Sinh mổ bao lâu thì có sữa Webtretho

LÀM MẸChăm sóc bé từ 0 - 12 tháng

Khi còn trong bụng mẹ, đường tiêu hóa của các bé ở trong điều kiện vô trùng. Các bé được ra một cách tự nhiên sẽ được bảo vệ bởi các vi khuẩn hoặc vi sinh vật có lợi trong âm đạo của người mẹ. Điều đó càng củng cố thêm cho sự hình thành và phát triển của hệ thống miễn dịch trong cơ thể của các bé. Đây là điều mà các em bé chào đời bằng phương pháp mổ lấy thai không thể có được và nó sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe các bé.Chính vì hệ thống miễn dịch suy yếu nên nguy cơ nhiễm trùng và các bệnh như dị ứng, bệnh viêm ruột và tiêu chảy dễ dàng tấn công các bé được mổ lấy thai. Theo các số liệu thống kê từ năm 1977-2012 ở Đan Mạch với 1,9 triệu người từ giai đoạn sơ sinh đến 15 tuổi cho thấy: nguy cơ giảm hệ thống miễn dịch ở trẻ sinh mổ lên đến 46%; tỷ lệ hen suyễn do sinh mổ tăng 23% và nguy cơ viêm ruột là 20% so với trẻ sinh ra một cách tự nhiên. Những con số này đủ cho các mẹ thấy một đứa trẻ sinh mổ sẽ chịu thiệt thòi ra sao.Tuy nhiên, các bố mẹ cũng đừng lo lắng quá nhiều nhé. Các bé được sinh mổ vẫn có cơ hội để khôi phục lại khả năng miễn dịch tự nhiên của mình nếu ngay từ đầu, nguồn dinh dưỡng chủ yếu của bé là sữa mẹ. Trong sữa mẹ có chất tryptophan con và một lượng prebiotic tự nhiên để giúp nuôi các lợi khuẩn trong đường ruột của bé phát triển mạnh. Nhờ đó sẽ làm giảm số lượng các tác nhân gây bệnh.Các mẹ biết không, có đến 70% hoạt động của hệ thống miễn dịch diễn ra ở đường tiêu hóa. Chính vì vậy, việc thúc đẩy khả năng miễn dịch của bé phụ thuộc rất nhiều vào nguồn dinh dưỡng cung cấp cho bé trong những tháng đầu đời. Đối với các bé sinh non thì điều đó càng phải được chú trọng nhiều hơn vì thông thường các mẹ sinh mổ ít sữa hoặc không có sữa.Nhờ có sữa mẹ mà hệ thống miễn dịch với lượng lợi khuẩn gia tăng sẽ giúp các bé khỏe mạnh hơn từng ngày và sớm lấy lại được khả năng miễn dịch tự nhiên để vượt qua các bệnh mà trẻ sinh mổ luôn phải đối mặt. Tuy nhiên có nhiều mẹ sinh mổ tin rằng mình không đủ sữa hoặc không có sữa cho con bú. Điều này là hoàn toàn sai mẹ nhé!Nguyên nhân thực sự khiến mẹ sau sinh mổ mất sữa- Tâm lý sợ đau khiến các mẹ không dám dịch người di chuyển để bé bú đúng tư thế. Do mút không hiệu quả nên nguồn sữa không được kích hoạt, về chậm. Khi bú mãi, bé không đủ sữa thì sinh ra chán và bỏ bú. Trong khi đó, mẹ vẫn có sữa mà sữa lại không được hút ra nên dẫn đến viêm tắc tia sữa, áp xe...- Tác động của thuốc kháng sinh và thuốc gây tê sẽ làm sữa về chậm. Trong thời gian chờ, các bé sẽ được cho bú sữa công thức. Nếu bú bình, dòng sữa đều, bé sẽ nghiện và khi chuyển sang bú mẹ sẽ chê. Lúc đó, sữa mẹ có lại không được bú, bị tích lại gây ra tắc.Sau khi vượt qua những rào cản tâm lý và thuốc kháng sinh đã hết tác dụng, mẹ hãy bắt tay ngay vào việc kích sữa sau sinh mổ nhé!Các bước kích sữa về nhanh cho mẹ sau sinh:Bước 1: Cho bé bú ngay sau sinh dù sữa chưa về nhiều. Lúc này đầu vú còn mềm, bé dễ mút. Và dù sữa chưa về nhưng động tác mút ti của bé có thể kích thích tuyến sữa hoạt động mạnh mẽ hơn.Bước 2: Dùng một chiếc khăn vải sạch cho vào ít nếp đã nấu chín, còn nóng, đập thêm ít hành và bọc lại thành túi. Sau đó chườm khăn này trên mỗi bầu ngực và mát-xa. Cách này để kích thích sữa về nhanh hơn bằng nhiệt và động tác mát-xa kích thích tuyến sữa.Bước 3: Đặt bé bú đúng tư thế: Miệng ngậm núm vú và cơ thể ôm sát mẹ sao cho mũi trẻ áp vào vú mẹ. Mũi trẻ tạo thành một đường thẳng hướng xuống. Khi bú, có lúc trẻ nghỉ, mút trở lại rồi nghỉ. Nhưng không vì thế mà thay đổi bên vì điều đó ảnh hưởng đến chuyện tiết sữa.Sau khi sữa về, mẹ nhớ cho bé bú thường xuyên để sữa tiết ra ngày càng nhiều hơn nha! Dù sinh mổ nhưng rất nhiều mẹ nuôi con bằng sữa mẹ suốt cả năm trời vẫn đủ đấy ạ! Vì thế, các mẹ sinh mổ phải tự tin lên mới được!Kiểm tra ngay nếu thấy bé sơ sinh có một lỗ nhỏ ngay trước vành tai nha mẹ! Chăm con từ 0-1 tuổi mà không phát hiện dấu hiệu này thì trẻ sẽ mang di chứng nặng nề cả đời Chân mày con đen mượt, cong như lá liễu bất chấp gen bố mẹ nhờ loại hoa dại mọc đầy đồng

