Thuốc nam sắc để qua đêm uống được không

Nhiều người cho rằng, thuốc Đông y [thuốc Bắc] có tính lành, giúp bổ sung sinh lực, tốt cho sức khoẻ nên mua một lúc hàng chục thang để sắc uống dần. Trong đó, đa số chọn cách trữ thuốc trong tủ lạnh để bảo quản loại thuốc này. Tuy nhiên, theo các lương y, chuyên gia, cách bảo quản thuốc Bắc như vậy là không khoa học, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển và gây hại sức khoẻ.

Đang xem: Cách bảo quản nước thuốc bắc sau khi sắc

Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh?

Liên hệ với nhà thuốc y học cổ truyền N.A. chuyên mua bán đông nam dược liệu trên đường Hải Thượng Lãn Ông, phường 10, quận 5, TPHCM, phóng viên hỏi mua thuốc Bắc cho người thân bồi bổ sức khoẻ, chủ nhà thuốc tên T. tư vấn: “Nếu mua thuốc Bắc vị bổ dưỡng gửi đi xa thì nên mua khoảng 20 thang/lần, giá 45.000đ/thang, một thang khoảng 10 – 12 vị, thuốc Bắc có một số vị ướt để chống mốc thì cứ nhét vào tủ lạnh là đảm bảo dùng được lâu”.

Tại khu bán thuốc Đông y ở thị trấn Long Thành [Đồng Nai], các tiệm thuốc bắc mọc san sát. Đang “tay xách nách mang” đến vài chục thang thuốc Bắc đựng trong các túi nilon, bà Đặng Thị Hiền, ngụ tại Nhơn Trạch [Đồng Nai] cho biết: “Không có điều kiện thời gian đi cắt thuốc nên mỗi lần lên thị trấn lấy thuốc sắc tôi thường nhờ thầy cắt khoảng 20 thang về bỏ tủ lạnh sắc uống dần”. Còn chị Hà Thu Hằng, ngụ tại quận Gò Vấp, TPHCM thì cho hay: “Tôi bị mất ngủ, ăn uống kém, mẹ tôi hay gửi thuốc Bắc từ quê Nam Định vào cho tôi sắc uống. Có lần mẹ gửi đến 30 thang thuốc Bắc giúp bổ khí huyết, ăn uống, ngủ tốt. Để bảo quản thuốc sắc uống dần tôi cũng chỉ biết cách bỏ ngăn mát tủ lạnh”.

Trao đổi về việc bảo quản thuốc Bắc trong tủ lạnh, TS Võ Văn Năm, Phó trưởng Bộ môn Dược liệu, trường Đại học Y Dược TPHCM cho rằng, trong một số vị của thuốc Bắc như ý dĩ, hạt sen rất dễ bị mọt, mốc. Long nhãn, táo tàu độ ẩm cao nên nhanh hỏng, câu khỉ để lâu bị chảy nước, nếu bỏ vào tủ lạnh trữ lâu ngày thì càng dễ mốc hỏng. Ngoài ra, dược liệu bổ thường được xao mật, đường, mật mía do đó nếu để lâu sẽ bị phân hủy chảy nước.

Dùng thuốc Đông y thì người bệnh hay quan niệm “chọn thầy có tay bốc thuốc” nên mới có những trường hợp lặn lội từ xa tới tận nơi thầy mát tay bốc thuốc kê đơn. Vì vậy, họ hay mua nhiều trong một lần cắt thuốc, nhưng lại không hiểu cơ bản về cách dùng và bảo quản thuốc Đông y. Thuốc Đông y thường là loại đã được xao, phơi khô, không nên bỏ vào tủ lạnh, chỉ cần bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát là được.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Bảo Quản Sò Lông Sống Lâu, Hướng Dẫn Cách Bảo Quản Sò Lông Đúng Cách

Ổ nấm mốc

Theo lương y Đinh Công Bảy, Tổng Thư ký Hội Dược liệu TPHCM, thuốc Bắc là một dạng như thực phẩm khi để trong tủ lạnh lâu ngày đều có nguy cơ bị nấm mốc nhiễm khuẩn. Môi trường tủ lạnh không hoàn toàn vô trùng, bởi vi khuẩn không chết mà chỉ phát triển chậm lại hoặc tạm thời không phát triển, khi gặp điều kiện thuận lợi thì chúng sẽ phát triển rất nhanh. Còn với nấm mốc, sẽ sinh độc tố khi nhiễm vào thực phẩm thì tác hại khôn lường cho sức khoẻ.

