Các loại dung môi dùng pha chế dung dịch thuốc

*                  Bảng 3.1 : Độ tan của một vài steroid trong các dung môi khác nhau

Dược chất Nước Dẩu lạc Ethyl oleat Ethanol 95%
Deoxycorton acetat Không tan 1/140 1/150 1/50
Oestradiol benzoat Không tan 1/500 1/200 1/150
Progesterol Không tan 1/60 1/60 1/8
Testosterol Không tan 1/35 1/20 1/6

Để pha dung dịch thuốc tiêm có dược chất thực tế không tan trong nước nhưng tan trong dầu người ta dùng dầu thực vật, ethyl oleat, isopropyl myristat hay benzyl benzoat [dùng riêng rẽ hay kết hợp và đôi khi có thêm một tỷ lệ alcol nhất định] làm dung môi pha thuốc tiêm.

Sử dụng dầu làm dung môi pha thuốc tiêm còn giúp tạo ra các chế phẩm thuốc tiêm có tác dụng kéo dài. Do sau khi tiêm, dược chất phải qua quá trình khuếch tán từ pha dầu sang pha nước của mô quanh vị trí tiêm, hòa tan lại vào pha nước rồi mới được hấp thu.

Thuốc tiêm dầu chỉ được tiêm bắp, tuyệt đối không được tiêm mạch máu. Nếu tiêm vào máu sẽ gây tai biến tắc mạch do dầu không trộn lẫn được với máu. Một số dầu có thể gây kích ứng hay phản ứng quá mẫn khi tiêm ở một số bệnh nhân, do vậy trên nhãn của sản phẩm thuốc tiêm dầu cần ghi rõ tên dầu thực vật đã dùng làm dung môi đê pha thuốc tiêm đó.

Dầu dùng làm dung môi pha thuốc tiêm phải chuyển hóa được trong cơ thể, như vậy chỉ có thể dùng dầu thực vật mà không được dùng dầu khoáng. Dược điển các nước không quy định cụ thể dầu thực vật nào được dùng làm dung môi pha thuốc tiêm, mà chỉ nêu yêu cầu chất lượng đối với dầu thực vật dùng pha thuốc tiêm. Ví dụ, theo Dược điển Mỹ 26, dầu để pha thuốc tiêm là dầu thực vật thu pháp ép, tồn tại ở thể lỏng và trong suốt khi thử nghiệm

Khi cần trung tính hóa dầu làm dung môi để pha thuốc tiêm, cần tiến hành qua các bước:

  1. Xác định lượng acid béo tự do có trong dầu theo phương pháp ghi trong Dược điển.
  2. Tính toán lượng natri carbonat cần để trung hòa hết lượng acid béo tự do có trong lượng dầu cần trung tính. Lượng natri carbonat dùng thực tế phải gấp 2,5 lần lượng natri carbonat tính toán theo lý thuyết.
  3. Phối hợp dung dịch đậm đặc natri carbonat vào dầu đã đun nóng trước đến 45°c, khuấy đều, để yên 24 giờ, gạn lấy lọc dầu, lọc qua giấy lọc dầu, lam khan dầu bằng natri sulfat khan, tiệt khuẩn bằng nhiệt khô ở 160°c trong 1 giờ.

Khi cần bảo quản dầu, nên dùng bình chứa bằng sứ hay thủy tinh, không dùng bình chứa bằng kim loại [do vết ion kim loại xúc tác quá trình oxy hóa acid béo không no có trong dầu], đậy kín và tránh ánh sáng. Có thể thêm chất chống oxy hóa như a-tocopherol, butylhydroxyanisol [BHA], butylhydroxytoluen [BHT].

Dầu thực vật thường dùng là dầu vừng, dầu lạc, dầu hướng dương, dầu ngô, dầu hạt bông, dầu hạt thuốc phiện, dầu thầu dầu. Hay dùng nhất là dầu vừng do ban thân dâu vừng có chứa các chất tự nhiên có tác dụng chống oxy hóa nên dầu vừng rất ổn định [trừ khi để ra ánh sáng].

Ethyl oleat không có peroxyd là một ester của acid oleic, được dùng làm dung môi pha thuốc tiêm calciíerol, deoxycorton acetat [BP 88]. Thuốc tiêm pha VƠI dung môi là ester ít nhớt hơn so với thuốc tiêm pha với dung môi dầu nên tiêm thuốc dễ dàng hơn, nhất là khi thời tiết lạnh.

Benzyl benzoat được dùng để làm tăng độ tan của steroid trong dầu, ví dụ thuốc tiêm dimercaprol [BP 88]-

Dimercaprol Benzyl benzoat Dầu thầu dầu vđ.

You're Reading a Free Preview
Pages 7 to 18 are not shown in this preview.

You're Reading a Free Preview
Page 22 is not shown in this preview.

You're Reading a Free Preview
Pages 26 to 34 are not shown in this preview.