LÀM MẸSức khỏe - Sữa mẹ sau khi sinh

Mình sinh em bé đươc 2 ngày rồi mà vẫn chưa có sữa ra. Thấy các cụ bảo là massega là có sữa ra, nhưng mình làm và cũng cho con bú để kích thích sữa nhưng vẫn chưa có sữa ra. Mặc dù ti mình cũng rất to và mẹ mình bảo rằng trước sinh chị em mình mẹ cũng rất nhiều sữa.Các mẹ ơi có mẹo gì giúp mẹ con mình với!Cảm ơn các mẹ nhiều!

Có mẹ nào biết sau khi sinh mổ xong thì bao lâu sau mới xxx lại được?:RaisedEye .vì mình cũng không biết gì vế vụ này,không khéo lại làm vết mổ bục ra[ghê wá!],nên các mẹ nào đã trải wa thì giúp mình biết với. Vì vợ chồng mà lâu wá ko gần nhau cũng...:Laughing: .Cám ơn các mẹ trước nhé!

Trong những trường hợp bình thường, vết mổ có thể lành lại trong vòng một tháng kể từ khi sinh bé. ặc dù kích thước vết mổ đẻ khác nhau, độ dài vết mổ đẻ của mỗi người về cơ bản là khác nhau nhưng vết thương tầng sinh môn nhìn chung có thể lành trong vòng 5 đến 7 ngày sau khi sinh mổ. Nói cách khác, khi em bé xuất viện, vết mổ lấy thai dường như đã lành.

