Thủ quỹ khu vui chơi giaiar trí bao nhiêu tiền năm 2024

Theo đó, giá vé từ Thứ 2 đến Thứ 6 là 50.000vnd. Thứ 7 và Chủ nhật là 60.000vnd. Người lớn đi kèm không tính vé.

Trung tâm vui chơi trẻ em Kolorado là một tổ hợp công trình và sân vườn rộng 2050m2 thuộc vị trí trung tâm khu công viên Mùa hạ - khu đô thị Ecopark, cung cấp dịch vụ vui chơi giải trí trong nhà và ngoài trời.

Thủ quỹ khu vui chơi giaiar trí bao nhiêu tiền năm 2024

Khu vui chơi trong nhà với diện tích mặt sàn lên tới gần 1000m2 được chia thành các khu vui chơi chức năng như: hệ thống leo núi giả, nhà bóng hình ống, khu xếp hình… Với các thiết bị được nhập khẩu hoàn toàn, Kolorado Ecopark đảm bảo tuyệt đối tính an toàn cho trẻ khi vui chơi.

Thủ quỹ khu vui chơi giaiar trí bao nhiêu tiền năm 2024

Thủ quỹ khu vui chơi giaiar trí bao nhiêu tiền năm 2024

Kolorado Ecopark còn thiết kế một khu vực dành riêng để tổ chức tiệc sinh nhật,cho trẻ những phút giây đáng nhớ bên cạnh cha mẹ, người thân và bạn bè trong không gian sinh động với màu sắc, đồ chơi và những chi tiết trang trí dễ thương. Cha mẹ có thể ghi lại những khoảnh khắc đáng yêu nhất của trẻ bên gia đình để lưu lại làm kỉ niệm.

Thủ quỹ khu vui chơi giaiar trí bao nhiêu tiền năm 2024

Khu vui chơi ngoài trời có không gian rộng lớn với hơn 20 trò chơi dân gian như rồng rắn lên mây, ô ăn quan, bịt mắt bắt dê, nhảy dây… được tổ chức thay đổi theo từng tuần tạo sự mới lạ và hứng khởi cho các em.

Thủ quỹ khu vui chơi giaiar trí bao nhiêu tiền năm 2024

Các trò chơi này được điều khiển bởi các hoạt náo viên vui tính và yêu trẻ sẽ cho các em những trải nghiệm tuyệt vời.

Từ nhiều năm nay, câu chuyện về sân chơi cho trẻ em chưa khi nào bớt “nóng”. Đặc biệt, mỗi dịp hè đến, những điểm vui chơi, giải trí cho trẻ em ở cả thành thị và nông thôn luôn trong tình trạng “quá tải”. Đây là câu hỏi lớn đặt ra đối với các cấp lãnh đạo trong việc xây dựng và thi hành các thiết chế đảm bảo quyền vui chơi, giải trí của trẻ em.

Thiếu điểm vui chơi và những hệ lụy

Sân chơi của trẻ em không chỉ là khuôn viên, điểm vui chơi cho trẻ em chạy nhảy, chơi đồ chơi, trò chơi mà sân chơi cho trẻ em bao gồm nhiều yếu tố nhằm phát triển văn hóa, tinh thần của trẻ em thông qua vui chơi, giải trí. Đó là sân chơi ngoài trời, sân chơi trong nhà, thư viện, câu lạc bộ, rạp chiếu phim dành cho trẻ em... Tuy nhiên hiện nay, tất cả sân chơi cho trẻ em nói chung theo nghĩa rộng và điểm vui chơi, khuôn viên vui chơi cụ thể đều đang thiếu.

