợi nhuận nên bảo vệ được quyền lợi của nhà đầu tư.nhà nước có thể can thiệp kịp thời để jữ cho thị trường được ổn định,lành mạnh.Tuy nhiên,mô hình này thiếu tính độc lập,chi fí lớn,kém hiệu quả3.chức năng của SGDCKViệc thiết lập 1 thị trường GDCK có tổ chức vận hành liên tục với các CK được chọn lựa là 1 trong những chức năng quan trọng nhất của SGDCK.Thông qua SGDCK,CK fát hành được jao dịch lien tục,làm tăng tính thanh khoản và khả mại cho các CK.Chức năng xác định já cả công bằng là cực kì quan trọng trong tạo ra 1 thị trường liên tục.Já cả 0 do SGDCK hay thành viên SGDCK áp đặt mà được SGDCK xác định trên cơ sở so khớp các mua bán CK.Já cả chỉ được chốt bởi cung-cầu thị trường4.tổ chức & họat động của SGDCKCác SGDCK đều có cấu trúc như nhau:Đại hội đồng cổ đông->hội đồng quản trị->ban jám đốc->các fòng chức năng->fòng thành viên,fòng niêm yết,fòng jao dịch,fòng jám sát,fòng nghiên cứu fát triển,fòng kế toán kiểm toán,fòng công nghệ tin học,văn fòngSGDCK hoạt động theo các nguyên tắc:+nguyên tắc công khai:fải công bố thông tin minh bạch:tình hình jao dịch của thị trường,tình hình hoạt động kinh doanh của các chủ thể tham ja trên thị trường+ nguyên tắc trung jan+nguyên tắc đấu já: já Ck được xác lập thông qua đấu já:ưu tiên về já,sau đó là thời jan5.thành viên SGDCK:SGDCK có các thành viên jao dịch chính là các môi jới hưởng hoa hồng hoặc kinh doanh CK cho chính mình tham ja jao dịch trên sàn hoặc thông qua jao dịch đã được điện hóa.cty CK là thành viên của SGDCK fải đáp ứng các yêu cầu trở thành thành viên của SGDCK và được hưởng các quyền cũng như nghĩa vụ do SGDCK đặt ra.Chuẩn mực kinh doanh của các thành viên theo qui định do SGDCK đặt ra nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách hang và duy trì 1 thị trường hoạt động cân bằng,hiệu quả.Thành viên SGDCK là các cty CK được UBCK cấp jấy fép hoạt động và được SGDCK chấp nhận làm thành viên của SGDCK6.niêm yết chứng khoánNiêm yết chứng khoán là quá trình định danh các CK đáp ứng đủ tiêu chuẩn jao dịch trên SGDCK.Dây là quá trình SGDCK chấp thuận cho cty fát hành có CK đuuwocj fép niêm yết và jao dịch trên SGDCK nếu cty đó đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về định lượng ,định tính mà SGDCK đề ra.Niêm yết CK bao hàm việc yết tên tổ chức fát hành và já CKĐiều kiện niêm yết tại các SGDCK khác nhau thì khác nhaua.Điều kiện niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán(Kể cả TT Giao dịch CK TP Hồ Chí Minh)- Có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 80 tỷ VNĐ trở lên tính theo giá trị kế toán- Hoạt động kinh doanh hai năm liền trýớc năm đăng ký niêm yết phải có lãi và không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký niêm yết- Không có nợ quá hạn chưa được dự phòng- Công khai mọi khoản nợ đối với công ty của những người có liên quan- Tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ- Thành viên HĐQT, Ban KS, TGĐ, PTGĐ, KT Trýởng phải cam kết nắm giữ 100% số CP đang sở hữu trong 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số CP này trong 6 tháng tiếp theo (Không kể số CP thuộc sở hữu nhà nýớc do cá nhân đại diện nắm giữ)- Có hồ sõ đăng ký niêm yết hợp lệb.Điều kiện niêm yết cổ phiếu trên TT giao dịch CK (TT GDCK Hà Nội)- Có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 10 tỷ VNĐ trở lên tính theo giá trị kế toán- Hoạt động kinh doanh năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi và không có nợ quá hạn trên 1 năm, hoàn thành nộp thuế (Lýu ý: Không áp dụng đối với các doanh nghiệp công nghệ cao hoặc chuyển từ DN 100% vốn nhà nýớc sang CTCP) - Cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ (Không quy định tỷ lệ) - Thành viên HĐQT, Ban KS, TGĐ, PTGĐ, KT Trýởng phải cam kết nắm giữ 100% số CP đang sở hữu trong 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số CP này trong 6 tháng tiếp theo (Không kể số CP thuộc sở hữu nhà nýớc do cá nhân đại diện nắm giữ)- Có hồ sõ đăng ký niêm yết hợp lệPhần 2 - Câu 2. Nhận xét HoSEBình luận của anh chị về Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM hiện nay.Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh (TTGDCK TP.HCM) được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/07/1998 và chính thức đi vào hoạt động thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000 đã đánh dấu một sự kiện quan trọng trong đời sống kinh tế- xã hội của đất nước. TTGDCK TP.HCM tạo ra một kênh huy động và luân chuyển vốn mới phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là sản phẩm của nền chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng và nhà nước ta. Là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp, Trung tâm được Chính phủ giao một số chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quản lý điều hành hệ thống giao dịch chứng khoán tập trung tại Việt Nam. Đó là: tổ chức, quản lý, điều hành việc mua bán chứng khoán; quản lý điều hành hệ thống giao dịch; thực hiện hoạt động quản lý niêm yết, công bố thông tin, giám sát giao dịch, hoạt động đăng ký, lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán và một số hoạt động khác. Để thực hiện tốt các chức năng, Trung tâm có cơ cấu tổ chức khá chặt chẽ, bao gồm: một Giám đốc và hai Phó giám đốc, trong đó có một Phó giám đốc thường trực và 9 phòng, ban (Phòng Quản lý niêm yết, Phòng Quản lý thành viên, Phòng Giám sát giao dịch, Phòng Đăng ký - Lưu ký - Thanh toán bù trừ, Phòng Công nghệ thông tin, Phòng Thông tin Thị trường, Phòng Hành chính Tổng hợp, Phòng Kế toán và Ban quản lý Dự án).Theo Quyết định 559/QĐ/TTg ngày 11/05/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Trung Tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, được chuyển đổi là Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (SGDCK TP.HCM).Ngày 7/1/2008, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Công ty TNHH Một thành viên cho Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE).HOSE có sự tự chủ cao hơn rất nhiều so với mô hình Trung tâm trực thuộc UB Trung tâm Giao dịch CK TPHCM (HOSTC) chuyển đổi thành Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (Hochiminh Stock Exchange – HOSE) theo mô hình cty TNHH 1 thành viênƯu điểm: Khi chuyển đổi thành mô hình Cty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, HoSE là cơ quan điều hành thị trường trực tiếp, nhưng lại hoạt động như một doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp này đứng ở vị trí điều hành thị trường, quyền lực của HOSE sẽ rất lớn. HOSE có quyền ban hành những quy định trong phạm vi quyền hạn của mình để có thể điều hành, giám sát thị trường. Nghĩa là HOSE là nơi tạo ra luật chơi và có thể phạt những Công ty niêm yết nếu vi phạm luật chơi.HOSE đồng thời cũng là cơ quan sàng lọc và quyết định xem doanh nghiệp nào đủ điều kiện để có thể niêm yết. HOSE tự chủ hoàn toàn về tài chính cũng như