Nhưng vết mổ lấy thai không chỉ có một lớp mà còn bao gồm cả mô dưới da và vết mổ của tử cung, đối với những sản phụ lành tốt thường phải mất từ ​​4 đến 6 tuần, vì tử cung cần phục hồi và phải qua sự phục hồi chức năng co bóp bình thường rồi thải sản dịch ra ngoài, lúc này tử cung ngừng chảy máu và từ từ hồi phục.Nếu là sẹo thì quá trình này diễn ra tương đối chậm, một số chỉ là vết thương bề ngoài của vết mổ đẻ, nửa tháng chưa lành, thậm chí có thể bị nhiễm trùng. Sau đó, để đẩy nhanh quá trình liền da, các tế bào mô liên quan sẽ sắp xếp dày đặc gần vết mổ tạo thành mô tăng sản nên vết mổ lành sẹo sẽ cứng và đỏ.

Em vỡ ối phải mổ gấp và giờ em rất ít sưa ngồi vắt máy cả 30' mới đuoc 30ml, bé nhà em vàng da vì thiếu sữa mẹ nhin thương lắm...mơi 1 tuần tuổi. Mặc dù em đa ăn móng dê, chè vằng, lá mít non, đu đủ, kính thưa các loại nhưng vẫn không hiệu quả...em lo lắng quá...