Ông Nguyễn Trọng An - nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ và chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng chia sẻ: Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 đã đặt ra mục tiêu 80% các xã, phường của Việt Nam có điểm vui chơi cho trẻ em, nhưng sau 10 năm, chỉ có 37,6% xã, phường có điểm vui chơi. Không chỉ vậy, nhiều điểm vui chơi trong số đó còn chưa đảm bảo an toàn như: Sân chơi cạnh sông ngòi, đường giao thông, nơi trượt dốc... Khi chơi tại các điểm vui chơi như thế này, trẻ con gặp nguy cơ mất an toàn cao hơn là không vui chơi. Việc thiếu điểm vui chơi xảy ra cả ở thành thị và nông thôn. Nếu như thành phố thiếu điểm vui chơi do không gian chật chội, “tấc đất tấc vàng” thì ở nông thôn, trẻ em cũng thiếu sân chơi, nhất là sân chơi an toàn.

Ông Nguyễn Trọng An cũng cho biết thêm: Từ năm 2000, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 03/2000/CT-TTg về việc đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí cho trẻ em, trong đó yêu cầu toàn bộ các địa phương khi xây dựng các điểm dân cư, đô thị phải dành quỹ đất để xây dựng khu vui chơi cho trẻ em. Tuy nhiên, suốt từ năm 2000 - 2010, chưa một địa phương nào thực hiện vấn đề này.

Trước bức xúc của dư luận, năm 2010, Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội đã tổ chức một đoàn giám sát việc thực hiện Chỉ thị 03 phối hợp cùng UBND, HĐND của 11 tỉnh kiểm tra, kết quả báo cáo của các tỉnh đều thừa nhận, trẻ em bị thiếu điểm vui chơi trầm trọng. Đến tháng 11/2013, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013 - 2020 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, trong đó có các thiết chế văn hóa và vui chơi cho trẻ em. Tuy nhiên, cho đến nay, việc đảm bảo điểm vui chơi cho trẻ em vẫn chưa có chuyển biến tích cực.

Trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em mà Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á ký phê chuẩn cũng như Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em của Việt Nam đều khẳng định, trẻ em có quyền vui chơi, giải trí, phát triển văn hóa tinh thần. Vui chơi, giải trí sẽ giúp cho trẻ em phát triển toàn diện, không chỉ sức khỏe thể chất mà sức khỏe tinh thần, sức khỏe xã hội. Về thể chất, nếu trẻ em được vui chơi, chạy nhảy, bơi lội sẽ phát triển khỏe mạnh hơn, nhanh nhẹn hơn. Thực tế cho thấy, Việt Nam là nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới nhưng Việt Nam cũng lại là một trong các nước có tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi cao nhất thế giới. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em Việt Nam liên quan đến chế độ dinh dưỡng, kiến thức về dinh dưỡng..., song một phần trong đó có nguyên nhân là do thiếu điểm vui chơi giải trí cho trẻ em để phát triển về thể lực, tầm vóc.

Theo ông Nguyễn Trọng An, một hệ lụy khác của thiếu điểm vui chơi là vấn đề tai nạn thương tích ở trẻ em. Tại nhiều địa phương, trẻ em tự phát tạo ra những điểm vui chơi ở lòng đường, ven đường quốc lộ, bên sông suối. Đây là những khu vực rình rập nhiều mối nguy hiểm, mất an toàn cho trẻ. Mỗi năm, cứ đến kỳ nghỉ hè, tình trạng tai nạn thương tích ở trẻ em lại gia tăng do vui chơi không an toàn, không có sự giám sát của người lớn; đặc biệt là tai nạn đuối nước. Từ đầu hè 2015 đến nay, riêng Nghệ An, trong 15 ngày có 20 trẻ chết đuối. Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nội là 3 tỉnh, thành phố có số trẻ tử vong do đuối nước nhiều nhất trong nhiều năm nay. Thiếu điểm vui chơi giải trí an toàn, trẻ em cũng sa vào các tụ điểm về game, internet, trò chơi bạo lực, tình dục, đe dọa an ninh xã hội, gia tăng tội phạm trẻ em...