Full PDF PackageDownload Full PDF Package

This Paper

A short summary of this paper

37 Full PDFs related to this paper

Download

PDF Pack

Rate this post

dung dịch natri clorid

I. Đại cương về dung dịch thuốc

1.Dung dịch thuốc là những chế phẩm lỏng được điều chế bằng cách hòa tan dược chất vào dung môi[ 1 dung môi hoặc hỗn hợp các dung môi]

2.phân loại +theo cấu trúc hóa lý gồm dd thật, dd keo, dd cao phân tử

+theo bản chất của dung môi gồm dd nước, dd dầu, dd cồn

+theo trạng thái tập hợp của tiểu phân trong dung môi gồm dd lỏng/lỏng, dd rắn/lỏng, dd khí/lỏng

+theo xuất xứ của công thức pha chế

3.thành phần: dược chất,dung môi, chất phụ[chất làm tăng độ tan, chất làm tăng độ ổn định, chất màu, chất thơm…]

II. Dung môi dùng trong bào chế dung dịch thuốc

1.Nước

-có diện hòa tan rộng. Là dung môi phân cực mạnh nên hòa tan dễ dàng các chất phân cực như acid, đường chứa nhóm phân cực…

-nước thường được dùng trong bào chế là nước cất được điều chế từ nước sinh hoạt bằng phương pháp cất.

-ngoài ra còn dùng nước khử khoáng: là nước tinh khiết đã được loại sạch tạp ion bằng phương pháp hấp phụ ion.

2.Ethanol

-hòa tan với nước và glycerin theo bất kỳ tỷ lệ  nào.

-khi trộn ethanol với nước sẽ có hiện tượng tỏa nhiệt và co thể tích do hiện tượng hydrat hóa các phân tử ethanol để tạo thành phức hợp phân tử.

-với 1 số chất hỗn hợp ethanol với nước có khả năng hòa tan cao hơn so với nước hoặc ethanol riêng rẽ.

-tác dụng riêng sát khuẩn với nồng độ trên 10%

-nhược điểm: dễ bay hơi, dễ cháy nổ, kết tủa với albumin và các enzym, dễ bị oxy hóa, không hàn toàn trơ về mặt dược lý.

3.Glycerin

-là chất lỏng, sánh, không màu, vị ngọt, ddộ nhớt cao

-hòa tam với ethanol và nước ở bất kỳ tỷ lệ nào

-glycerin khan dễ hút ẩm, thường gây kích ứng da và niêm mạc nên được dùng dạng dược dụng có tỷ trọng 1,225-1,235 chứa 3% nước.

-tác dụng sát khuẩn với nồng độ trên 25%

4.glycol và dẫn chất: butylenglycol, propylenglycol, polyetylenglycol,…

5.dầu thực vật: dầu lạc, dầu hướng dương,…

6.cloroform: thường làm dung môi chiết xuất, ít dùng trong dung dịch thuốc.

III. Kỹ thuật điều chế dung dịch thuốc

các giai đoạn chính: cân/đong dược chất,dung môi

hòa tan

lọc

hoàn thiện sản phẩm

1.cân/đong dược chất, dung môi

cân đong chính xác đảm bảo hàm lượng thuốc theo quy định [ cân bằng cân phân tích, đong thể tích bằng hệ thống buret,…]

2. hòa tan

-quá trình hòa tan xảy ra theo nguyên lý nhiệt đọng học trong điều kiện khi biến thiên thế đẳng áp nhoe hơn không theo phương trình ΔG=ΔH-TΔS

trong đó ΔH là nhiệt  tỏa ra hay thu vào khi hòa tan. ΔS là entropy của hệ, T là nhiệt độ

-các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan:nhiệt độ, bản chất và đặc điểm cấu trúc chất tan và dung môi, kết tinh đa hình solvat hóa, pH dung dịch, kích thước tiểu phân, ion cùng tên, chất điện ly trong dung dịch

-các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ hòa tan: nhiệt độ,kích thước tiểu phân và sự khuấy trộn.

-các phương pháp hòa tan đặc biệt: tạo dẫn chất dễ tan

dùng hỗn hợp dung môi

dùng chất trung gian thân nước

dùng chất diện hoạt[chất hoạt động bề mặt]

máy lọc chân không

3.lọc dung dịch

-tốc độ lọc phụ thuộc vào:diện tích bề mặt lọc[tỷ lệ thuận], bán kính lỗ lọc, hiệu số áp suất tác dụng lên 2 bề mặt màng lọc, chiều dài mao quản, độ nhớt của dung dịch cần lọc.

-vật liệu lọc:giấy lọc, phễu lọc, bông, vải,len dạ,…

4.hoàn thiện sản phẩm

-kiểm tra chất lượng:phải đạt các yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng đề ra

-dung dịch thuốc được đóng trong  lọ thủy tinh hoặc lọ chất dẻo đạt yêu cầu chất lượng theo Dược điển đề ra

-năp, nút cao su không được hấp phụ dược chất, không đưa tạp chất vào thuốc.

5.lưu trữ, bảo quản.

Video liên quan

Chủ Đề