Page 2

-->

Luận văn Đề tài : " PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT " 1 A. ĐẶT VẤN ĐỀ Sau Đại hội toàn quốc lần thứ IX chúng ta bước vào thời kỳ phát triển mới thời kỳ “đầy nhanh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước ” định hướng phát triển nhằm mục tiêu “xây dựng nước ta thành một nước có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh”. Không phải ngẫu nhiên việc nghiên cứu quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là một trong những nội dung quan trọng của công cuộc đổi mới chủ nghĩa xã hội mà chúng ta đang tiến hành hôm nay. Việc thực hiện mô hình này trong thực tế không những là nội dung của công cuộc đổi mới, mà hơn thế nữa nó là công cụ, là phương tiện để nước ta đi tới mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở nước ta một phần phụ thuộc vào việc xây dựng này tốt hay không. Một xã hội phát triển được đánh giá từ trình độ của lực lượng sản xuất và sự kết hợp hài hoà giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất thời đại ngày nay trình độ khoa học kỹ thuật đã phát triển mạnh mẽ song quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất của lực lượng sản xuất vẫn là cơ sở chính cho sự phát triển của nó. Do vậy vấn đề quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất vẫn là một trong những vấn đề nan giải mà chúng ta cần phải quan tâm và giải quyết. Chủ nghĩa duy vật lịch sử đã khẳng định rằng lực lượng sản xuất có vai trò quyết định đối với quan hệ sản xuất và ngược lại, có thể thúc đầy hoặc kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Vấn đề này từng là bài học đắt giá trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Sự tác động trở lại của các yếu tố của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất khá phong phú và phức tạp, nhất là trong những điều kiện cụ thể ở nước ta hiện nay. 2 Vấn đề quan hệ sản xuất có tác động thúc đầy hay kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất đã được Đảng ta nhận thức và vận dụng đúng đắn trong quá trình lãnh đạo đất nước theo đường lối đổi mới. Đảng ta đã khẳng định rằng: lực lượng sản xuất bị kìm hãm không chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu, mà cả khi quan hệ sản xuất phát triển khong đồng bộ, có những yếu tố đi quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất “Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI.”. Quan hệ sở hữu được hiểu là “hình thức chiếm hữu của cải vật chất do lịch sử quy định, trong đó thể hiện quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất xã hội ”. Sở hữu tư liệu sản xuất giữ vai trò quyết định đối với mọi hình thức khác của quan hệ sản xuất, do vậy, khi hình thức của quan hệ sở hữu thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi trong mọi hình thức khác của quan hệ sản xuất. Về nguyên tắc, những thay đổi của quan hệ sản xuất nói chung là nhằm thúc đầy lực lượng sản xuất phát triển, do lực lượng sản xuất đã phát triển đòi hỏi nó phải thay đổi cho phù hợp. Chúng ta đã từng phạm sai lầm là xây dựng nhiều yếu tố của quan hệ sản xuất vượt trước so với lực lượng sản xuất mà chúng ta hiện có. Đó là việc chỉ cho phép các hình thức sở hữu Nhà nước và sở hữu tập thể tồn tại, trong khi các hình thức sở hữu khác đang còn có tác dụng mạnh mẽ đối với lực lượng sản xuất thì lại bị ngăn cấm, không được phép phát triển. việc đó đã dẫn đến tình trạng sản xuất bị đình đốn, không phát triển. Sau khi nhận thức được sai lầm này, chúng ta đã đổi mới đường lối chiến lược trong lĩnh vực kinh tế, đó là xác lập lại các hình thức sở hữu, cho phép nhiều kiểu quan hệ sản xuất cùng tồn tại để mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển. 3 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VIỆC PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT. 1. Lực lượng sản xuất. Thực tiến cho thấy, sự phát triển kinh tế – xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhiều điều kiện nhưng chủ yếu nhất vẫn là phụ thuộc vào con người. Điều khẳng định trên lại càng đúng với hoàn cảnh nước ta trong gian đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do vậy, hơn bất cứ nguồn lực nào khác, nguồn nhân lực phải chiếm vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội nước ta. Nhận thức rõ điều đó Đảng ta xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội bền vững. Đây là nguồn lực của mọi nguồn lực, nhân tố quan trọng bậc nhất để đưa nước ta nhanh chóng trở thành một nước công nghiệp phát triển. trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đảng ta “lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”, coi việc “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá” (Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII). Do vậy, khai thác, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực là vấn đề quan trọng góp phần thực hiện thành công quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Trình độ lực lượng sản xuất thể hiện trình độ trinh phục thiên nhiên của con người trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất. Người lao động với những kinh nghiệm sản xuất, thói quen lao động, sử dụng tư liệu sản xuất để tạo ra của cải vật chất. Tư liệu sản xuất gồm đối tượng 4 lao động và tư liệu lao động khác cần thiết cho việc chuyển, bảo quản sản phẩm .... Trong thời đại ngày nay, khoa khọc đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Nó vừa là ngành sản xuất riêng. Vừa xâm nhập vào yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất, đem lại sự thay đổi về chất của lực lượng sản xuất. Các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất tác động lẫn nhau một cách khách quan, làm cho lực lượng sản xuất trở thành yếu tố động nhất. Sự tác động của cách mạng khoa khọc và công nghệ cùng với đòi hỏi tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững đang đặt ra những yêu cầu mới cho việc khai thác và phát huy tiềm năng của con người. Quá trình tìm kiếm những cách thức, giải pháp nhằm sử dụng và phát triển nguồn lực quan trọng này đang diễn ra ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Do đặc điểm kinh tế – xã hội khác nhau nên mỗi nước đều có giải pháp và bước đi khác nhau trong trong từng thời điểm lịch sử cụ thể. Tuy nhiên, gắn với những tác động của cuộc cách mạng khoa khọc và công nghệ, xu hướng phổ biến của sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đều mang những nét chủ yếu sau: Thứ nhất, con người được coi là nguồn cơ bản để tăng trưởng và phát triển kinh tế – xã hội.Trong bất cứ hình thái kinh tế nào, con người đều là nhân tố trung tâm của quá trình sản xuất. Thứ hai, khai thác tiềm năng trí tuệ, phát huy năng lực sáng tạo trở thành yêu cầu chủ yếu của chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Cuộc cách mạng khoa khọc và công nghệ hiện nay đã tác động và làm biến đổi mạnh mẽ lao động xã hội theo hướng tăng tỷ trọng của lao động trí tuệ, giảm bớt các hoạt động chân tay, làm cho lao động trí tuệ trở thành hoạt động cơ bản của con người. Việc ứng dụng ngày càng rộng rãi trí thức vào sản xuất và tổ chức lao động đã làm cho trí thức nhanh chóng trở thành yếu tố sản xuất quan trọng nhất, thành nguồn lực kinh tế cơ bản và chủ yếu. Vai trò của các yếu tố sản xuất truyền thống như đất đai, tài nguyên thiên nhiên, vốn.... dẫu không mất đi song đã trở thành thứ yếu. Các nghiên cứu trắc lượng gần đây cho thấy chỉ một 5 phần nhỏ của sự tăng trưởng có thể giải thích bởi đầu vào vốn, còn phần quan trọng của tăng trưởng gắn liền với chất lượng của lực lượng lao động. Thứ ba, ưu tiên đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là yêu cầu cơ bản của chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Để khai thác và phát huy có hiệu quả tiềm năng con người, cần có nguồn nhân lực chất lượng cao trên các mặt văn hoá xã hội, chuyên môn, nghiệp vụ và tri thức khoa học... trong tất cả các chính sách, biện pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì giáo dục đào tạo là cái có ý nghĩa quan trọng hơn cả. Bởi lẽ, một mặt, giáo dục đào tạo góp phần nâng cao trình độ nhận thức chung cho con người trên các mặt văn hoá xã hội, tri thức khoa học, kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ.. Mặt khác, sau khi được đào tạo, quan niệm về giá trị của người lao động sẽ được đổi mới, tính kỷ luật, ý thức trách nhiệm ở họ đựơc nâng cao. Với ý nghĩa đó, giáo dục đào tạo được coi là tiền đề và là cơ sở chủ yếu để nâng cao hiệu quả sử dụng và phát triển nguồn nhân lực. Thứ tư, chuyển hướng từ sử dụng đại trà sang tổ chức quản lý và sử dụng linh hoạt nguồn nhân lực. Dước tác động của cách mạng khoa học công nghệ, việc áp dụng rộng rãi tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất làm cho số người dôi ra và phải đổi nghề ngày càng nhiều hơn. Quá trình đó đồng thời còn làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế không còn đi đôi với sự tăng trưởng về việc làm. Tình hình đó đặt ra những thách thức trực tiếp trong quá trình sử dụng nguồn nhân lực. Một mặt, phải nâng cao hiệu quả hoạt động của từng cá nhân và toàn xã hội trên cơ sở nâng cao trình độ học vấn và chuyên môn nghề nghiệp, mặt khác, phải giảm đến mức tối thiểu số người thất nghiệp hoặc không có viếc làm trong toàn bộ nền kinh tế. Do vậy, chỉ có trên cơ sở áp dụng các hình thức, biện pháp tổ chức và quản lý lao động linh hoạt mới có thể vượt qua được thách thức ấy. Thứ năm, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực là một xu hướng phổ biến trong điều kiện cách mạng khoa khọc công nghệ hiện nay. 6 Với sự phát triển của công nghệ mới, cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện nay đang tạo ra sự phát triển mới của quá trình sản xuất. Xu hướng khu vực hoá, quốc tế hoá, toàn cầu hoá đang trở thành xu hướng chủ đạo. Sự xuất hiện của các Công ty xuyên quốc gia đã làm cho sự phân công và hiệp tác lao động ngày càng phát triển từ quy mô Xí nghiệp đến tập đoàn, từ quy mô quốc gia đến liên quốc gia, đa quốc gia ... Điều đó đang làm xuất hiện nhu cầu và khả năng thực hiện các hình thức hợp tác quốc tế về phát triển nguồn nhân lực. 2. Quan hệ sản xuất: Quan hệ sản xuất xã hội là quan hệ kinh tế giữ người với người trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội: sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu dùng. Quan hệ sản xuất bao gồm quan hệ kinh tế – xã hội và quan hệ kinh tế tổ chức. Quan hệ kinh tế – xã hội biểu hiện hình thức xã hội của sản xuất, nó biểu hiện mối quan hệ giữa người với người trên ba mặt chủ yếu: Quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất, quan hệ tổ chưc, quản lý sản xuất và quan hệ phân phối sản phẩm, trong đó quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất giữ vai trò quyết định. Quan hệ kinh tế tổ chức xuất hiện trong quá trình tổ chức sản xuất. Nó vừa biểu hiện quan hệ giữa người với người, vừa biểu hiện trạng thái tự nhiên kỹ thuật của nền sản xuất. Quan hệ kinh tế – tổ chức phản ánh trình độ phân công lao động xã hội, chuyên môn hoá và hiệp tác hoá sản xuất. Nó do tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất quy định. Sự thống thống nhất và tác động qua lại giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất xã hội hợp thành phương thức sản xuất. Trong sự thống nhất biện chứng này, sự phát triển của lực lượng sản xuất đóng vai trò quyết định đối với quan hệ sản xuất, quan hệ sản xuất phải phụ thuộc với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất thường xuyên vận động, phát 7 triển, nên quan hệ sản xuất cũng luôn luôn thay đổi nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất. Sự tác động ngược lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất diễn ra theo hai hướng, hoặc là thúc đầy lực lượng sản xuất phát triển, hoặc kiềm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Trong trường hợp quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì nó sẽ thúc đầy lực lượng sản xuất phát triển. Ngược lại, quan hệ sản xuất lạc hậu sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Ngay cả trong trường hợp quan hệ sản xuất đi quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì nó cũng kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất làm hình thành quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đây là quy luật kinh tế chung của mọi phương thức sản xuất xã hội. Quy luật kinh tế đó chi phối lịch sử phát triển của các phương thức sản xuất xã hội, đồng thời cũng trực tiếp tác động tới sự vận động của mỗi phương thức sản xuất. Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội là lịch sử phát triển của những phương thức sản xuất kế tiếp nhau từ thấp đến cao: phương thức sản xuất cộng sản nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. 3. Quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. - Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất: Xu hướng của sản xuất vật chất là không ngừng phát triển, sự biến đổi bao giờ cũng bắt đầu bằng sự biến đổi của lực lượng sản xuất. Trong quá trình sản xuất, để lao động bớt nặng nhọc và đạt hiệu quả hơn con người luôn luôn tìm cách cải tiến công cụ lao động và chế tạo ra những công cụ lao động tinh xảo hơn. Cùng với sự biến đổi và phát triển của công cụ lao


Page 3

-->

z ” ”  Luận văn “Phân tích Lực lượng sản xuất qua ba PTSX trước chủ nghĩa tư bản” Trường Quản lý và Kinh doanh Tiểu luận Kinh tế chính trị Nguyễn Thuỳ Linh - 952 1 LI M U Xó hi loi ngi ó tri qua hng nghỡn nm lch s xõy dng v phỏt trin. K t xut hin, loi ngi vi kh nng lao ng sỏng to ca mỡnh ó dn chinh phc t nhiờn v dn dn lm ch th gii.Ngy nay chỳng ta ang sng trong mt k nguyờn mi, mt k nguyờn ca cụng ngh thụng tin v t ng hoỏ.S lng ca ci vt cht c loi ngi sn xut ra ngy cng tng nhanh, loi ngi ngy nay ang c sng trong mt cuc sng sung tỳc v y , nhng cú c nhng thnh tu to ln ngy hụm nay loi ngi ó phi tri qua mt quỏ trỡnh lao ng sỏng to lõu di, phỏt minh ra nhiu cụng c sn xut mi nhm nõng cao nng sut.Quỏ trỡnh phỏt trin ca loi ngi c ỏnh du bng nm phng thc sn xut : cụng xó nguyờn thu, chim hu nụ l, phong kin, t bn ch ngha v cng sn ch ngha. Tri qua mi phng thc sn xut chỳng ta u nhn thy s phỏt trin v vai trũ to ln ca lc lng sn xut m hai b phn cu thnh ch yu ca nú l con ngi v cỏc t liu sn xut. S phỏt trin ca lc lng sn xut ó lm cho nng sut lao ng tng ỏp ng y cỏc nhu cu ca loi ngi vi dõn s ngy cng tng cao. Nhn thy tm quan trng ca vn ny em xin ó l chn ti Phõn tớch Lc lng sn xut qua ba PTSX trc ch ngha t bn. Trong quỏ trỡnh vit bi do kin thc ca em cũn nhiu hn ch do ú khụng th trỏnh khi nhng thiu xút, em rt mong cụ giỳp tỡm ra nhng hng khc phc em rỳt kinh nghim ng thi nõng cao, trau di kin thc. Em chõn thnh cm n! Tr­êng Qu¶n lý vµ Kinh doanh TiÓu luËn Kinh tÕ chÝnh trÞ NguyÔn Thuú Linh - 952 2 NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận chung về LLSX a. Khái niệm LLSX : LLSX biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, biểu hiện trình độ sản xuất của con người, năng lực hoạt động thực tiễn của con người trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. b. Sự cấu thành LLSX : Trong quan hệ sản xuất. Sức lao động của con người và tư liệu sản xuất trước hết là công cụ lao động kết hợp với nhau thành LLSX. - Sức lao động là tổng hợp toàn bộ trí lực và thể lực tồn tại trong cơ thể sống của con người mà con người có thể vận dụng trong quá trình lao động sản xuất. - TLSX là vật dùng để sản xuất. Trong TLSX thường có đối tượng lao động và tư liệu lao động. + Đối tượng lao động là những vật mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó theo mục đích của mình. Đối tượng lao động có thể chia thành 2 loại : Loại có sẵn trong tự nhiên : gỗ trong rừng, quặng trong lòng đất, tôm cá dưới sông biển ... Loại này thường là đối tượng lao động của các nghành công nghiệp khai thác. Loại đã qua chế biến, nghĩa là có sự tác dộng của lao động, gọi là nguyên liệu : bông để kéo sợi, vải để may mặc ... Loại này thường là đối tượng của các ngành công nghiệp chế biến. - Tư liệu lao động là những vật mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động, nhằm biến đối tượng lao động theo mục đích của mình . + Tư liệu lao động bao gồm : công cụ lao động, hệ thống các yếu tố vật chất phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp quá trình sản xuất ( như nhà xưởng, kho, bến, Trường Quản lý và Kinh doanh Tiểu luận Kinh tế chính trị Nguyễn Thuỳ Linh - 952 3 bói, ng xỏ, cỏc phng tin GTVT, thụng tin liờn lc ...). Trong cỏc yu t hp thnh t liu lao ng thỡ cụng c lao ng cú ý ngha quyt nh nht. c. Cỏc yu t ca LLXS LLSX bao gm ngi lao ng vi k nng lao ng ca h v t liu sn xut, trc ht l cụng c lao ng. Cỏc yu t hp thnh ca LLSX cú quan h cht ch vi nhau. S phỏt trin ca LLSX l s phỏt trin cú tớnh cht tng hp ca cỏc yu t hp thnh ca nú, trong ú s phỏt trin ca cụng c lao ng v trỡnh vn hoỏ, khoa hc, k thut, k nng ca ngi lao ng l nhng thnh t cú ý ngha quyt nh. Trỡnh phỏt trin LLSX biu hin trỡnh NSL. - Trong cỏc yu t quyt nh LLSX, "LLSX hng u ca ton th nhõn loi l cụng nhõn, l ngi lao ng", chớnh ngi lao ng l nhõn túo trung tõm v l mc ớch ca nn sn xut xó hi. Con ngi vi sc mnh v k nng lao ng ca mỡnh ó s dng TLL trc ht l cụng c lao ng tỏc ng vo i tng lao ng sn xut ra ca ci vt cht. Chớnh vỡ vy, con ngi luụn gi vi trũ quyt nh i vi sn xut, dự trong nn sn xut da trờn c s k thut th cụng, lc hu hay cụng nghip hin i. Con ngi cng l mc ớch ca sn xut xó hi. Sn xut l tiờu dựng, khụng cú tiờu dựng thỡ khụng cú sn xut. - Cựng vi ngi lao ng, cụng c lao ng cng l mt yu t c bn ca LLSX, úng vai trũ quyt nh trong TLSX. Cụng c lao ng do con ngi sỏng to ra l "sc mnh ca tri thc ó c tp th hoỏ", nú "nhn" sc mnh ca con ngi trong quỏ trỡnh lao ng sn xut. Cụng c lao ng l yu t ng nht ca LLSX. 2. S phỏt trin ca cỏc yu t LLSX trong cỏc xó hi trc CNTB a . PTSX cụng xó nguyờn thu Trong xó hi nguyờn thu, LLSX v NSL ht sc thp kộm, ngi nguyờn thu bt lc trc sc mnh ca t nhiờn. Phi tri qua hng my chc nm lao ng, qua s phỏt trin lõu di ca LLSX, loi ngi dn dn thoỏt khi tỡnh


Page 4

-->