Thủ quỹ khu vui chơi giaiar trí bao nhiêu tiền năm 2024

Việc xây dựng điểm vui chơi cho trẻ em sẽ giúp trẻ học tập tốt hơn, hiểu biết môi trường xung quanh, đồng thời phát triển toàn diện về trí tuệ, tinh thần, thể chất. (Ảnh minh họa. Nguồn: VTC)

Cần sự vào cuộc mạnh mẽ

Từ năm 1994, Việt Nam đã triển khai Tháng hành động vì trẻ em và suốt từ đó cho đến nay, tháng 6 hàng năm được coi là Tháng hành động vì trẻ em, với khẩu hiệu “Hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em”, hay “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, nhưng trong suốt một thời gian dài (vài chục năm), câu chuyện về sân chơi cho trẻ em vẫn chưa được giải quyết.

Lý giải nguyên nhân của tình trạng này, đầu tiên là do ý thức, nhận thức của các cấp lãnh đạo địa phương, tiếp đó là ý thức của những bậc làm cha mẹ, không nhận thức được ích lợi của các điểm vui chơi đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Các cấp lãnh đạo chưa nhận thức được đầu tư điểm vui chơi cho trẻ em ngày hôm nay là cả tương lai xán lạn sau này mà chỉ nghĩ đến “tấc đất tấc vàng”, chỉ nghĩ việc dành những vị trí đó để xây dựng nhà hàng, dịch vụ cho người lớn thì sinh lợi nhiều hơn. Điều này thể hiện sự “nhờn” luật, không chấp hành luật pháp.

Nguyên nhân thứ hai là do các văn bản quy phạm pháp luật chưa ghi cụ thể chế tài thực hiện quyền vui chơi của trẻ em, quyền vui chơi giải trí của trẻ em được thể hiện như thế nào, nhất là đối với trẻ em nghèo. Bên cạnh đó, vấn đề xã hội hóa còn kém. Để thực hiện xã hội hóa hiệu quả thì trách nhiệm của nhà nước, của chính quyền vẫn đóng vai trò chính, sau đó mới đến sự đóng góp của người dân, của các tổ chức xã hội, không để người dân tự đóng góp toàn bộ.

Để giải quyết hiệu quả vấn đề này, ông Nguyễn Trọng An cho rằng: Khi thông qua Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi) vào cuối năm 2015 cần quy định rõ hơn nội dung về quyền được vui chơi, giải trí của trẻ em, một trẻ em nếu tính theo đầu người cần bao nhiêu m2 để vui chơi, giải trí; đồng thời, quy định lại việc khi xây dựng các khu dân cư, nhà cao tầng, khu đô thị, cần dành đất xây dựng khu vui chơi, các câu lạc bộ, thư viện cho trẻ em. Ngoài ra, các điểm vui chơi này phải gắn với một đơn vị quản lý để tạo trách nhiệm giữ gìn tài sản chung. Khu vui chơi dành cho trẻ em phải có người giám sát, hướng dẫn, đảm bảo cho các em vui chơi an toàn.

Các văn bản của Nhà nước cũng cần quy định rõ trách nhiệm của đơn vị cấp kinh phí xây dựng điểm vui chơi cho trẻ em, trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội. Đặc biệt, phải quan tâm đến vấn đề vui chơi, giải trí cho trẻ em nghèo. Đồng thời, đảm bảo sự nghiêm minh trong việc thực thi Luật, giám sát việc thực hiện, không để xảy ra tình trạng “đánh trống bỏ dùi”.

Các cơ quan chức năng cũng cần đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của gia đình, các bậc phụ huynh, người chăm sóc trẻ để hiểu rõ rằng: Trẻ em không chỉ có duy nhất một việc học mà cần cả vui chơi, việc vui chơi sẽ giúp trẻ học tập tốt hơn, hiểu biết môi trường xung quanh. Đặc biệt, tuyên truyền thay đổi nhận thức của lãnh đạo các cấp về tầm quan trọng của vui chơi giải trí và sự đầu tư cho vui chơi, giải trí của trẻ em vì một tương lai sau này, với sự phát triển toàn diện về trí tuệ, tinh thần, thể chất của trẻ em Việt Nam./.