Khi đồng USD mất giá gây ra ảnh hưởng gì

Đồng USD quay trở lại vạch xuất phát của năm 2021, do đã để mất hết thành quả tăng giá có được trong thời gian từ đầu năm đến nay.

Theo hãng tin Bloomberg, sau khi Bộ Lao động Mỹ công bố báo cáo việc làm tháng 4 không đạt dự báo vào hôm thứ Sáu tuần trước, chỉ số Bloomberg Dollar Spot Index đo sức mạnh đồng USD so với một rổ gồm các đồng tiền chủ chốt khác đã xoá hết mức tăng giá có được từ đầu năm. Với mức giảm khoảng 0,7%, đây cũng là phiên giảm mạnh nhất của chỉ số này trong vòng 5 tháng.

Ở thời điểm hiện tại, Bloomberg Dollar Spot Index xấp xỉ bằng với mức bắt đầu năm 2021 và có nguy cơ giảm về mức thấp nhất kể từ tháng 2/2018.

Diễn biến chỉ số Bloomberg Dollar Spot Index từ đầu năm đến nay - Nguồn: Bloomberg.

Giới phân tích nói rằng số liệu việc làm xấu hơn dự báo là đòn mới nhất giáng vào đồng USD. Đầu năm nay, đồng bạc xanh đã có một giai đoạn tăng giá, nhưng gần đây, áp lực mất giá đối với đồng tiền dự trữ của thế giới ngày càng lớn trong bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ hạ nhiệt, triển vọng phục hồi của các nền kinh tế ngoài Mỹ khởi sắc, và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ [Fed] tiếp tục cam kết duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng lẻo.

Nếu so với mức cao kỷ lục thiết lập vào tháng 3 năm ngoái, Bloomberg Dollar Spot Index đã giảm khoảng 14%. Nhiều quỹ đầu tư như JPMorgan Asset Management và T. Rowe Price dự báo đồng USD sẽ tiếp tục mất giá trong thời gian tới, khi kinh tế toàn cầu hồi phục.

“Chúng tôi cho rằng, Mỹ sẽ không còn là ngoại lệ phục hồi của kinh tế toàn cầu nữa, và đồng USD vì thế sẽ mất giá theo thời gian”, các chiến lược gia của Citigroup nhận định trong một báo cáo được Bloomberg trích dẫn. Theo Citigroup, các yếu tố gây mất giá USD bao gồm “sự mềm mỏng của Fed, tâm lý ham thích rủi ro tăng lên, và sự phục hồi kinh tế toàn cầu”.

Ngoài ra, việc lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm hiện đã giảm khoảng 18 điểm cơ bản từ mức đỉnh 1,77% hồi tháng 3 cũng làm mất đi một trong những sức hút lớn nhất của USD.

Nhiều quỹ đầu tư lớn ở Phố Wall đang bắt đầu bán ra USD. Tổng giá trị ròng của trạng thái bán khống USD trên thị trường tài chính Mỹ trong tuần trước là khoảng 10 tỷ USD, từ mức 4 tỷ USD hồi giữa tháng 4 - theo số liệu mới nhất từ Uỷ ban Giao dịch hàng hoá tương lai [CFTC].

“Chúng tôi dự báo đồng USD còn tiếp tục mất giá, xét tới sức hút kênh đầu tư an toàn của USD giảm xuống, khi bức tranh kinh tế toàn cầu khởi sắc và tâm lý ham thích rủi ro gia tăng”, chiến lược gia Roberto Mialich của UniCredit viết trong một báo cáo.

Những ngày đầu tháng 11, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã giảm 0,11% giá trị đồng NDT so với USD, khiến đồng tiền nước này tiệm cận mức 7 NDT đổi được 1 USD. Trong ngày 30/11, 6,94 NDT đổi được 1 USD. Từ đầu năm 2018 đến nay, đồng NDT đã mất tới gần 6,5% giá trị so với đồng USD. Có thể nói, đây là thời điểm đồng tiền Trung Quốc “yếu” nhất kể từ giữa năm 2008.

Theo nhiều nhà phân tích, mức giảm này khá cao, nếu tiếp tục giảm trên ngưỡng đó thì sẽ gây ra nhiều biến động cho kinh tế Trung Quốc và các nước có quan hệ thương mại với Trung Quốc, trong đó có Việt Nam. Nếu đây là cách để Trung Quốc vực dậy nền kinh tế trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung ngày càng căng thẳng thì Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng bởi những biến động tỷ giá của hai nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới.

Đồng NDT mất giá, ít nhiều đều ảnh hưởng tới kinh tế Việt Nam. [Ảnh minh họa: KT]

Còn với Việt Nam, việc mất giá của đồng NDT đương nhiên sẽ tác động tới kinh tế đất nước dù ít hay nhiều.Chuyên gia tài chính-ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu phân tích, một trong những biến động khi giá trị của đồng NDT xuống quá thấp  là sẽ ảnh hưởng nhiều đến nguồn vốn đầu tư của nước ngoài ở Trung Quốc, làm mất lòng tin của các nhà đầu tư vào đất nước này. Bởi nếu các nhà đầu tư không rút tiền ra khỏi Trung Quốc, khi sinh lời, họ mang lợi nhuận về nước, một thời gian sau, nếu tỷ giá của NDT lại tăng lên so với đồng USD sẽ gây thiệt thòi, bất lợi cho các nhà đầu tư.