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆPChất lượng sản phẩm công ty cổ phần Tràng An Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội Luận văn tốt nghiệp Chuyên ngành Kế hoạch Nghiệp vụ Kinh doanh Nguyễn Xuân Hưng 1QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀNG AN 1. Quá trình hình thành của Công ty Cổ phần Tràng An. Công ty bánh kẹo Tràng An được thành lập ngày 08/12/1992 theo quyết định số 3128/QĐ - UB của UBND Thành phố Hà Nội. Từ năm 1994 đến nay, Công ty đã có những bước nhảy vọt về tiến bộ kỹ thuật, trong đó phải kể đến việc đầu tư chiều sâu về máy móc thiết bị. Công ty đã nghiên cứu thành công nhiều sản phẩm mới có sức cạnh tranh mà đặc trưng là kẹo Hương cốm được thị trường rất ưa chuộng và đạt nhiều thành tích cao như: Huy chương Vàng, Bạc, Đồng tại các hội chợ Quốc tế hàng công nghiệp. Đặc biệt, sản phẩm công ty bánh kẹo Tràng An đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” trong bốn năm liền (1997 - 1998 - 1999 - 2000). Tháng 8 năm 2002, Công ty đã đổi tên thành “Công ty Cổ phần Tràng An”. Tuy mới đi vào hoạt động cổ phần được gần 3 năm nhưng bước đầu Công ty đã có được những thành công nhất định về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị trong sản xuất và năng suất cũng đã dần được nâng cao. Tên doanh nghiệp : CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀNG AN Tên giao dịch đối ngoại : TRANG AN JOINT - STOCK COMPANY Tên giao dịch đối ngoại viết tắt : TRANGAN JSC Trụ sở chính : Phố Phùng Chí Kiên - Nghĩa Đô - Cầu Giấy - Hà Nội Tài khoản : 10A - 00042 Ngân hàng Công thương Cầu Giấy Mã số thuế : 0100102911 - 1 Tel : (04)7564459 Fax : (84 – 4) 7564138 Công ty đã được xếp vào Top 12 doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo lớn nhất về thiết bị, công nghệ và cả quy mô. Công ty Cổ phần Tràng An ở tốp thứ 2 và là một trong 10 doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo hàng đầu Việt Nam: Việt – Ý Perrypety, Bình Dương – Orion, Hải Hà - Kotobuki, Vinabico, Công ty Cổ phần Hải Hà. Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội Luận văn tốt nghiệp Chuyên ngành Kế hoạch Nghiệp vụ Kinh doanh Nguyễn Xuân Hưng 2Công ty Cổ phần Tràng An có 3 xí nghiệp: o Xí nghiệp kẹo: Sản xuất kẹo cứng cao cấp (Lillipop, Lạc xốp, hoa quả), Tổng hợp, kẹo mềm cao cấp - Toffee, Hương cốm, Sôcôla sữa, Cà phê sữa, Sữa dừa …. o Xí nghiệp bánh: Sản xuất Bánh quy, Bánh quế, Snacks, Gia vị. o Xí nghiệp cơ nhiệt: Xí nghiệp phục vụ (Cơ - Nhiệt - Điện) Quy mô hiện tại của Công ty Cổ phần Tràng An Tổng diện tích đất sử dụng : 26.634 m2 o Vốn cố định : 15.743 triệu đồng o Vốn lưu động : 19.620 triệu đồng 2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty: Từ khi được thành lập đến nay, nhất là sau khi chuyển sang cơ chế thị trường, Công ty Cổ phần Tràng An luôn tìm ra đường đi đúng cho mình nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đứng vững và phát triển trên thị trường đi đôi với các biện pháp tăng năng suất lao động, tăng doanh thu. Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là sản xuất kẹo, bánh và một số mặt hàng thực phẩm khác. Hàng năm, Công ty xuất khoảng 4000 tấn với 40 - 50 chủng loại khác nhau. (từ năm 1999 đến nay sản lượng có giảm sút) như: Kẹo tổng hợp, Kẹo hương cốm, Kẹo cà phê, Kẹo hoa quả, Bánh Snack, Bánh quế, Bánh sô đa hành…. Công ty có thể thay đổi chủng loại và mẫu mã các loại bánh theo nhu cầu thị trường. 3. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty: Cơ cấu tổ chức có vai trò rất quan trọng đối với quá trình hoạt động của Doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức là một hệ thống bao gồm nhiều bộ phận có quan hệ chặt chẽ với nhau và được phân thành các cấp quản lý với chức năng và quyền hạn nhất định nhằm thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của Công ty. Để đáp ứng ngày càng tốt hơn những yêu cầu của quá trình sản xuất kinh doanh, bộ máy tổ chức của Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội Luận văn tốt nghiệp Chuyên ngành Kế hoạch Nghiệp vụ Kinh doanh Nguyễn Xuân Hưng 3Công ty không ngừng được hoàn thiện. Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty cổ phần Tràng An được thực hiện cụ thể ở sơ đồ sau: (Sơ đồ trang bên) Chức năng và nhiệm vụ cụ thể: - Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty, toàn quyền nhân danh công ty quyết định đến mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty như chiến luợc kinh doanh, phuơng án đầu tư; bổ, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng… - Giám đốc điều hành: Là nguời trực tiếp điều hành toàn bộ mọi hoạt động của Công ty. * Khối Văn phòng: - Phòng Tổ chức nhân sự: Nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực, hoàn thiện cơ cấu nhân sự, cơ cấu quản lý phù hợp với hoạt động của Công ty trong từng thời kỳ. Xác định nhu cầu đào tạo tuyển dụng và bố chí cán bộ, nhân viên. Lựa chọn các tiêu chuẩn, phương pháp tuyển chọn phù hợp. - Phòng Hành chính: Thực hiện quản lý hành chính; quản lý hồ sơ văn thư lưu trữ và các thiết bị văn phòng, nhà khách, tổ chức công tác thi đua tuyên truyền. - Phòng Bảo vệ: An ninh trật tự, hướng dẫn kiểm soát ra vào. - Phòng Y tế: Thực hiện công tác Y tế dự phòng và hồ sơ chăm sóc sức khoẻ. * Khối sản xuất và kinh doanh: - Phòng nghiên cứu và đầu tư phát triển: + Báo cáo các hoạt động kỹ thuật hàng tháng, quý theo yêu cầu. + Đăng ký chất lượng, mã số mã vạch, hệ thống quản lý chất lượng. - Nghiên cứu: Chiến lược, nghiên cứu phân tích bên ngoài và bên trong Công ty, pháp lý. Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội Luận văn tốt nghiệp Chuyên ngành Kế hoạch Nghiệp vụ Kinh doanh Nguyễn Xuân Hưng 4- Phát triển: Dự án đầu tư mới, phát triển sản phẩm Hoàn thiện quy trình sản xuất đồng thời nghiên cứu sản phẩm mới. Báo cáo các hoạt động kỹ thuật hàng tháng, quý theo yêu cầu. Đăng ký chất lượng, mã số mã vạch, hệ thống quản lý chất lượng. - Phòng marketing, bán hàng: - Bán hàng: + Xử lý đặt hàng từ các đại lý. Tổ chức bán hàng 2 hoặc 3 cấp. + Quản lý bán hàng vùng. Dịch vụ sau bán hàng. + Cửa hàng giới thiệu sản phẩm. - Marketing: + Phát triển thị trường mới.Phát triển kinh doanh. + Thiết kế mẫu mã bao bì, phân tích đánh giá thị trường. + Xúc tiến thương mại. Quảng cáo mặt hàng. - Phòng Kế hoạch - sản xuất, Kỹ thuật thiết bị: Lập kế hoạch điều độ sản xuất. Giá thành kế hoạch. Xây dựng kỹ thuật công nghệ, quy trình công nghệ, quy trình tái chế, các hành động khắc phục và phòng ngừa trong các dây chuyền sản xuất. Thanh tra định kỳ quá trình sản xuất của các phân xưởng. Quản lý các dụng cụ trong phòng chế thử. Cung cấp hơi đốt điện. - Phòng Quản lý chất lượng: Kiểm tra đảm bảo chất lượng nguyên liệu đầu vào. Xây dựng các phương pháp kiểm tra. Kiểm tra đảm bảo chất lượng bán thành phẩm nhập kho hàng ngày. Kiểm tra chất lượng thành phẩm bao quản trong kho, thành phẩm trả về của các đại lý và tổ bán hàng. Báo cáo tổng kết chất lượng sản phẩm toàn Công ty hàng tháng, quý theo yêu cầu. - Phòng Cung tiêu: Làm nhiệm vụ nghiên cứu, tiếp cận và phân tích nguồn nguyên vật liệu đầu vào; đảm bảo cung cấp kịp thời, đầy đủ cả về số lượng và chất lượng cho quá trình sản xuất; đồng thời tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm. - Các tổ sản xuất: Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ sản xuất ra sản phẩm cho Công ty. - Tổ kho vận, tổ sửa chữa, tổ bốc xếp. Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội Luận văn tốt nghiệp Chuyên ngành Kế hoạch Nghiệp vụ Kinh doanh Nguyễn Xuân Hưng 5 Cơ cấu bộ máy tổ chức theo cấu trúc trực tuyến - chức năng. Các phòng, ban của Công ty đều có nhiệm vụ, chức năng riêng nhưng tất cả đều làm việc giúp Giám đốc, chịu sự quản lý của Giám đốc theo lĩnh vực chuyên môn được phân công và phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc; trước pháp luật, Nhà nước về chức năng hoạt động và về hiệu quả của công việc được giao. 4. Kết quả hoạt động Kinh doanh của Công ty : Qua bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần đây, xu hướng biến động về doanh thu và các chỉ tiêu khác là tương đối ổn định . Điều này được thể hiện ở bảng số liệu dưới đây (Bảng số liệu trang bên). Doanh thu và lợi nhuận trong 3 năm qua liên tục tăng. Mặc dù trong tình hình thị trường có nhiều biến động và cạnh tranh gay gắt nhưng Công ty vẫn không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh, lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh làm mục tiêu hàng đầu. Do liên tục đổi mới máy móc thiết bị sản xuất, tăng cường tiến bộ khoa học công nghệ, năng lực sản xuất của Công ty ngày càng được mở rộng. Doanh thu năm sau tăng hơn so với năm trước. Năm 2003 so với 2002 tăng 2,78% hay 1.070 triệu đồng; năm 2004 so với 2003 tăng 7,92% hay 3.131 triệu đồng. Tổng chi phí tăng giữa các năm. Năm 2003 so với 2002 tăng 545 triệu đồng (tương ứng 1,60%); năm 2004 so với 2003 tăng 3.078 triệu đồng (tương ứng 8,91%). Nộp ngân sách Nhà nước tăng. Năm 2003 so với 2002 tăng 69 triệu đồng (tương ứng 0,69%); năm 2004 so với 2003 tăng 330 triệu đồng (tương ứng 3,27%) Thu nhập bình quân người lao động cũng tăng. Năm 2002 thu nhập bình quân là 1,2 triệu đến năm 2004 đã tăng lên 1,6 triệu. Lợi nhuận cũng tăng qua các năm. Năm 2003 so với 2002 tăng 525 triệu đồng (tương ứng 11,82%); năm 2004 so với 2003 tăng 53 triệu đồng (tương ứng 1,07%). Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội Luận văn tốt nghiệp Chuyên ngành Kế hoạch Nghiệp vụ Kinh doanh Nguyễn Xuân Hưng 6Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng doanh thu và tổng chi phí năm sau so với năm trước đều tăng mạnh (cả về số tiền và tỷ lệ); nhưng tốc độ tăng doanh thu năm 2004 (7,92 %) nhỏ hơn tốc độ tăng của chi phí (8,91%). Năng suất lao động bình quân/người theo doanh thu năm 2003 so với năm 2002 tăng 2,29 triệu đồng (1,74%). Năm 2004 tăng so với 2003 là 3,62 triệu đồng (2,70%). Chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng vốn kinh doanh cho thấy cứ 100 đồng vốn bỏ vào đầu tư sau một năm thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Theo số liệu trong bảng thì cứ 100 đồng vốn bỏ vào sản xuất kinh doanh đem lại 15,08 đồng lợi nhuận (2002); 14,28 đồng lợi nhuận (2003) và 14,20 đồng lợi nhuận (2004). Chỉ tiêu lợi nhuận trên chi phí phản ánh cứ 100 đồng chi phí bỏ vào sản xuất kinh doanh thì đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua bảng trên cho thấy cứ 100 đồng chi phí bỏ vào sản xuất kinh doanh thì đem lại 13,06 đồng lợi nhuận (2002); 14,38 đồng lợi nhuận (2003) và 13,43 đồng lợi nhuận (2004). Chỉ tiêu lợi nhuận trên doanh thu phản ánh cứ 100 đồng doanh thu thì đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Theo bảng trên thì cứ 100 đồng doanh thu thì đem lại 11,55 đồng lợi nhuận (2002); 12,57 đồng lợi nhuận (2003) và 11,77 đồng lợi nhuận (2004). Hai chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí và tổng doanh thu của năm 2004 đều giảm (năm 2004 so với 2003 giảm 1,04 đồng chi phí và 0,8 đồng doanh thu) cho thấy hiệu quả sử dụng đồng vốn cần được cải thiện trong thời gian tới. Như vậy, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm đã đạt được những thành tựu đáng kể, đa số các chỉ tiêu đều tăng (đặc biệt là lợi nhuận, doanh thu, tổng quỹ lương và quỹ lương bình quân). Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội Luận văn tốt nghiệp Chuyên ngành Kế hoạch Nghiệp vụ Kinh doanh Nguyễn Xuân Hưng 7 Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội Luận văn tốt nghiệp Chuyên ngành Kế hoạch Nghiệp vụ Kinh doanh Nguyễn Xuân Hưng 8I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRANG AN. 1. Đặc điểm về sản phẩm của Công ty: Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của khách hàng. Công ty đã tích cực nghiên cứu thị truờng, nghiên cứu và thiết kế sản phẩm; đưa ra các loại mặt hàng sau: - Kẹo tổng hợp: Là loại kẹo cấp thấp có tỷ trọng lao động thủ công chiếm 90% trong dây chuyền sản xuất, có công nghệ sản xuất đơn giản, giá trị vật liệu tương đối rẻ tiền, thị trường tiêu thụ chủ yếu ở nông thôn. - Kẹo hương cốm (Thuộc nhóm kẹo mềm cao cấp): Là sản phẩm chính của Công ty từ năm 1993 đến nay, là hình ảnh Công ty Cổ phần Tràng An, được thị trường trên cả nước chấp nhận. Trong 2 năm (2001 - 2002), sản lượng kẹo hương cốm có nhiều hướng giảm thì một số sản phẩm kẹo mềm cao cấp được sản xuất trên cùng một dây chuyền với kẹo hương cốm dần dần tăng sản lượng và đã có chỗ đứng trên thị trường. Đó là các loại kẹo: Sôcôla sữa, Sôcôla lạc mềm và cà phê sữa. - Bánh Quế: Là sản phẩm được đưa vào sản xuất từ tháng 1/1999. Đây là sản phẩm bánh cao cấp, công nghệ và thiết bị sản xuất của Indonesia rất phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người dân Châu Á và có khả năng tiêu thụ quanh năm. - Snack: Là sản phẩm mới đưa vào sản xuất năm 2000, nhưng năm 2001 mới được đưa vào thị trường. Đây là sản phẩm cao cấp sản xuất bằng công nghệ của cộng hoà Pháp và sản phẩm này có sự tăng đột biến trên thị trường tiêu thụ năm 2002. Sản lượng bình quân hiện nay của sản phẩm này là 1,6 tấn/ngày. Sản phẩm Snack