Giá trị của bức tranh Thiếu nữ bên hoa huệ

 Được xem là một trong những tác phẩm hội họa kinh điển những năm 1945 về trước, tranh sơn dầu thiếu nữ bên hoa huệ gây ấn tượng với người đối diện bởi nét đẹp của người thiếu nữ Việt, thêm chút buồn vương vấn, nhẹ nhàng, gợi nhắc đến nền văn hóa truyền thống, cổ xưa.

            Bức tranh thiếu nữ bên hoa huệ - một trong những bức tranh nổi tiếng nhất của mỹ thuật Việt Nam

Với đường nét hài hòa, hình khối giản dị bức vẽ tranh sơn dầuđã khắc họa chân dung người thiếu nữ trong tà áo dài trắng, khẽ nghiêng đầu về phía lọ hoa huệ tây trắng ngát.Thêm vào đó, bằng tài hoa và sự sáng tạo của mình người nghệ sĩ đã thổi hồn vào bức vẽ tranh sơn dầu thiếu nữ hoa huệ khiến nó thêm phần ấn tượng, nghệ thuật sâu sắc.

Đặt bức vẽ trong bối cảnh đất nước bị ảnh hưởng khá nhiều từ nền văn hóa các nước phương Tây, càng tôn thêm giá trị và ý nghĩa sâu xa. Hình ảnh chiếc áo dài, người phụ nữ Việt với tone màu trắng tinh khiết chủ đạo càng làm tôn lên phẩm chất con người Việt, là minh chứng hùng hồn cho tình yêu, lòng tự hào dân tộc. Áo dài trắng tinh khôi cùng với màu áo nâu bạc, những cô hàng xen răng đen, nón thúng quai thao...đều là những cụm từ thể hiện nét đẹp duyên dáng, đa sắc màu phụ nữ Việt. Có những lúc thuần khiết, cao sang khi lại mang dáng vẻ dịu dàng, chất phác.Đó quả là điều hiếm thấy được ở những nền văn hóa khác [Châu Âu, Bắc Mỹ...]

Căn phòng trở nên ấn tượng hơn với sự xuất hiện của bức vẽ tranh sơn dầu thiếu nữ bên hoa huệ

Không đơn thuần chỉ thể hiện cái đẹp, bức vẽ tranh sơn dầu thiếu nữ hoa huệ còn thể hiện thú vui tao nhã người Hà Nội xưa, đậm chất nghệ thuật đó là thưởng hoa loa kèn.

Với những người am hiểu nghệ thuật, yêu nền văn hóa truyền thống hẳn sẽ không thể bỏ lỡ những bức họa giàu ý nghĩa và giá trị như vậy. Thông qua việc lựa chọn bức vẽ tranh sơn dầu, phần nào thể hiện được sự am hiểu, cá tính người chơi tranh.

Phù hợp với màu sắc, thiết kế và bố cục căn phòng

Trong xã hội hiện đại, dòng tranh sơn dầu có bước phát triển vượt bậc về kỹ thuật, đa dạng về chủ đề. Ấy thế nhưng tranh sơn dầu thiếu nữ hoa huệ vẫn vẹn nguyên giá trị, chiếm giữ vị trí quan trọng trong trái tim người yêu nghệ thuật.

Nhìn bức vẽ, bất giác khiến lòng cảm thấy yên bình đến lạ kỳ! Gợi về miền ký ức xa xôi, đó là nền văn hóa cổ truyền thống, giản dị...Qua đó như một lời nhắn nhủ, thì thầm thế hệ sau hãy trân quý cội nguồn, gốc rễ, đừng bao giờ đánh mất văn hóa gìn giữ bao đời.

Đặc biệt, sự đa dạng về kích thước, màu sắc, chất liệu khiến bức vẽ tranh sơn dầu thiếu nữ hoa huệ phù hợp với mọi không gian, kiến trúc căn phòng. Theo đó, bạn có thể tùy ý lựa chọn, sáng tạo. Hoặc bạn cũng có thể lựa chọn nó như một món quà ý nghĩa dành tặng bạn bè, người thân trong gia đình

