Trẻ sơ sinh bị hăm đỏ hậu môn Webtretho

LÀM MẸSữa mẹ và dinh dưỡng cho bé dưới 6 tháng

Hăm tã là một trong những bệnh ngoài da rất hay gặp ở trẻ nhỏ. Mỗi khi bé bị hâm tã, bố mẹ phải làm gì để bé không còn hâm tã nữa? Để trả lời câu hỏi này, bố mẹ hãy cùng Philips Avent tìm hiểu giúp bé chữa trị và phòng tránh bệnh hăm tã ở trẻ nhé! 1. BIỂU HIỆN KHI BÉ BỊ HĂM TÃ - Biểu hiện ngoài da của bé + Da mẩn đỏ nhẹ và lan rộng ở vùng mông, đùi của bé, đôi khi nổi đốm giống phát ban. + Da ở tình trạng bị viêm, da căng, ngứa và đau. + Khi bị nặng, da vùng hậu môn của bé có màu đỏ tươi, sau bị loét đỏ, chảy nước, chảy máu. - Biểu hiện hành động của bé + Bé có biểu hiện đau và khóc khi bạn lau mông cho bé. + Bé khóc to khi bạn tắm vùng mông cho bé bằng nước ấm. + Bé khóc khi đi tiểu hoặc đi ngoài. + Bé cố gắng gãi vùng mông khi bạn vừa tháo tã. 2. CÁCH XỬ LÝ KHI BÉ BỊ HĂM TÃ - Cho bé “nude”, giữ bé được khô thoáng chính là cách chữa hăm tã hiệu quả nhất. - Thường xuyên lau rửa cho bé bằng nước ấm, khuyến khích sử dụng bông gòn được làm ẩm bằng nước ấm, nhẹ nhàng chấm lên vùng da bị viêm. - Khi tắm thì sử dụng nước ấm, chỉ nên dùng xà phòng 1 lần/ngày và ngừng ngay nếu bé khóc. - Sử dụng nước lá để lau rửa vết hăm cho bé: + Dùng nước ổi hoặc lá ổi rửa sạch, nấu lấy nước để rửa vết hăm cho bé, sau đó lau khô. + Dùng lá chè xanh hoặc nụ vối hoặc lá trầu không rửa sạch, đun lấy nước để rửa vết hăm cho bé, sau đó lau khô. + Dùng lá khế rửa sạch, vẩy khô, giã cùng muối và cho thêm nước sôi, chắt lấy nước và chấm vào chỗ da bị hăm. + Ngâm một miếng vải muslin trong trà hoa cúc, sau đó vắt hơi khô nước và đắp lên vùng da bị hăm của bé trong vài phút. - Thoa thuốc mỡ để tạo lớp cản giữa da bé và chất thải, bảo vệ da bé tốt hơn. Bạn không phải thoai lại mỗi lần thay tã. - Bạn nên đưa bé đến khám bác sĩ nếu bé bị hăm tã nhiều ngày không khỏi, lở loét da bị lan rộng, trẻ bị sốt và trẻ bị tiêu chảy. 3. NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH ĐỂ BÉ KHÔNG BỊ HĂM TÃ NGUYÊN NHÂN 1: Da bé bị ẩm ướt trong thời gian dài, tạo cơ hội cho vi khuẩn kết hợp với nước tiểu gây nên tình trạng hăm tã, nếu nặng sẽ làm da bé bị nhiễm trùng. Cách phòng tránh: + Giữ bé khô, sạch và mát là cách tốt nhất để phòng tránh hăm tã. + Thay tã cho bé thường xuyên kể cả khi bé không bị ướt và lau rửa vùng sinh dục cẩn thận. • Đối với bé gái: Lau từ trước ra sau khi vệ sinh bộ phận sinh dục. Nếu phân ướt được tìm thấy xung quanh âm hộ, bạn dùng ngón tay nhẹ nhàng mở những nếp gấp da và lau sạch sẽ, cẩn thận. • Đối với bé trai: Lau khô phần đầu dương vật bé khi bé đi tiểu tiện. Khi bé đi đại tiện, rửa thật sạch hạ bộ, nơi phân còn có thể đọng lại. + Trước khi mặc tã mới, hãy đảm bảo rằng da trẻ đã sạch và khô ráo. + Thoa kem chống hăm chứa oxit kẽm sau mỗi lần thay tã. + Không lạm dụng phấn rôm. NGUYÊN NHÂN 2: Do da bé bị chà xát với bỉm gây nên hiện tượng hăm tã ở trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Cách phòng tránh: + Không mặc tã quá chật cho bé + Khi lau rửa, không chà xát mông trẻ, bạn nên sử dụng khăn mềm và lau nhẹ nhàng. + Gập cạp bỉm ra bên ngoài để hạn chế sự cọ xát nếu có nốt ban đỏ ở dưới rốn trẻ. NGUYÊN NHÂN 3: do đồ ăn làm thay đổi thành phần phân bé, khiến bé đi ngoài nhiều lần [tiêu chảy là nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng hăm tã] Cách phòng tránh: + Hãy cho bé bú sữa càng lâu càng tốt vì sữa mẽ có tác động đến độ pH trong nước tiểu và phân của bé, làm giảm bệnh hăm tã. + Không cho bé ăn quá nhiều những loại trái cây có tính axit cao như quả mâm xôi, việt quất, cam, cà chua...