của công ty có đặc điểm nổi bật khác biệt là được sử dụng công nghệ đùn ép, rất đảm bảo vệ sinh và an toàn cho người tiêu dùng. - Bánh quy cao cấp: Đây là sản phẩm mới của công ty được đưa vào sản xuất năm 2003, với dây chuyền máy móc hiện đại, nhập mới nên sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng trong cả nước. Nhìn chung, các sản phẩm hiện nay của Công ty có chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu của đông đảo người tiêu dùng trong nước, sức tiêu thụ cao, được Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội Luận văn tốt nghiệp Chuyên ngành Kế hoạch Nghiệp vụ Kinh doanh Nguyễn Xuân Hưng 9người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Công ty cần tiếp tục đầu tư để đa dạng hoá chủng loại sản phẩm; phát huy được tiềm năng, giá trị thương hiệu vốn có của Công ty. 2. Thị trường tiêu thụ của Công ty: Thị truờng Hà Nội là thị trường lớn nhất của Công ty (chiếm 50% tổng sản lượng tiêu thụ). Tuy nhiên thị phần của Công ty trên thị truờng này có giảm sút trong những năm gần đây do bị cạnh tranh gay gắt bởi các đối thủ khác. Sau thị truờng Hà Nội là thị trường các tỉnh Tây Bắc và Đông Bắc (chiếm 40% tổng sản lượng tiêu thụ). Đây là thị trường hết sức rộng lớn, có triển vọng khai thác cả về chiều rộng và chiều sâu. Ở thị trường miền Trung, chủ yếu tập trung tiêu thụ ở một số Tỉnh: Nghệ An và Thanh Hoá. Các sản phẩm bình dân rất phù hợp với nhu cầu của vùng thị trường này. Đối với thị trường miền Nam, sản phẩm của Công ty mới có mặt vài năm gần đây, chủ yếu ở một số Tỉnh như: Vũng Tàu, Đắc Lắc, TP Hồ Chí Minh, Quy Nhơn. Sản lượng tiêu thụ ở các Tỉnh miền Trung và miền Nam còn thấp (khoảng 5 - 6% sản lượng tiêu thụ của Công ty). Nguyên nhân do khoảng cách địa lý quá xa, Công ty không đủ lực để quản lý, thêm vào đó là sự cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất Bánh kẹo Phía Nam có lợi thế hơn hẳn Tràng An. Khu vực thị trường này gần như bỏ trống. Hiện nay Công ty vẫn tiếp tục tập trung vào chiếm lĩnh thị phần ở thị trường Hà Nội vì đây là thành phố lớn, có lượng tiêu thụ mặt hàng Bánh kẹo cao. Công ty đã mở thêm các đại lý, đồng thời cũng có hoa hồng ưu đãi cho các đơn vị đứng ra làm đại lý cho Công ty. Ngoài ra Công ty còn áp dụng một số các chương trình khuyến mại sản phẩm vào các dịp lễ, tết. Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội Luận văn tốt nghiệp Chuyên ngành Kế hoạch Nghiệp vụ Kinh doanh Nguyễn Xuân Hưng 1050%6%40%4%Thi truong HaNoiThi truong cactinh mien TrungThi truong cactinh Tay Bac vaDong BacXuat khau Sơ đồ 1: Cơ cấu thị phần của Công ty Cổ phần Tràng An năm 2004 3. Nguyên vật liệu cho sản xuất : Công ty Cổ phần Tràng An là đơn vị sản xuất các mặt hàng thực phẩm cho nên nguyên vật liệu đưa vào sản xuất thường rất khó bảo quản dễ hư hỏng hoặc kém phẩm chất. Các nguyên vật liệu chủ yếu dùng để sản xuất ra các mặt hàng của Công ty : (Bảng 4, 5 trang bên). Đặc điểm của nguồn nguyên vật liệu này là dễ bị hỏng theo thời gian, khó bảo quản, giá cả không ổn định. Để đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu bên cạnh vấn đề giá cả hợp lý, nó còn phải đảm bảo chất lượng tốt, dễ bảo quản. Phần lớn nguyên vật liệu của Công ty đều phải nhập từ nước ngoài như: Bột mỳ, hương liệu, túi nhãn cao cấp… còn lại là mua ở các công ty trong nước như đường kính dầu thực vật... Như vậy có sự biến động nào từ phía người cung cấp cũng như sự thay đổi trong chính sách tiền tệ của chính phủ trong việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái đều ảnh hưởng đến sản xuất của Công ty, đặc biệt là các nguồn cung cấp ở nước ngoài. Tránh tình trạng này Công ty đã một mặt tính toán mua sắm nguyên vật liệu để luôn luôn có một lượng dự trữ nhất định đảm bảo sản xuất được tiến hành liên tục và phòng khi có sự cố xảy ra từ nguồn nhập. Một mặt Công ty cố gắng tìm nguồn hàng với chất lượng cao mà giá thành hạ để tăng hiệu quả, và tăng cường nghiên cứu sử dụng nguyên liệu thay thế để giảm bớt chi phí sản xuất và chất lượng vẫn đảm bảo. Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội Luận văn tốt nghiệp Chuyên ngành Kế hoạch Nghiệp vụ Kinh doanh Nguyễn Xuân Hưng 11Công ty cũng thực hiện các chế độ kiểm tra và bảo quản nghiêm ngặt các nguồn nguyên liệu để giảm thiểu tình trạng ẩm, mốc, hư hỏng. 4. Về lao động của Công ty: Lao động là yếu tố đặc biệt quan trọng trong hoạt động kinh doanh và quản lý trong doanh nghiệp. Sử dụng hợp lý và tiết kiệm lao động sẽ giảm chi phí trực tiếp lao động, thúc đẩy sử dụng hợp lý, tiết kiệm những yếu tố khác dẫn đến Công ty sẽ hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất – tiêu thụ, giảm được giá thành sản phẩm. Là một nhà máy có quy mô lớn và có uy tín trong cả nước về sản phẩm bánh kẹo. Công ty Cổ phần Tràng An có một đội ngũ cán bộ công nhân viên mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng. - Về số lượng: Hiện nay công ty có 401 người. Trong đó lao động nữ chiếm 80% số lao động trong Công ty. Lao động nữ chiếm tỷ lệ đông như vậy do đặc điểm của nữ là cần cù, khéo léo, … rất thích hợp với công việc gói kẹo, đóng gói. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những hạn chế: thường hay đau ốm, thai sản, nuôi con ốm dẫn đến hoạt động bị ảnh hưởng có khi dẫn đến gián đoạn sản xuất. Đặc biệt vào dịp lễ tết hay lúc yêu cầu tiêu thụ cao sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Lao động nam chủ yếu làm việc ở khâu bốc xếp kẹo ở khâu nhập kho ở tổ cơ khí, nấu kẹo. Công ty có một lực lượng lao động thời vụ khá đông do đặc điểm sản phẩm của Công ty là lượng tiêu thụ không đồng đều giữa các mùa trong năm: lượng tiêu thụ thường lớn vào mùa lễ tết. Nên số lượng lao động của Công ty cũng thay đổi theo mùa vụ. Vấn đề đặt ra là liệu lượng lao động này có đáp ứng về khả năng và trình độ chuyên môn không? Đó là bài toán khó đối với các cấp lãnh đạo của công ty và nó ảnh hưởng đến công tác nâng cao chất lượng sản phẩm. (Bảng 1,2,3 trang bên). - Về chất lượng: Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội Luận văn tốt nghiệp Chuyên ngành Kế hoạch Nghiệp vụ Kinh doanh Nguyễn Xuân Hưng 12Tất cả các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật đều có trình độ đại học, cao đẳng hay trung cấp, cụ thể là: + Người có trình độ đại học: 96 người. + Người có trình độ cao đẳng: 75 