Khi thuốc đã nhiễm mốc dù có đun nấu ở nhiệt độ cao thì độc chất của nấm mốc cũng không bị phân hủy, có nhiều loại độc chất nấm mốc ở điều kiện nhất định lại sinh ra loại độc tố mạnh hơn. Quan niệm thuốc Bắc với nguyên liệu thiên nhiên, không có tác dụng phụ nên nhiều trường hợp đã sử dụng sai như dùng quá liều, để quá lâu. Thuốc Đông y là dạng thuốc thang, cắt bao nhiêu thang và bảo quản thế nào thì thầy thuốc phải có trách nhiệm chỉ dẫn rõ ràng. Thuốc Bắc một lần bốc thuốc chỉ được cắt uống không quá 5 ngày, bảo quản bằng cách để nơi thoáng mát.

Những năm trước đây nhiều vùng quê người dân đem treo thuốc Bắc, thuốc lá ở nơi khô ráo. Nhưng hiện nay thuốc bắc được bốc vô tội vạ/lần mua thuốc, nhất là thuốc bổ. Nếu không có kiến thức khoa học về sử dụng, bảo quản thuốc Bắc trước và sau khi sắc uống thì người bệnh đều có thể bị đủ loại bệnh phát sinh từ nhiễm nấm mốc, vi sinh, vi khuẩn, rối loạn tiêu hóa…

Thuốc Đông y dù là thuốc bổ hay thuốc bệnh đều phải tuân thủ nguyên tắc sắc uống và bảo quản. Đặc biệt, sau khi sắc thuốc mà để trong tủ lạnh cả ngày sẽ làm mất hoạt chất, tinh dầu của thuốc. Một số tinh dầu, hoạt chất của thuốc cần uống ấm, nóng.

Xem thêm: Cách Bảo Quản Ba Rọi 1 Nắng Vào Dịp Hè, Cách Làm Thịt Ba Rọi Một Nắng Thơm Ngon Đậm Đà

Không nên cắt hàng chục thang thuốc/lần, dù đó là thuốc bổ hay thuốc bệnh. Việc cắt nhiều thang thuốc một lúc để uống dần là không khoa học. Thuốc cắt thang tốt nhất là sắc ngay sau bốc thuốc và uống ngay sau khi sắc. Ngoài ra, bao bì gói thuốc cũng phải đảm bảo an toàn sức khoẻ, tuyệt đối không nên gói trực tiếp thuốc bằng giấy báo tờ, trước khi sắc uống phải rửa sạch thuốc. Người bệnh dùng thuốc Bắc hiệu quả còn phụ thuộc vào cái tâm chỉ dẫn của người thầy thuốc.

TS Võ Văn Năm

Đàn ông yếu “chuyện ấy”, phải làm sao?