TS. Hiếu cho biết, từ đầu năm đến nay, VND giảm giá so với đồng USD ở mức gần 3%, trong khi đồng NDT mất giá so với đồng USD khoảng 8%, thành ra chênh lệch mất giá giữa đồng NDT so với VND là rất lớn. Vì thế, giá trị của VND so với NDT tăng lên.

“Trong trường hợp này, giá hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam sẽ rẻ đi, còn giá hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc sẽ đắt đỏ hơn, tạo sự thuận lợi cho nhà nhập khẩu và gây khó khăn cho việc xuất khẩu của Việt Nam. Do đó, nhập siêu từ Trung Quốc vào Việt Nam có thể sẽ xảy ra”, ông Nguyễn Trí Hiếu cho hay.

Nhìn nhận việc mất giá của đồng NDT trong thời gian qua, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng BIDV Cấn Văn Lực cho rằng, đồng NDT giảm giá cũng có tác động nhất định tới thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhưng sự tác động ấy không nhiều. Bởi hiện nay, phần lớn các hợp đồng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam-Trung Quốc về cơ bản vẫn được tính bằng USD, chỉ có một số hợp đồng được tính bằng NDT.

TS. Lực khẳng định, chắc chắn với những hợp đồng được tính bằng NDT, khi xuất khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam, giá hàng hóa sẽ rẻ hơn và có thể khiến hàng hóa xuất từ Trung Quốc tràn sang Việt Nam nhiều hơn. Đặc biệt, trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung xảy ra, doanh nghiệp của Trung Quốc cũng đang đa dạng hóa thị trường và có xu hướng đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Việt Nam nhiều hơn.

Chia sẻ thêm về vấn đế này, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho biết, những tác động đến nền kinh tế Việt Nam do đồng nhân dân tệ mất giá dù ít hay nhiều là không thể tránh khỏi, trong bối cảnh như vậy, cần thiết phải có những biện pháp để giảm tác động tiêu cực đến kinh tế đất nước. Một trong những cách tốt nhất lúc này là cần tiếp tục giảm bớt những thủ tục hành chính, những chi phí không cần thiết để doanh nghiệp Việt có thể cạnh tranh tốt hơn không chỉ đối với doanh nghiệp Trung Quốc mà cả những doanh nghiệp các khu vực khác; Cần kiểm soát tốt thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc, đặc biệt là đường tiểu ngạch vì khi đồng NDT mất giá như vậy, hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc tràn vào Việt Nam sẽ rất nhiều.

“Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng lên, xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc sẽ bị hạn chế và ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam. Khi hàng Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam, cạnh tranh với hàng trong nước sẽ khiến hàng trong nước mất lợi thế trên sân nhà và đưa nhiều doanh nghiệp của Việt Nam vào thế khó khăn. Trong trường hợp ảnh hưởng tới nền kinh tế của Việt Nam như vậy thì phải điều chỉnh tỷ giá giữa Việt Nam đối với đồng USD và tỷ giá giữa VND với đồng NDT để hạn chế hàng của Trung Quốc vào Việt Nam và giá không rẻ đi nhiều so với việc điều chỉnh tỷ giá”, ông Nguyễn Trí Hiếu nói./.

Nguồn: vov.vn

Tiếp nối chuỗi lình xình và sự phản ứng tiêu cực của việc căng thẳng thương mại giữa Mỹ và các nước, giá vàng thế giới ngày 27/6 tiếp tục lao dốc xuống thêm 1% do đồng USD hồi phục trở lại, tạo thêm một đáy mới thấp nhất trong hơn 6 tháng qua.

Tính đầu giờ sáng ngày 27/6 [giờ Việt Nam], giá vàng thế giới giao ngay đứng ở mức 1.256 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 8 trên sàn Comex New York đứng ở mức 1.258 USD/ounce.

Như vậy, so với cuối năm 2017, giá vàng hiện thấp hơn 3,6% [46,5 USD/ounce]. Nếu quy đổi vàng thế giới theo giá USD ngân hàng thì giá vàng có giá 34,8 triệu đồng/lượng.

Ảnh
USD tăng mạnh khiến nhiều người lo ngại sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá USD/VND cũng như tình hình nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam

Tuy nhiên, giá vàng trong nước vẫn giảm chậm hơn so với giá vàng thế giới. Cụ thể, giá vàng SJC sáng ngày 27/6 được niêm yết tại TP Hồ Chí Minh ở mức 36,7 triệu đồng/lượng - 36,85 triệu đồng/lượng [mua vào - bán ra]. Tại Hà Nội, mức giá bán ra cao hơn ở 36,87 triệu đồng/lượng.