Là một kiệt tác của hội họa Việt Nam,

"Thiếu nữ bên hoa huệ" lại có một số phận long đong

[Cinet] -  “Thiếu nữ bên hoa huệ” –một trong những tác phẩm nghệ thuật hàng đầu của danh họa Tô Ngọc Vân, cũng đồng thời là một tác phẩm có giá trị cao của nền hội họa Việt Nam tính đến nay đã qua tuổi 70. Kiệt tác này hiện đang ở đâu, số phận ra sao là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Kiệt tác "Thiếu nữ bên hoa huệ" được danh họa Tô Ngọc Vân sáng tác vào năm 1943, khi ông đang giảng dạy tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Như vậy tính đến nay, kiệt tác này đã hơn 70 tuổi là một trong những tài sản có giá trị của hội họa Việt Nam. Kiệt tác “Thiếu nữ bên hoa huệ” mô tả hình ảnh môt thiếu nữ mặc áo dài trắng đang nghiêng đầu duyên dáng về phía lọ hoa huệ trắng. Mặc dù không cười, nhưng hình ảnh người thiếu nữ toát lên không khí thanh thản, tươi mới rất dịu nhẹ. Không sử dụng nhiều màu sắc nhưng “Thiếu nữ bên hoa huệ” vẫn thể hiện đầy đủ các xúc cảm, thậm trí người xem có thểm cảm nhận được mùi hương nhè nhẹ của hoa huệ khi chiêm ngưỡng tác phẩm này. Nguyên mẫu của bức tranh là cô Sáu, người từng nhiều lần đi vào tác phẩm của Tô Ngọc Vân, trong đó có bức "Thiếu nữ với hoa sen". Không chỉ "hợp tác" với Tô Ngọc Vân, cô Sáu còn là người mẫu cho nhiều họa sĩ nổi tiếng thời bấy giờ như: Nguyễn Gia Trí, Trần Văn Cẩn, Lương Xuân Nhị... Theo ý kiến của các chuyên gia thì ở kiệt tác "Thiếu nữ bên hoa huệ", với bố cục chặt chẽ, hoàn hảo, Tô Ngọc Vân đã tạo cho thị giác người xem chuyển dịch theo một vòng khép kín, khiến gương mặt thiếu nữ ghé vào bông hoa trở thành điểm nhấn nổi bật, thành trung tâm của bức tranh. Kết hợp với cách sử dụng màu điêu luyện, đặc biệt là màu trắng, Tô Ngọc Vân đã dựng lên một hình ảnh thiếu nữ mơ mộng và đài các... Ở Việt Nam dù là một người không mấy quan tâm đến hội họa cũng biết đến kiệt tác này bởi “Thiếu nữ bên hoa huệ” là trong số những tác phẩm bị sao chép nhiều nhất. Chỉ cần đi dọc những con đường như Nguyễn Thái Học, Hàng Bè sẽ thấy vô vàn những hình ảnh “Thiếu nữ bên hoa huệ” bị sao chép trên mọi chất liệu, kích thước…Không chỉ có thị trường tranh chợ chép “Thiếu nữ bên hoa huệ”, ngay cả những nhà sưu tập có tiếng cũng đã bị lừa khi mua phải “Thiếu nữ bên hoa huệ” được sao chép một cách tinh vi với số tiền không nhỏ. Là kiệt tác của hội họa Việt Nam nhưng “Thiếu nữ bên hoa huệ lại có số phận long đong. Sau khi danh họa Tô Ngọc Vân tham gia kháng chiến, tác phẩm được treo lại trong nhà riêng tại phố Khâm Thiên. Khi chiến tranh kết thúc, gia đình họa sĩ trở lại Hà Nội thì “Thiếu nữ bên hoa huệ” đã trở thành sở hữu của nhà sưu tập nổi tiếng Việt Nam – Đức Minh. Ông Đức Minh nói là ông đã mua lại bức tranh này từ một người khác. Bốn năm sau ngày danh họa Tô Ngọc Vân hy sinh, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã mượn "Thiếu nữ bên hoa huệ" từ bộ sưu tập của nhà sưu tập Đức Minh để đưa đi tham gia "Triển lãm mỹ thuật 12 nước XHCN" tổ chức tại Liên Xô, Hungary, Ba Lan, Rumani…Đây là lần đầu tiên "Thiếu nữ bên hoa huệ" được "xuất ngoại". Ngay lập tức, Tô Ngọc Vân được báo chí của những nước này ca ngợi như một hiện tượng của hội họa Việt Nam. Sau khi triển lãm kết thúc, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam có nhờ họa sĩ Nguyễn Văn Thiện chép lại bức tranh và treo ở đây, nhưng không ghi chú là tranh chép. Sau năm 1990, phiên bản này mới được gỡ bỏ bởi nỗ lực chỉ treo tranh bản chính của bảo tàng. Đến năm 1965, nhà sưu tập Đức Minh có nhã ý nhượng toàn bộ số tranh, trong đó có "Thiếu nữ bên hoa huệ" cho Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam chỉ với điều kiện: Lập một gian trưng bày riêng, ghi rõ xuất xứ tranh của nhà sưu tập Đức Minh tặng bảo tàng. Tuy nhiên vì nhiều lý do, Bảo tàng đã từ chối đề nghị này. Khi ông Đức Minh tạ thế năm 1983, bộ sưu tập của ông được chia cho các con ông, trong số đó có người giữ được tranh, có người đem bán. Và kiệt tác “Thiếu nữ bên hoa huệ” đã được bán cho một nhà sưu tập tên là Hà Thúc Cẩn với giá 15.000 USD. Sau khi mua được kiệt tác này, ông Hà Thúc Cẩn đã đưa tranh ra nước ngoài và bán cho một người sưu tầm khác. Kể từ đó đến nay, kiệt tác của hội họa Việt Nam -  “Thiếu nữ bên hoa huệ” lưu lạc ở đâu, số phận ra sao là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, song đáng tiếc là chưa có câu trả lời. Hai thiếu nữ và em bé của danh họa Tô Ngọc Vân đã chính thức trở thành Bảo vật Quốc gia năm 2013. Nếu như “Thiếu nữ bên hoa huệ” được tìm thấy, có lẽ sẽ có 02 tác phẩm của Tô Ngọc Vân cùng trở thành Bảo vật quốc gia, bởi thực tế từ lâu “Thiếu nữ bên hoa huệ” đã là một kiệt tác của hội họa Việt Nam trong lòng công chúng. Đáng tiếc là số phận của kiệt tác này giờ vẫn là câu hỏi khiến nhiều nhà quản lý băn khoăn. NLH

