Yếu tố ngành ảnh hưởng đến giá cổ phiếu

Chia sẻ trên:    17054

Giá trị cổ phiếu, hay giá trị của công ty có ý nghĩa quan trọng đối với nhà đầu tư. Khi đưa ra quyết định đầu tư, nhà đầu tư sẽ so sánh giá trị cổ phiếu với giá cổ phiếu đang giao dịch trên sàn, nếu giá đang giao dịch thấp hơn giá trị, cổ phiếu đó được gọi là “undervalued” và ngược lại là đã “overvalued”. Vậy yếu tố nào ảnh hưởng tới giá trị cổ phiếu? Để trả lời được câu hỏi này còn tùy thuộc vào từng lĩnh vực và cách tiếp cận của từng nhà đầu tư:

• Trước hết, đối với những nhà đầu tư muốn đi mua các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả hay sắp phá sản để vực dậy công ty, giá trị doanh nghiệp [DN] thường được định giá trên cơ sở giá trị tài sản mà DN này đang nắm giữ như bất động sản, mỏ dầu hay mỏ kim loại với trữ lượng còn lớn.

• Bên cạnh đó, rất nhiều loại tài sản vô hình nhưng cũng có giá trị rất lớn như thương hiệu công ty, hệ thống phân phối, bản quyền sáng chế… Ví dụ như năm 2017, tỷ phú người Thái đã phải chi ra gần 110,000 tỷ đồng để mua 53% cổ phần SAB với giá 320,000/cổ phiếu, mức PE 2018 vào khoảng 40 lần. Với nhiều nhà đầu tư, đây được xem là mức giá quá đắt cho cổ phiếu SAB. Tuy nhiên, thương hiệu SABECO, thị phần chi phối trong thị trường bia tại Việt Nam, hệ thống phân phối rộng khắp mà nếu làm từ đầu sẽ phải mất rất nhiều thời gian và công sức cũng chưa chắc xây dựng được là những yếu tố mang lại giá trị gia tăng cực lớn cho cổ phiếu SAB.

• Tuy nhiên, đứng trên góc độ nhà đầu tư cá nhân, mua/bán cổ phiếu để kiếm lời trên thị trường chứng khoán, chúng tôi cho rằng có 3 yếu tố mang lại giá trị cho cổ phiếu:

Yếu tố mang lại giá trị của cổ phiếu

- Thứ nhất, cổ tức bằng tiền DN trả lại cho chủ sở hữu. Thông thường, cổ tức cao là tốt, tuy nhiên, nếu cổ phiếu quá cao thì lại là yếu tố cẩn trọng do thể hiện doanh nghiệp thiếu các ý tưởng kinh doanh để mang lại tăng trưởng lợi nhuận hoặc doanh nghiệp khó có thể duy trì được mức cổ tức cao trong dài hạn.

- Thứ hai, giá trị hiện tại của doanh nghiệp, thể hiện thông qua các chỉ số định giá hiện tại như PE hay PB. Đây là các chỉ số để so sánh giữa các DN, hay giữa các ngành. Các cổ phiếu/ngành có chỉ số định giá thấp thể hiện cổ phiếu/ngành đó đang được định giá ở mức thấp hơn các DN khác cùng ngành, hoặc các ngành khác.

- Thứ ba, tăng trưởng lợi nhuận/dòng tiền của doanh nghiệp. Các DN có mức tăng trưởng lợi nhuận cao sẽ thường được định giá ở mức PE PB cao hơn ở hiện tại. Ví dụ khi so sánh 2 cổ phiếu A và B với mức PE hiện tại lần lượt là 10 lần và 11 lần. Nếu chỉ so sánh trên số hiện tại thì dễ thấy cổ phiếu A đang rẻ hơn cổ phiếu B. Tuy nhiên, nếu trong năm tới cổ phiếu B có thể tăng trưởng lợi nhuận với tốc độ 30%, trong khi cổ phiếu A chỉ tăng trưởng với tốc độ thấp hơn là 10% thì PE dự kiến 1 năm sau của 2 cổ phiếu [giả định giá cổ phiếu không thay đổi] lần lượt sẽ giảm xuống là 9.09 và 8.46. Như vậy, với mức tăng trưởng tốt hơn, sau 1 năm, PE của cổ phiếu B lại thấp và đang rẻ hơn cổ phiếu A.