người. + Người có trình độ trung cấp: 90 người. + Bậc thợ bình quân của công nhân trong toàn Công ty là 4/7. Với cơ cấu lao động tương đối hoàn chỉnh, nhưng do yếu tố cạnh tranh nên Công ty luôn luôn chú ý không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn cho công nhân, thường xuyên mở các lớp đào tạo doanh nghiệp, gửi đi học quản lý kinh tế và an toàn lao động ở bên ngoài. Do đó công tác tổ chức của Công ty ngày một hoàn thiện hơn. 5. Cơ cấu về vốn kinh doanh: (Đơn vị: triệu đồng) Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % VLĐ 18.336 62,23 19.047 54,77 19.620 55,48VCĐ 11.127 37,77 15.729 45,23 15.743 44,52Tổng NV 29.463 100 34.776 100 35.363 100 BẢNG 7 : CƠ CẤU VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀNG AN ( Nguồn: Phòng Kế toán- Công ty Cổ phần Tràng An) Cơ cấu vốn lưu động và vốn cố định của Công ty đang tiến tới tỷ lệ gần bằng nhau. Năm 2004 tỷ lệ vốn lưu động và vốn cố định tương ứng là 55,48% và Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội Luận văn tốt nghiệp Chuyên ngành Kế hoạch Nghiệp vụ Kinh doanh Nguyễn Xuân Hưng 1344,52%. Tỷ lệ vốn như vậy là phù hợp với hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty. Do hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty có hiệu quả nên uy tín của Công ty trên thị trường không ngừng tăng lên. Vì vậy, Công ty dễ dàng huy động các nguồn vốn cho quá trình sản xuất – kinh doanh. Hiện nay, số vốn vay chiếm hơn 2/3 tổng số vốn huy động (trong đó vay lưu động là chủ yếu) để đáp ứng nhu cầu sản xuất và kinh doanh thường xuyên của Công ty. Hàng năm, các nhà đầu tư cung cấp nguồn vốn chiếm tới 75% tổng doanh thu. Bên cạnh đó, Công ty còn huy động một lượng vốn không nhỏ từ người lao động trong Công ty, từ các cổ đông và từ các tổ chức tín dụng. Cơ cấu vốn luôn được Công ty điều chỉnh, phù hợp với tình hình sản xuất – kinh doanh trong từng thời kỳ. Phương hướng của Công ty trong thời gian tới là mở rộng sản xuất đồng thời tiếp tục đầu tư theo chiều sâu bằng nguồn vốn huy động từ bên ngoài như: vay ngân hàng, vốn ứng trước của các nhà đầu tư, phát hành cổ phiếu bằng cách tham gia thị trường chứng khoán… 6. Thực trạng máy móc, thiết bị và công nghệ chế biến sản phẩm của Công ty: Trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII đã khẳng định: “Áp dụng các biện pháp khoa học công nghệ và đổi mới thể chế, chính sách quản lý nhằm nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước”. Nhận thức được điều này nhiều doanh nghiệp đã xác định biện pháp chủ yếu của quản lý chất lượng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm: “Đổi mới công nghệ là khâu đột phá, xây dựng và thực hiện tiêu chuẩn chất lượng là cơ sở, kiểm tra, kiểm soát chất lượng là việc làm thường xuyên” Công ty Cổ phần Tràng An trên cơ sở nắm bắt được nhu cầu về số lượng và chất lượng bánh kẹo trên thị trường đã chuyển hướng sản xuất kinh doanh, đa dạng hoá sản phẩm với mẫu mã đẹp, giá thành hạ và chất lượng cao. Công ty đã tự thiết kế xây dựng, mở rộng, hiện đại hoá dây chuyền sản xuất với công nghệ hiện đại được nhập từ Pháp, Đức, Indonesia… như dây truyền sản xuất bánh Snack, kẹo mềm cao cấp, bánh quế. (Bảng 6 trang bên). Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội Luận văn tốt nghiệp Chuyên ngành Kế hoạch Nghiệp vụ Kinh doanh Nguyễn Xuân Hưng 14Tuy nhiên, do sự phát triển nhanh của sản xuất, nguồn vốn còn hạn hẹp nên việc đầu tư vào máy móc thiết bị của Công ty chưa được đồng bộ. Công ty vẫn còn sử dụng một số máy móc đã cũ kỹ, lạc hậu như: - Máy trộn nguyên liệu máy quật kẹo, máy cán của Trung Quốc được nhập vào từ năm 1960. - Nồi sấy WKA4, nồi hoà đường CK22, máy tạo tinh… của Ba Lan từ những năm 1966, 1977, 1978… Và một số máy móc khác được nhập của Đức, Hà Lan cũng rất lạc hậu. Đây có thể nói là một khó khăn lớn cho quá trình nâng cao chất lượng sản phẩm của công. Vì vậy, trong thời gian tới Công ty cần tập trung vay vốn từ nhiều nguồn để mua sắm, trang bị lại dây chuyền sản xuất, đó là vấn đề mang tính chiến lược của Công ty. Một vấn đề nữa công ty phải quan tâm là hiệu suất sử dụng máy móc, thiết bị của công ty chưa cao, thời gian ngừng máy còn nhiều. Điều này dẫn đến giá trị khấu hao phân bổ của công ty còn cao, làm đội giá thành lên. Đây là tình trạng chung của các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo nói chung, của Công ty bánh kẹo Tràng An nói riêng. Trong thời gian tới, Công ty phải chú ý bảo đảm khai thác tốt nhất công suất máy móc thiết bị, giảm chi phí, hạn giá thành sản phẩm hơn nữa nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. 7. Quá trình sản xuất Kẹo hương cốm truyền thống: 7.1/ Sơ đồ quá trình sản xuất : Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ sản xuất kẹo hương cốm. Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội Luận văn tốt nghiệp Chuyên ngành Kế hoạch Nghiệp vụ Kinh doanh Nguyễn Xuân Hưng 15Sơ đồ 3: Quy trình công nghệ SX bánh quế trên dây chuyền Indonesia. 7.2/ Mô tả quá trình: - Cốm tươi: Cốm đã được bào chế thu mua trước khi đưa vào sử dụng đều được kiểm tra theo các tiêu chuẩn kỹ thuật cơ sở. - Cho cốm, đường, các sản phẩm khác vào máy nhào trộn và cô quấy. Sau đó thu được sản phẩm thạch nha đã qua chế biến sau đó để nguội cho vào máy cắt thành từng viên. Tiến hành cuộn kẹo, đóng túi. Qua sơ đồ ta thấy quy trình sản xuất mỗi mặt hàng là khác nhau nhưng luôn theo một trình tự nhất định. Để dây chuyền sản xuất thực hiện liên tục, có hiệu quả, ở mỗi công đoạn đều được bố trí số lượng công nhân hợp lý, thực hiện đúng nhiệm vụ được giao rõ ràng. Sau mỗi ca làm việc, công nhân công nghệ, công nhân phụ trợ đều phải kiểm tra lại quá trình hoạt động của máy móc thiết bị và vệ sinh công nghiệp trong phạm vi đảm nhiệm. Vì vậy, những yêu cầu đặt ra đối với công nhân rất khắt khe, không những đảm nhiệm công việc được giao mà còn có khả năng Xay đường, đỗ xanh, thắng dịch Caramen Cân, sản xuất dịch vỏ Nhân kem chuyển đến lò nướng, bơm nhân Cân kiểm tra sản phẩm bánh trần Đóng gói bánh quế Đóng hộp Vào thùng Thành phẩm Sơ chế phụ liệu Hoà trộn đường Cô, khuâý trộn Làm nguội Cuộn kẹo Thành phẩm Vào thùng Đóng túi Vận chuyển Định hình và gói

Trích đoạn Công ty cần đẩy mạnh và xiết chặt hơn công tác quản lý sản phẩm: Công ty nên quản lý và bảo quản tốt nguyên vật liệu:


Page 5