LÀM MẸSức khỏe - Sữa mẹ sau khi sinh

Mẹ sinh mổ - làm sao đủ sữa

Dù mẹ sinh mổ, nhưng vẫn không ảnh hưởng đến sữa mẹ, các mẹ cứ yên tâm sẽ đủ sữa nhé!Chuẩn bị đầy đủ kiến thức và có kế hoạch sắp xếp để con được bú mẹ.Hãy tìm hiểu kỹ các vấn đề xung quanh việc bú sữa mẹ [lợi ích khi con bú sữa mẹ, lợi ích sữa non trong 72 giờ đầu, cách cho ti mẹ: tư thế, cách ngậm vú ...]Hãy nói chuyện với bác sĩ, với ê kíp của bệnh viện, đề nghị cho bé gặp mẹ càng sớm càng tốt. Mẹ hãy mạnh dạn để bé được bú mẹ nhé!
Phương pháp giảm đau và thuốc trong mổCác phương pháp gây mê/giảm đau và các thuốc giảm đau không ảnh hưởng tới sữa của mẹ. Có nhiều loại thuốc giảm đau thích hợp dùng được cho mẹ cho con bú, hãy hỏi kỹ bác sĩ về điều này. Hãy cố gắng chỉ dùng thuốc khi thật sự cần thiết để giảm việc gây ngủ trên mẹ và bé. Việc ngủ nhiều sẽ làm giảm hiệu suất bú mẹ ngay khi mới bắt đầu hành trình.Mẹ có thể sốt nhẹ trong vài ngày đầu sau mổ, đây không phải là nguyên nhân cách ly mẹ và bé.Mẹ chỉ cần rửa tay thật sạch trước khi tiếp xúc với bé, không có lý do gì cách ly mẹ và bé, cho dù là mẹ đang bị nhiễm trùng.Cữ bú đầu tiên sau sinhNếu có thể, mẹ hãy cho con bú ngay khi gặp mẹ. Mẹ có thể cảm thấy không thoải mái vì đang còn những tác dụng của việc gây tê tủy sống hay giảm đau ngoài màng cứng. Mẹ có thể cho bé bú nằm, sẽ có chút khó khăn vì cánh tay bị hạn chế. Mẹ thử cho bé nằm sấp mặt đối diện với ngực mẹ [tư thế như khi mang địu bé, nhưng vị trí bé phải cao hơn, tránh khỏi vết mổ, mẹ nằm ngữa thẳng ra]. Giai đoạn này, do tác dụng thuốc lúc mổ, mẹ sẽ không chủ động mọi việc. Vì vậy khi cho bé bú ở vị trí này, cần có 1 người giúp mẹ và bé, để mũi bé không bị bít. Hãy dùng nhiều gối lót xung quanh để thêm sự hỗ trợ.Bú càng sớm càng tốt, càng nhiều càng tốtLý tưởng nhất là mẹ nên cho bé bú trong giờ đầu tiên sau sinh, nhưng không phải lúc nào cũng thực hiện được, vì vậy cố gắng không trễ hơn 4-6 giờ nhé. Các nghiên cứu cho thấy rằng càng kéo dài thời gian này, bé sẽ càng dễ gặp khó khăn trong việc bú mẹ và tắc sữa sẽ trầm trọng hơn. Nếu bé phải xa mẹ hơn 6 giờ, thì mẹ nên hút sữa cho bé [nên dùng máy hút sữa chuyên dụng để đạt kết quả tốt nhất] -> mẹ nên tìm hiểu trước cách massage, cách vắt sữa!Ban ngày, mẹ cho bé bú ít nhất mỗi 2 giờ, ban đêm thì mỗi cữ bú không cách nhau quá 4 giờ, mẹ phải đạt được 10 - 12 cữ bú trong vòng 24 giờ trong những tuần đầu tiên. Bé càng bú thì mẹ càng không phải dùng tới sữa công thức hay nước đường.Tư thế búMột khi mẹ có thể xoay trở người, hãy cho bé bú tư thế nằm nghiêng một bên. Hãy nhờ người thân hay điều dưỡng giúp đỡ, kèm với gối chèn xung quanh.Một tư thế khác thoải mái hơn là tư thế bú ôm giữ bóng. Mẹ hãy cố thử nghiệm càng nhiều càng tốt để tìm tư thế thoải mái nhất, đừng ngần ngại, cứ nhờ đến sự giúp đỡ của người thân, điều dưỡng/nữ hộ sinh, chuyên gia sữa mẹ tại bệnh viện. Cho dù tư thế nào đi nữa, thì bụng bé lúc nào cũng phải hướng về mẹ. Mẹ có thể đem thêm gối từ nhà vào hoặc có thể tìm loại gối chuyên cho con bú.Nhiều mẹ cảm nhận tư thế nằm nghiêng là thoải mái nhất trong những ngày đầu vì tư thế này bé vừa bú được mà mẹ cũng có thể nghỉ ngơi. Hãy dùng 1 cái chăn nhỏ, hay 1 cái gối, thậm chí là 1 chiếc khăn lông cuộn lại để bảo vệ vết mổ khi mẹ nằm nghiêng cho bé bú.Đây là các bước hướng dẫn mẹ nằm nghiêng sau sinh mổBắt đầu: chiếc giường vị trí bằng phẳng, quay đầu giường hơi cao lênDùng gối chêm sau lưng hỗ trợXoay người từ từ sang một bên, tay vịn bám lấy thành giường, thả lỏng cơ bụng, cử động chậm.