Tóm lại, giá trị cổ phiếu là một phạm trù học thuật cũng tương đối phức tạp và có nhiều yếu tố tác động cần phải xem xét tổng thể. Tuy nhiên, đứng trên góc độ nhà đầu tư cá nhân, mua/bán cổ phiếu ngắn hạn để kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá mua/bán thì 3 yếu tố chính tác động đến giá trị cổ phiếu là: cổ tức bằng tiền, giá trị hiện tại, và tăng trưởng.

>> Có thể bạn sẽ quan tâm:

Cách chọn cổ phiếu tốt

Cách đầu tư cổ phiếu

Các tiêu chí lựa chọn cổ phiếu theo trường phái đầu tư tăng trưởng

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu là mối quan tâm hàng đầu của nhiều nhà đầu tư. Đây là vấn đề mà bất cứ ai khi tham gia thị trường chứng khoán cũng phải tìm hiểu và ghi nhớ. Từ đó mới có thể phân tích, đánh giá thị trường để đưa ra những quyết định chính xác. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin về vấn đề này, hãy cùng theo dõi.

Nhận biết được điều gì quyết định giá cổ phiếu tăng hay giảm có vai trò vô cùng quan trọng khi mua bán cổ phiếu. Bởi sau khi tìm ra được nguyên nhân, nhà đầu tư có thể nghiên cứu và đánh giá chính xác về số cổ phiếu của mình. Bên cạnh đó, điều này còn giúp NĐT tránh tình trạng cháy cổ phiếu hay bán thốc bán tháo. 

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu cơ bản

Nhiều người vẫn cho rằng đầu tư chứng khoán phụ thuộc nhiều vào may rủi. Tuy nhiên quan niệm này chỉ đúng khi bạn chưa có nhiều kinh nghiệm. Còn với những nhà đâu tư chuyên nghiệp, họ hiểu rằng giá cổ phiếu tăng hoặc giảm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Vậy những yếu tố đó là gì?

Bạn có thể tham khảo ngay qua đoạn video đánh giá của Sen Tây Hồ:

Yếu tố đầu tiên phải kể đến đó là nền kinh tế quốc dân và kinh tế thế giới. Theo các chuyên gia, giá cổ phiếu thường sẽ có xu hướng tăng khi nền kinh tế phát triển và ngược lại. 

Bên cạnh đó, tình hình chính trị trong nước và quốc tế cũng ảnh hưởng rất lớn đến giá cổ phiếu. Bởi tình hình chính trị chi phối nền kinh tế. Từ đố gây nên các tác động không hề nhỏ đến biến động giá cổ phiếu trên thị trường. Khi xuất hiện các bất ổn về chính trị thì giá cổ phiếu thường sẽ có xu hướng giảm. 

Quy luật cung cầu ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường hàng hóa và chứng khoán. Khi có nhiều người đổ xô vào mua một mã cổ phiếu nào đó, tự khắc giá cổ phiếu đó sẽ tăng lên và ngược lại. 

Mặc dù quy luật cung cầu có ảnh hưởng tới giá cổ phiếu. Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn cần thật cẩn trọng. Bởi không phải cổ phiếu nào đang được mua nhiều cũng là tốt. Giá cổ phiếu có thể tăng nhanh trong thời gian ngắn hạn, còn về lâu về dài thì chưa chắc chắn. 

Nếu doanh nghiệp làm ăn phát triển, mức lợi nhuận cao thì giá cổ phiếu sẽ tăng mạnh. Và ngược lại, nếu doanh nghiệp thua lỗ thì đồng thời giá cổ phiếu cũng “xuống dốc không phanh”. Nhà đầu tư cần quan tâm đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp để có những đánh giá chính xác nhất về cổ phiếu. 

Có thể bạn quan tâm: Phân tích và hướng dẫn sử dụng mô hình vai đầu vai hiệu quả nhất!