SỰ KIỆN ĐÃ DIỄN RAHơi thở cho làn da bé

Chào các mẹ!Đứa đầu tiên mình rảnh rang và MC khỏe nên cho cô chị "thả rông" suốt. Đến cu em này lu bu với 2 đứa quá nên mình mặc bỉm cho bé hầu như thường xuyên. Nhà lại ko có giúp việc nên khi đi làm mình nhờ MC trông giữ, vì muốn MC nhàn nên mình nói bà cho bé mặc bỉm suốt, giờ hầu như 24/24. Mấy ngày nay tự nhiên thấy bé hăm ở bẹn và đỏ tươi ở lỗ...hậu môn. Có tắm nước lá cũng ko thấy hết. MC nói do mặc bỉm suốt nên vậy. Mà cho nó "thả rong" bà chạy tới chạy lui thay quần, xi tiểu bà đau tay, đau chân, ko giữ nổi. Vừa xót con vừa lo bà cực ko giữ cháu nữa thì chết.Vì cô chị "thả rông" nên ko bị trình trạng này nên mình ko có khinh nghiệm vụ này lắm. Mong các mẹ cho mình lời khuyên vì mấy ngay nay mỗi lần rửa đụng đến vùng đỏ đó là bé khóc thét lên. Xót lắm....:[[

Bình luận đã bị vô hiệu hoá cho bài viết này

SỨC KHOẺBệnh và chữa bệnh cho trẻ em

Cu mốc nhà em tự nhiên bị đỏ xung quang hậu môn. Em đoán là bị hăm đít. Hiện em bôi cho bé thuốc Gentri-sone. Mẹ nào có kinh nghiệm chỉ dẫn cho em với

LÀM MẸChăm sóc bé từ 0 - 12 tháng

Có một lúc nào đó bạn sẽ rất hoảng hốt khi thay tã cho con và thấy vùng bẹn và quanh hậu môn bé bị đỏ. Bé quấy khóc khó chịu, nhất là khi bị chạm vào vùng da này. Hẳn bạn sẽ rất lo lắng không biết bé có bị bệnh gì nặng không?Vì sao bé bị hăm tã?Da của trẻ sơ sinh, trẻ dưới 12 tháng tuổi rất mỏng và nhạy cảm. Việc mặc tã thường xuyên hoặc bé bị tiêu chảy kéo dài khiến da phải tiếp xúc thường xuyên với phân và nước tiểu gây kích ứng da và hăm tã. Hăm tã cũng có thể diễn ra khi mẹ thay loại bỉm tã mới cho bé ma không hợp cơ địa, hoặc mẹ dùng khăn ướt có chất tẩy để vệ sinh cho con, mẹ thường xuyên dùng chất làm mềm vải, xà bông giàu chất tẩy rửa để giặt đồ cho con cũng có thể là nguyên nhân gây kích thích làn da mỏng manh của bé.

Da bé cũng sẽ bị tổn thương nếu mẹ mặc đồ cho bé quá chật, quần áo làm từ chất liệu vải cứng sẽ cọ xát vào da thịt khiến bé bị hăm ở các vùng bẹn, lưng quần… Đối với những bé bị tiêu chảy cũng có thể bị hăm do đi ngoài, trẻ phải dùng kháng sinh làm mất sự cân bằng vi khuẩn trên da gây ra hăm tã. Làm gì khi bé bị hăm?Khi bé bị hăm tã, mẹ rất dễ nhận ra khi thấy vùng da mặc tã [mông, đùi, bẹn, cơ quan sinh dục] bị đỏ, hơi sưng nề, bé khó chịu, hay quấy khóc, ngay cả khi mẹ thay tã. Mỗi lần mẹ đụng chạm vào vùng da bị đỏ, bé càng khóc nhiều hơn.Bé sợ đi vệ sinh, sợ mẹ vệ sinh cho bé, sợ cả mặc quần và bỉm. Trừ phi vùng da hăm tã xuất hiện dấu hiệu có mủ hay rỉ nước [cấp độ 4-5] cần phải được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa, thì những dấu hiệu hăm tã bình thường mẹ đều có thể có những cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh tại nhà.Để giúp bé mau khỏi, trước hết mẹ phải cố gắng giữ cho da bé sạch và khô bằng cách như sau. Mẹ dùng khăn xô nhúng nước ấm ấm vắt cho nước chảy nhè nhẹ lên vùng da nhạy cảm của con, chấm chấm nhẹ và lau khô vùng da nhạy cảm. Mẹ nên nhớ, khi lau thì cũng chỉ cấm nhẹ khăn, đừng miết khăn lên da con sẽ khiến bé đau. Bên cạnh đó, để đạt được hiệu quả nhanh chóng mẹ nên sử dụng nước tắm được chiết xuất từ thảo dược pha cùng nước ấm để vệ sinh các vùng mông, bẹn bé. Tắm gội thảo dược Clean BB do công ty dược phẩm Mecury Pharma là sản phẩm đầu tiên trên thị trường được chế suất từ 15 loại thảo dược cực kỳ tốt cho việc điều trị các bệnh ngoài da cho trẻ như: Kim ngân hoa, Chè xanh, Kinh giới, Sài đất, Khổ qua, Tầm bóp, Ké đầu ngựa, Sả, Chanh quả, Xuyên tâm, liên, Cỏ mần trầu, Ngải cứu, Lá bưởi, Cây ngũ sắc, Trần bì, Sodium benzoat, Acid citric, nước RO. Đặc biệt, sản phẩm Clean BB có tác dụng giúp giải cảm cực tốt, vì thế khi bé bị cảm, ốm vẫn tắm được bình thường. Mẹ chỉ cần lấy một lượng đủ nước tắm thảo dược Clean BB theo hướng dẫn rồi hòa vào nước tắm cho bé là có thể tắm được ngay.

Video liên quan

Chủ Đề