Để tránh việc chân bé đá vào vết mổ, mẹ dùng gối nhỏ hay khăn lông cuộn lại che vết mổĐặt gối giữa 2 chân để giảm thiểu việc căng cơ bụng.Tựa lưng vào gốiKhi mẹ trong tư thế này, bé cũng sẽ nằm nghiêng, đối diện cơ thể mẹ, ngực đối ngực, để bé không phài xoay đầu mới bú được. Chân bé thoải mái sát cơ thể mẹ, đầu bé nằm trực tiếp trên giường hoặc trên cánh tay mẹ, tùy tư thế nào mẹ thấy thoải mái. Mẹ có thể hơi cuộn người về phía trước, hoặc kéo bé hơi về phía mẹ cho bé dễ ngậm vú mẹ.Tránh các sản phẩm thay thế sữa mẹMẹ hãy dặn kỹ ê kíp của bệnh viện, đảm bảo bé không phải dùng các sản phẩm thay thế sữa mẹ, bình sữa hay ngậm ti giả, vì chúng sẽ khiến cho việc bú mẹ của bé trở nên khó khăn về sau [vì cách ngậm ti mẹ không giống cách ngậm ti giả]. Nếu bé bắt buộc phải dùng sản phẩm thay thế sữa mẹ, vì nguyên nhân y khoa, thì bé nên được dùng cốc hoặc bơm tiêm để uống sữa, tránh việc bé rối loạn cách ngậm vú mẹ.Khi nào sữa sẽ về?Khi nhau thai tách ra khỏi tử cung, sẽ báo hiệu cho sự thay đổi nội tiết tố giúp sữa mẹ mau chóng tiết ra. Vì vậy cơ thể của các mẹ sẽ nhận được tín hiệu như nhau cho dù mẹ có sinh mổ lấy thai hoặc sinh thường. Nếu mẹ phải chịu một cuộc sinh khó khăn, căng thẳng, sữa có thể về hơi trễ 1 chút thôi .Sữa sẽ về đến bất cứ lúc nào từ ngày 2 đến ngày 6 [thường là ngày 2-3]. [Ngày đầu cho bú liên tục, sữa non đã có sẵn trong ngực mẹ nhé! Bé bú sữa non này trong vòng 72 giờ]Nếu sữa về chậm, mẹ đừng lo lắng, mà hãy cho bé bú càng nhiều càng tốt và tham khảo ý kiến của bác sĩ hay nữ hộ sinh, quan sát cách bé bú có đúng hay chưa. Mẹ theo dõi các dấu hiệu bú đủ của bé [đã có bài] để an tâm hơn. Trong những ngày đầu, bé có thể tự bú rất tốt lượng sữa non, vì đó là bản năng.Để sữa về dồi dào, mẹ tham khảo cách cách thức sau:Bú càng sớm càng tốt ngay sau sinh. Nếu bé phải xa mẹ hơn 4 - 6 giờ, thì mẹ nên hút sữa cho bé [nên dùng máy hút sữa chuyên dụng để đạt kết quả tốt nhất], nếu có thể, hãy xin bệnh viện cho bé bú khi mẹ còn trong phòng hồi tỉnh, phải đảm bảo có sự đồng ý của bác sĩ, bé không có vấn đề bệnh lý gì.Bé bú thường xuyên. Ban ngày, mẹ cho bé bú ít nhất mỗi 2 giờ, ban đêm thì mỗi cữ bú không cách nhau quá 4 giờ, mẹ phải đạt được 10 - 12 cữ bú trong vòng 24 giờ trong những tuần đầu tiên. Bú càng nhiều, sữa về càng nhanh trong tuần đầu tiên và sau đó.Tránh dùng các sản phẩm thay thế sữa mẹ không cần thiết như sữa công thức, nước đường, ... trừ khi có chỉ định y khoa. Tác hại của việc cho bé dùng sản phẩm thay thế sữa mẹ: 1/ giảm cơ hội cho bé bú mẹ nghĩa là giảm khả năng kích sữa [việc nút mẹ và làm trống bầu sữa đều kích thích tiết sữa], và 2/ bé có xu hướng chậm đòi ăn lại [so với bé được bú mẹ], vì thế mẹ lại mất cơ hội cho bé bú.Đảm bảo bé bú tốt. Nếu bé không ngậm vú tốt và không nút sữa tốt, sẽ ảnh hưởng đến số lượng sữa mẹ và ảnh hưởng tốc độ sữa chảy ra.Về nhàNếu mọi việc diễn tiến thuận lợi, một số mẹ xin về nhà sớm hơn. Nếu vậy, mẹ phải đảm bảo rằng mẹ có người giúp đỡ tại nhà, để mẹ được nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ, nhất là uống đủ nước. Người thân có thể là chồng, bố mẹ ruột, bố mẹ chồng, hay bất kỳ người thân nào sẵn lòng giúp đỡ mẹ trong việc nhà cửa như nấu nướng, giặt giũ, dọn dẹp ... Mẹ có thể thuê nữ hộ sinh về nhà giúp mẹ và bé, để bé có thể bú sữa mẹ đúng và đủ, mẹ biết cách chăm bé đúng, ...nguồn: //kellymom.com/ages/newborn/newborn-concerns/c-section/

Video liên quan

Chủ Đề