Thông tin gây nhiễu cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Đặc biệt, khi chúng ta đang sống trong môi trường với sự phát triển mạnh mẽ của Internet. Những dự đoán từ “chuyên gia” hay những phân tích báo cáo có tràn lan trên mạng. Điều này khiến nhiều NĐT hoang mang và đưa ra quyết định bán cổ phiếu. Khi đó, giá cổ phiếu có thể rớt mạnh. 

Các nhân tố ảnh hưởng tới giá cổ phiếu từ môi trường và chính sách

Bên cạnh những nhân tố cơ bản ở trên, nếu xét từ góc nhìn môi trường và chính sách, giá cổ phiếu có thể ảnh hưởng bởi:

Lãi suất tác động rất lớn đến giá cổ phiếu của doanh nghiệp. Cụ thể: Khi lãi suất tăng làm chi phí vay đối với DN cũng tăng. Khi đó, chi phí này được chuyển cho các cổ đông và sẽ hạ thấp lợi nhuận mà doanh nghiệp dùng cho thanh toán cổ tức.

Cùng với lúc đó, cổ tức từ cổ phiếu sẽ trở nên không mấy cạnh tranh giữa các nhà đầu tư. Đồng nghĩa với việc giá cổ phiếu “dậm chân tại chỗ” hoặc có thể giảm. Chính vì vậy, khi lãi suất tăng, giá cổ phiếu sẽ giảm và ngược lại. 

Tỷ giá là hoạt động trao đổi giữa hai loại tiền tệ. Đặc biệt với các doanh nghiệp lớn thì việc xuất, nhập khẩu tỷ giá ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh. Từ đó, cũng tác động không hề nhỏ đến biến động giá cổ phiếu. 

Trong trường hợp, doanh nghiệp phải đi vay quá nhiều, lợi nhuận giảm, dẫn đến giá cổ phiếu cũng giảm. Và ngược lại, doanh nghiệp thu về lợi nhuận cao, nhiều NĐT thấy điều đó và bắt đầu mua vào cổ phiếu của doanh nghiệp. Từ đó mà giá cổ phiếu cũng sẽ có xu hướng tăng.

Khi mức tăng trưởng GDP có xu hướng phát triển tốt đồng nghĩa với việc người lao động tăng thêm thu nhập. Việc đầu tư vào các thị trường chứng khoán cũng diễn ra sôi nổi hơn. Đặc biệt nó còn ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư. Khi đó, thường NĐT sẽ có thêm vốn để mua về nhiều cổ phiếu hơn. Điều này thúc đẩy giá cổ phiếu tăng cao.

Tham khảo thông tin chi tiết: Cách hoạch toán những khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu từ góc nhìn thị trường và nội tại DN

Từ góc nhìn của thị trường và nội tại doanh nghiệp, có thể kể đến các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu như:

Chắc chắn trước khi quyết định thu mua loại cổ phiếu nào đó, NĐT cần tham khảo ý kiến từ nhiều hướng khác nhau. Đó cũng chính là một trong những lý do xuất hiện hiệu ứng lan tỏa trong ngành. 

Hiệu ứng này cho thấy triển vọng của doanh nghiệp. Từ đó cho thấy doanh thu, lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể đạt được trong tương lai. Và đây cũng chính là yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu.

Những giao dịch được thực hiện giữa những người nội bộ với nhau sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư. Họ sẽ lo lắng về sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.

Nếu thấy nội bộ công ty mua rất nhiều cổ phiếu, cho thấy doanh nghiệp có kỳ vọng gặt hái được nhiều thành công. Thời gian tới có thể lợi nhuận sẽ thu về rất nhiều. Điều đó khiến nhiều nhà đầu tư quyết định mua vào cổ phiếu của công ty đó. Chính việc này đã thúc đẩy giá cổ phiếu tăng mạnh và ngược lại.

Có thể bạn quan tâm: 2 cách nhận biết cổ phiếu tiềm năng nhất để đầu tư hiệu quả

Trên đây là các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu mà chúng tôi đã tổng hợp lại. Hy vọng những thông tin này sẽ mang đến cho bạn chiến lược mua bán cổ phiếu tốt nhất. Hãy lưu lại và bắt tay ngay vào chiến lược của mình nhé. Để biết thêm thông tin chi tiết hãy truy cập sentayho.com.vn nhé.

Video liên quan

Chủ Đề