Theo em gia đình có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người

Câu hỏi: 

a] Em hãy liên kết các hình ảnh thành một câu chuyện nói về mối quan hệ trong gia đình và vai trò của gia đình đối với mỗi thành viên.

b] Theo em, gia đình là gì? Gia đình có vai trò như thế nào đối với mỗi người?

Lời giải:

a] 

- Gia đình là nơi nuôi dưỡng con khôn lớn;

- Con đi xa, gia đình luôn bên cạnh động viên;

- Gia đình là nơi con trở về sau mỗi chuyến đi xa;

- Gia đình mang lại những niềm vui, những điều bất ngờ cho con;

- Ông bà luôn dành những tình yêu thương cho cháu;

- Con cái có nghĩa vụ giúp đỡ bố mẹ.

b] 

- Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của pháp luật. 

- Đối với mỗi người, gia đình chính là mái ấm yêu thương, là nơi hình thành và nuôi dưỡng nhân cách, là chỗ dựa vững chắc cho mọi thành viên.

>>> Xem đầy đủ: Soạn GDCD 7 Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

Bổ sung kiến thức về gia đình, vị trí và vai trò của gia đình trong xã hội hiện đại

Vị trí, vai trò của gia đình trong xã hội hiện đại

Đối với sự phát triển của xã hội trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào, sự vững vàng bền bỉ của nền tảng gia đình cũng sẽ là yếu tố quyết định đến sự giàu mạnh, thịnh vượng của đất nước. Cho nên, việc quan tâm coi trọng đến yếu tố gia đình chính là hướng đi đúng đắn cho việc tạo dựng một xã hội phát triển ổn định và bền vững. Điều này càng thấy rõ khi chúng ta nhìn nhận đầy đủ vị trí, vai trò, chức năng của gia đình trong xã hội hiện nay.

Gia đình là cầu nối giữa mọi thành viên trong gia đình với xã hội. Nhiều thông tin về xã hội tác động đến con người thông qua gia đình. Xã hội nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn về một người khi nhận rõ hoàn cảnh gia đình của người ấy. Nhiều nội dung quản lý xã hội không chỉ thông qua hoạt động của các thiết chế xã hội, mà còn thông qua hoạt động của gia đình để tác động đến con người; nghĩa vụ và quyền lợi xã hội của mỗi người được thực hiện với sự hợp tác chung của các thành viên trong gia đình. Qua đó ý thức công dân được nâng cao và sự gắn bó giữa gia đình và xã hội có ý nghĩa thiết thực.

Gia đình là tổ ấm thân yêu đem lại hạnh phúc cho mỗi con người. Trong gia đình, mỗi cá nhân được đùm bọc về mặt vật chất và giáo dục về tâm hồn; trẻ thơ có điều kiện được an toàn và khôn lớn, người già có nơi nương tựa, người lao động có điều kiện để phục hồi sức khỏe và thoải mái tinh thần.

Gia đình là nơi cung cấp nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay ngày càng đòi hỏi trình độ và yêu cầu cao, đó phải là những người “giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân; có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi; sống có văn hóa, nghĩa tình; có tinh thần quốc tế chân chính”. Gia đình chính “là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách” để hình thành nên những phẩm chất tốt đẹp của mỗi cá nhân, mỗi con người, góp phần đắc lực vào chiến lược phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Gia đình là nơi nuôi dưỡng, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp, góp phần xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc. Những giá trị truyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù và sáng tạo trong lao động, bất khuất kiên cường vượt qua mọi khó khăn thử thách đã được gia đình Việt Nam gìn giữ, vun đắp trong suốt quá trình lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc và phát huy trong giai đoạn hiện nay.

Có thể thấy rằng, trong sự phát triển chung của xã hội hiện nay, gia đình luôn đóng một vai trò quan trọng. Không thể có một xã hội giàu mạnh, văn minh nếu như không dựa trên cơ sở xây dựng những gia đình ấm no, hạnh phúc, tiến bộ. Vì vậy, xây dựng và phát triển gia đình với những giá trị tốt đẹp trong xã hội hiện đại là một trong những yếu tố cốt lõi trong mục tiêu chung của xây dựng nền văn hóa mới XHCN.

Làm thế nào để vun đắp tình cảm gia đình trở nên bền vững?

Gia đình có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần vun đắp tình cảm gia đình thêm gắn kết và bền chặt hơn. Dưới đây là một số cách giúp vun đắp tình cảm gia đình thêm bền chặt.

Đầu tiên, mỗi cặp vợ chồng nên đến với nhau bằng sự yêu thương nhau chân thành. Người vợ và người chồng là nền móng, trụ cột để duy trì sự hạnh phúc trong mỗi một gia đình.Nếu như giữa người vợ và người chồng luôn xảy ra những bất hòa, không đồng quan điểm thì những mối quan hệ khác trong gia đình cũng bị ảnh hưởng theo chiều hướng không tốt, thậm chí là tiêu cực.

Cụ thể là khi xuất hiện sự mâu thuẫn giữa vợ và chồng thì các mối quan hệ như là cha mẹ với con cái, mẹ chồng với nàng dâu, v.v …cũng sẽ trở nên xấu đi và ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của mỗi thành viên trong gia đình, đặc biệt là đối với con trẻ sẽ bị tổn thương nặng nề hơn.

Trong trường hợp người vợ và người chồng đến với nhau nhưng không phải xuất phát từ tình cảm tự nguyện, chân thành thì mối quan hệ này cũng sẽ không bền vững, không hạnh phúc vì thiếu đi tình yêu và niềm vui, cũng như không đáp ứng được mục đích của cuộc hôn nhân.

Những nguyên nhân trên là lý do phổ biến dẫn đến tình trạng tan vỡ trong hôn nhân gia đình.

Chính vì vậy, vợ chồng luôn yêu thương, quan tâm, chăm sóc và chia sẻ với nhau sẽ là nguồn sức mạnh to lớn nhất để luôn có một gia đình hạnh phúc, đầy ắp tiếng cười và tạo môi trường phát triển lành mạnh cho những đứa con.

Những thành viên trong gia đình nên thường xuyên tâm sự, trò chuyện những chuyện vui, buồn và cả những khó khăn từng gặp phải trong cuộc sống thường ngày.

Bởi lẽ, một gia đình hạnh phúc đôi khi xuất phát từ chính sự chia sẻ của mỗi thành viên trong gia đình. Những chuyện vui khi ta chia sẻ cho mọi người thì niềm vui đó sẽ được nhân lên rất nhiều lần.

Đặc biệt khi ta có chuyện buồn hay gặp phải những khó khăn, không suôn sẻ trong công việc, trong cuộc sống thì việc chia sẻ sẽ giúp ta vơi đi phần nào nỗi buồn vì cảm thấy mình được những người xung quanh quan tâm, cảm thông và có thể nhận được sự giúp đỡ trong khả năng của họ, giảm bớt đi sự khó khăn.

Gia đình nên giành nhiều thời gian bên nhau nếu có thể, chúng ta hãy thường xuyên ngồi bên cạnh nhau bên những mâm cơm trong những ngày đặc biệt như ngày lễ, tết, dành nhiều thời gian để chia sẻ, trò chuyện và thấu hiểu nhau.

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Xem thêm các chủ đề liên quan

Loạt bài Lớp 7 hay nhất

Chủ Đề