Tiết lộ chấn động về loại biệt dược phòng the mới

Bệnh viêm đại tràng

See more articles in category: Cách bảo quản

HỘI BÀN TRÒNCafe Webtretho

Thuốc nam vốn được rất nhiều người ưa chuộng dùng để chữa bệnh, bồi bổ cơ thể do có nguồn gốc từ thiên nhiên cây cỏ nên lành tính và ít tác dụng phụ hơn thuốc tây. Tuy nhiên, cần lưu ý bảo quản và uống thuốc đúng cách, nếu không thuốc dễ bị nhiễm độc hay biến chất, chẳng chữa được bệnh mà còn mang họa vào thân. 1. Bảo quản trước khi sắc- Thuốc Đông y thường là loại đã được xao, phơi khô, không nên bỏ vào tủ lạnh. Một lần bốc thuốc chỉ được cắt uống không quá 5 ngày, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát là được.- Nếu để trong tủ lạnh lâu ngày, thuốc có nguy cơ bị nấm mốc nhiễm khuẩn. Khi thuốc đã nhiễm mốc dù có đun nấu ở nhiệt độ cao thì độc chất của nấm mốc cũng không bị phân hủy, có nhiều loại độc chất nấm mốc ở điều kiện nhất định lại sinh ra loại độc tố mạnh hơn. Thuốc Đông y dù là thuốc bổ hay thuốc bệnh đều phải tuân thủ nguyên tắc sắc uống và bảo quản. 2. Yếu tố nhiệt độ, cách sắc thuốc và cách uốngTốt nhất là sắc thuốc bằng ấm đất nung và uống khi ấm nóng- Thuốc giải cảm, tiêu hóa: Không nên sắc lâu, khoảng 15 - 20 phút là được. Nên uống nóng, nước thuốc không lấy quá ít. Sau khi uống tránh gió, tránh ăn đồ sống và lạnh.- Thuốc thanh nhiệt, giải độc, cầm máu: Thời gian sắc thuốc thường là sau khi sôi 30 phút. Uống nóng, kiêng ăn cay, đắng và những món có mùi tanh như tôm, cua, cá, sò hến. Với những bệnh nhân bị xuất huyết như thổ huyết, chảy máu cam, nước thuốc cần lấy đặc, uống ấm chứ không uống nóng để tránh chảy thêm nhiều máu. Bệnh nhân xuất huyết sau khi uống thuốc cấm dùng rượu, thuốc và chất kích thích.- Thuốc điều khí: Khi sắc đậy thật kín vung, sau khi sôi, giữ lửa nhỏ để tránh bay khí vị, uống hết khi nước thuốc còn ấm. Kiêng ăn đồ sống, lạnh và đầy hơi.- Thuốc bổ: Tránh sắc thuốc vội vàng, to lửa mà phải đun từ từ. Thời gian sắc khoảng 40 - 60 phút. Nước thuốc sắc phải đặc.- Thuốc bổ máu: Cách sắc như thuốc bổ, kiêng uống nguội, nên uống ấm.3. Bảo quản sau khi sắc- Thuốc cắt thang tốt nhất là sắc ngay sau bốc thuốc và uống ngay sau khi sắc- Sau khi sắc thuốc mà để trong tủ lạnh cả ngày sẽ làm mất hoạt chất, tinh dầu của thuốc. Một số tinh dầu, hoạt chất của thuốc cần uống ấm, nóng. Đối với những người bận rộn, có thể sắc thuốc sẵn rồi ủ nóng trong bình giữ nhiệt để uống trong ngày. Bình giữ nhiệt để đựng thuốc cần giữ nhiệt tốt, chất liệu an toàn để tránh gây tác dụng ngược làm biến chất thuốc.- Nếu không có kiến thức khoa học về sử dụng, bảo quản thuốc Bắc trước và sau khi sắc uống thì người bệnh đều có thể bị đủ loại bệnh phát sinh từ nhiễm nấm mốc, vi sinh, vi khuẩn, rối loạn tiêu hóa...Áp dụng những nguyên tắc bảo quản trên, thuốc Bắc sẽ đem lại cho cơ thể bạn nhiều lợi ích bất ngờ về sức khỏe đấy!

Nguồn do Elmich cung cấp

21/07/2022 15:55

Món bún chả với phần thịt chín vàng đều, chả mềm, thơm lừng mùi gia vị ướp nướng, chan thêm một ít nước chấm chua ngọt vừa miệng rất ngon.

- Về các loại thuốc nam, khi sắc thuốc phải dùng nồi sành [đất nung] do nó dễ tản nhiệt và có sức chịu nóng dai, không sợ vỡ. Trường hợp không có nồi sành có thể dùng tạm nồi nhôm pha gang hoặc nồi inox. Chú ý, nếu đơn thuốc có vị nhân sâm, khi sắc nên hấp cách thủy. Nếu sử dụng nồi sắt hoặc titan thuốc sẽ bị vô hiệu.

- Nước sắc thuốc phải sạch, có thể dùng nước sôi đã nguội [không nên xài nước mưa chưa nấu chín]. Số lượng nước, thời gian nấu do lương y chỉ định.

- Tùy loại thuốc phải để tươi, rửa sạch, sao vàng, sao khử thổ, ngâm trong nước mau hay lâu mới đem sắc, đun nhỏ hay lửa lớn đều cần hỏi rõ lương y trước khi sử dụng.

- Trong trường hợp sử dụng bếp gas để sắc thuốc cũng nên báo trước cho lương y để được hướng dẫn. Thường sau 20-30 phút thuốc sôi nên để lửa nhỏ cho thuốc hòa tan vào nước đủ liều lượng ấn định.

- Phải đậy nắp [ấm, nồi] kín nhằm để tránh hương vị, hoạt chất thuốc tỏa hơi và nhất là các loại thuốc quý càng cần giữ kỹ như: sâm, nhung, yến, hải mã.

Đặc biệt, đối với hột kỷ tử càng phải giữ kín nắp nồi.

- Nếu đơn thuốc có các vị như: mai rùa, ba ba, cỏ lồng chầu, hột gấc, xương động vật, da trâu thì phải ngâm nước trước từ 25-30 phút, sau đó nấu sôi từ 15 phút mới cho các vị khác vào.

- Nếu vị thuốc thuộc dạng keo cần hòa tan với nước nóng trước, sau đó mới cho vào nấu để thuốc có hiệu ứng tốt.

- Có những thang thuốc chỉ định sắc uống nước nhất, nhì hay sắc 2 lần rồi sau đó hòa chung để uống thì nên làm đúng, vì lương y đã tính đến việc tận dụng hoạt chất thuốc giúp bệnh nhân ít tốn kém mà vẫn đạt kết quả.

Lương y Dương Tấn Hưng

Video liên quan

Chủ Đề