Tác phẩm Thiếu nữ bên hoa huệ.

- Bức họa của cha ông lọt ra ngoài bằng cách nào?

- Tôi nghe nói, mặc dù đã có tranh thật trong tay nhưng ông Cần vẫn xin phép chép lại bức tranh này. Sau đó, ông ta lấy cớ mang bản sao ra nước ngoài, nhưng ra đến sân bay thì lại lắp tranh thật vào và ung dung ra đi. Không riêng gì trường hợp tranh của cha tôi, nhiều tác phẩm nghệ thuật có giá trị khác cũng bị đưa ra nước ngoài bằng con đường này.

Quảng cáo

- Ông có chắc chắn bức tranh ông Cần mua là nguyên bản?

- Khi ông Cần mua, tôi có được mời đến xem và nhận định đúng là bức tranh do cha mình vẽ. Tôi những tưởng ông ta vì tấm lòng với nghệ thuật và tôn trọng các giá trị văn hóa dân tộc mà mua tranh, chứ không nghĩ sau này lại bán kiếm lời. Nghe nói, ông ta đã bán lại tác phẩm của cha tôi cho một người Việt khác.

Quảng cáo

- Hiện nay, các bức tranh khác của cụ Tô Ngọc Vân được lưu giữ ở đâu?

- Một số tranh và ký họa ông cụ di chúc cho tôi, tôi vẫn mang theo bên mình và cất giữ rất cẩn thận, coi đó là bảo vật của gia đình. Tuy nhiên, có nhiều bức thất lạc. Mẹ tôi kể rằng, có người nói là chỗ thân quen của gia đình đến xin được đem những bức tranh của cha tôi về thờ. Sau này gia đình mới vỡ lẽ, ông ta đã bán đứt những họa phẩm ấy cho nhà sưu tầm Đức Minh. Sau khi ông Đức Minh mất, các bức tranh lại lưu lạc ở đâu thì không ai biết nữa.

- Ông có đề nghị gì về việc bảo vệ các bức tranh của cha mình?

- Chúng tôi không muốn đòi lại bản quyền làm gì nữa vì sợ người ta hiểu lầm. Chỉ tiếc rằng những tác phẩm quý giá ấy đã bị trao đi bán lại với mục đích kiếm lời chứ không phải để bảo tồn giá trị nghệ thuật.

[Theo Thể Thao Văn Hóa] 

Video liên quan

Chủ Đề