Như vậy, chưa tính thuế và phí thì giá vàng thế giới vẫn thấp hơn giá vàng trong nước khoảng 2 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá USD ở các ngân hàng trong nước đã lên sát ngưỡng 23.000 đồng/USD. Cụ thể sáng ngày 27/6, tỷ giá trung tâm của VND với USD được Ngân hàng nhà nước [NHNN] công bố ở mức 22.640 đồng [tăng 15 đồng]. Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 22.700 đồng [không đổi] và bán ra ở mức 23.284 đồng [không đổi].

Theo các chuyên gia tài chính, thông thường khi thương mại thế giới căng thẳng, vàng thường được xem là nơi trú ẩn an toàn. Thế nhưng, ngược với quy luật này, nhà đầu tư không tìm nhiều đến vàng mà tìm đến đồng bạc xanh. Và đương nhiên, vàng giảm thì USD tăng. Điều này càng gây sức ép lên giá của kim loại quý.

Trước diễn biến tăng khá mạnh của đồng USD, nhiều người lo ngại có thể ảnh hưởng đến thị trường trong nước. Cụ thể, USD tăng mạnh sẽ gây áp lực cho VND, như vậy tỷ giá USD/VND sẽ có sự chênh lệch giá lớn, gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp nhập khẩu. Theo đó, giá hàng hóa trong nước sẽ bị tác động mạnh, có thể tăng giá bất thường.

Tuy nhiên, lãnh đạo một số ngân hàng thương mại cho rằng sự biến động của giá USD chưa đáng lo. Bởi giá USD tự do tăng do yếu tố tâm lý khi Mỹ nâng lãi suất cơ bản vừa qua [14/6], cộng thêm thông tin về căng thẳng thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc gần đây. Tuy nhiên, việc điều chỉnh lãi suất của Mỹ đã được thị trường dự báo từ trước nên không phải là yếu tố bất ngờ.

Chuyên gia thị trường - tài chính Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn Đầu tư CTCK Maybank - Kim Eng [MBKE], vẫn lo ngại bởi xu hướng USD trên thị trường tài chính quốc tế vẫn đang tăng rất mạnh. Hiện FED và các ngân hàng trung ương khác trên thế giới đang đua nhau tăng lãi suất, như vậy tỷ giá USD/VND có thể sẽ bị ảnh hưởng, cụ thể là tỷ giá VND sẽ bị mất giá nhanh cùng với lạm phát thì nhiều khả năng chính sách tiền tệ của Việt Nam sẽ thắt chặt hơn. Theo đó, các doanh nghiệp dù có xuất khẩu hay không đều bị ảnh hưởng tiêu cực nhất định.

Ngoài ra, nếu tỷ giá tăng mạnh hơn mức kiểm soát sẽ ảnh hưởng nhiều tới dòng vốn, đặt biệt là vốn ngoại vào nền kinh tế và thị trường tài chính. Đơn giản vì khi quy đổi sang VND, các nhà đầu tư có khả năng bị lỗ tỷ giá trước khi kịp đầu tư hay kinh doanh gì đó.

“Theo đó, các doanh nghiệp nào chuẩn bị tốt cho xu hướng tỷ giá, như cân đối với việc xuất khẩu và nhập khẩu, kinh doanh ở thị trường sử dụng USD và thị trường sử dụng các đồng tiền khác sẽ làm lợi cho chính mình. Ví dụ như xuất khẩu qua những nước sử dụng USD nhưng nhập khẩu từ những quốc gia còn lại”, chuyên gia Khánh nhấn mạnh.

Còn chuyên gia kinh tế TS.LS Bùi Quang Tín, CEO Trường Doanh nhân BizLight, cho rằng việc tăng giá USD sẽ không tác động mạnh đến các doanh nghiệp trong nước bởi thanh khoản USD trong nước đang dồi dào, dự trữ ngoại hối đã lên tới hơn 63 tỷ USD.

Trong khi đó, Chính phủ Việt Nam cũng còn nhiều chính sách hỗ trợ để VND chỉ mất từ 1,5%-2% trong năm nay, giúp ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định lãi suất, lạm phát đạt được mục tiêu đề ra là 4%. Nói chung, NHNN có đủ lực để điều hành tỷ giá giảm trong mức dự kiến.

Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN Chi nhánh TP Hồ Chí Minh, cũng đồng tình cho hay, diễn biến giá USD tăng trên thị trường tự do và NH thương mại mấy ngày qua là chưa đáng lo. Cầu ngoại tệ không đột biến và mọi nhu cầu về ngoại tệ hợp pháp của người dân, doanh nghiệp đều được đáp ứng. Hiện nay, tỷ giá tăng có lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu, còn với doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa, cần lưu ý để cân nhắc, chủ động nguồn ngoại tệ.

"Nhu cầu giữ USD của người dân đã giảm nhiều và doanh nghiệp cũng chuyển dần từ quan hệ vay mượn sang mua bán ngoại tệ, giúp giảm sức ép lên tỷ giá. Mặt khác, ngân hàng thương mại vẫn mua được ngoại tệ từ doanh nghiệp. Tuy nhiên, để tránh những biến động bất thường, NHNN hiện vẫn đang theo dõi sát diễn biến tỷ giá để có điều hành kịp thời", ông Minh thông tin thêm.

Video liên quan

Chủ Đề